0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tình hình sản xuất đỗ tương tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐỖ TƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯU NGỌC, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG. (Trang 33 -33 )

Với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc trồng cây đỗ tương, cây đỗ tương được gieo trồng ở Trà Lĩnh từ lâu, trong những năm gần đây diện tích trồng đỗ phát triển mạnh, tập trung ở một số xã

Sản xuất đỗ tương ở huyện Trà Lĩnh chủ yếu là sản xuất quy mô hộ gia đình. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh nên trồng đỗ tương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng đỗ tương không ngừng tăng.

• Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng đỗ tương tại huyện Trà Lĩnh năm 2011 – 2013

Năm 2011: Diện tích đạt 703 ha, sản lượng 559,4 tấn bằng 120% kế hoạch tỉnh giao. Trước đây, một số hộ dân chỉ trồng một ít đỗ tương để phục vụ gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy cây đỗ tương đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình chuyển sang mở rộng diện tích trồng cây đỗ tương.

Diện tích tăng cao hơn so với năm 2009 là người dân thấy được hiệu quả mà cây đỗ tương mang lại nên đã mở rộng diện tích trồng, đồng thời Hội đồng nhân dân huyện có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây đỗ tương trên địa bàn, cùng với nỗ lực chỉ đạo của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở.

Năm 2012: Diện tích là 705 ha, sản lượng là 568.43 tấn, diện tích tăng so với năm 2011 là 2 ha, Do nhiều xã chuyển cơ cấu cây trồng nên diện tích tăng không đáng kể, diện tích tăng nhiều nhất là xã Lưu Ngọc vì cây đỗ tương là cây mũi nhọn của xã, bện cạnh đó có xã giảm diện tích nên sản lượng cũng bị giảm đáng kể.

Năm 2013: Diện tích là 702 ha, sản lượng là 550,38 tấn, diện tích giảm 3 ha so với năm 2011. Nguyên nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên hiệu quả chuyển đổi đã đạt kế hoạch đề ra. Các xã khác chuyển sang cây trồng khác.

Bảng 1.4. Diện tích,năng suất, sản lượng đỗ tương của huyện Trà Lĩnh trong 3 năm 2011- 2013: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) TT Hùng Quốc 27 8,2 22,14 28 8,3 23,24 25 8,1 20,25 Quang Hán 66 8,2 54,12 68 8,3 56,44 65 8,2 53.3 Cao Chương 111 8,2 91,02 112 8,2 81,84 110 8,3 90,2 Quốc Toản 110 8,1 89,1 100 8,0 80 95 7,9 75,05 Xuân Nội 56 7,3 40,88 55 7,3 40,15 55 7,2 39,6 Quang Trung 68 7,8 53.04 65 7,8 50,7 65 7,7 50,05 Tri Phương 75 7,8 58,5 70 7,8 54,6 80 7.7 61.6

Lưu Ngọc 80 7,25 58 88 7,5 66 97 7,4 71,78 Quang Vinh 94 7,2 67,68 92 7,5 69 95 7,4 70,3 Cô Mười 26 7,2 18,72 27 7,4 20 25 7,3 18,25

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Lĩnh)

Hầu như cây đỗ tương được trồng hết tất cả các xã trong huyện, xã Cao Chương là xã trồng nhiều nhất với diện tích là 110 ha năm 2013, xã Lưu Ngọc trồng nhiều thứ 2 với diện tích 97 ha năm 2013, diện tích và cá năm cũng tăng lên (từ 80 ha năm 2011 lên 97 ha năm 2013). Năng suất cũng có sự biến động, năm 2012 năng suất tăng lên từ 7,5 tạ/ha tăng 0,25 tạ/ha so với năm 2011. Năm 2013 do khí hậu không thuận lợi, hạn hán nên năng suất bị giảm nhưng không đáng kể.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ tham gia sản xuất đỗ tương tại xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

2.1.2.2. Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011- 2013

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 02/2014 đến tháng 04/2014

2.1.2.3. Phạm vi nội dung

Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Đánh giá thực trạng phát triển cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Đánh giá hiệu quả của cây đỗ tương tại xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Những thuận lợi khó khăn trong sản xuất cây đỗ tương trong quá trình sản xuất.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cây đỗ tương.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng sản xuất của hộ nông dân trồng cây đỗ tương ở xã Lưu Ngọc trong thời gian gần đây như thế nào?

Đánh giá hiệu quả cây đỗ tương có mang lại hiệu quả kinh tế không? Đạt hiểu quả như thế nào?

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất cây đỗ tương. Hiệu quả sản xuất cây đỗ tương với cây trồng khác (cây lạc) là cao hay thấp?

Có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sản xuất cây đỗ tương tại xã Lưu Ngọc trong thời gian tới.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

-Thu thập số liệu thứ cấp

Đó là cách khai thác những thông tin tài liệu có sẵn trong các sổ sách báo cáo của UBND xã, báo cáo của cám bộ thống kê, cán bộ dân số. Đây là số liệu đã được công bố, đảm báo tính đại diện và khác quan của đè tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, các thông tin thứ cấp được thu thập trong đề tài này có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã và các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng đỗ tương hàng năm. Các nguồn tài liệu khác như: sách báo, tạp chí, internet…đã phát hành và được công nhận.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lưu Ngọc là một trong những xã có diện tích trồng cây đỗ tương tương đối lớn và cung cấp một sản lượng không nhỏ ra thị trường, mặt khác đỗ tương được coi là cây trồng chính của xã.

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của xã. Nghiên cứu chọn ra 3 xóm: Lũng Pán, Lũng Quýn và Lũng Cưởm. Đây là 3 xóm có diện tích, năng suất và sản lượng mẫu chọn ra được đại diện cho toàn vùng, vừa đại diện và suy rộng cho toàn xã.

+ Phương pháp chọn mẫu điều tra

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát:

Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về tình hình sản xuất cây đỗ tương của hộ nông dân trên địa bàn xã Lưu Ngọc

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép thu thập được những kiến thức bản địa của người dân địa phương

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu đã được lượng hóa so cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đó là cách khai thác những thông tin tài liệu có sẵn trong các sổ sách báo cáo của UBND xã, báo cáo của cám bộ thống kê, cán bộ dân số. Đây là số liệu đã được công bố, đảm báo tính đại diện và khác quan của đè tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, các thông tin thứ cấp được thu thập trong đề tài này có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã và các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng đỗ tương hàng năm. Các nguồn tài liệu khác như: sách báo, tạp chí, internet…đã phát hành và được công nhận.

Lưu Ngọc là một trong những xã có diện tích trồng cây đỗ tương tương đối lớn và cung cấp một sản lượng không nhỏ ra thị trường, mặt khác đỗ tương được coi là cây trồng chính của xã.

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của xã. Nghiên cứu chọn ra 3 xóm: Lũng Pán, Lũng Quýn và Lũng Cưởm. Đây là 3 xóm có diện tích, năng suất và sản lượng mẫu chọn ra được đại diện cho toàn vùng, vừa đại diện và suy rộng cho toàn xã.

+ Phương pháp chọn mẫu điều tra

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát:

Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về tình hình sản xuất cây đỗ tương của hộ nông dân trên địa bàn xã Lưu Ngọc

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép thu thập được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả

- Năng suất: là chỉ tiêu cho biết được sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích.

Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng

-Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.

GO = ∑n

i= 1Q ix Pi Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i

Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:

+ Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp.

+ Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

-Chi phí trung gian (IC): ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất

và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn

Ý nghĩa: chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.

-Giá trị gia tăng (VA): là một những chi tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

Ý nghĩa:

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc đọ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ( tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)…

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian

-Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần còn lại của giá trị gia tăng sau kho đã

trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay là phần thu do chênh lệch.

MI = VA – T – A

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp

A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp

-Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế cao.

Pr =MI - L*Pi

Trong đó: L là lao động gia đình

Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình

2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian + Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

-Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí

+ GO/TC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí + VA/TC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí + MI/TC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí + Pr/TC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí

+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động + Pr/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiên tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Lưu Ngọc là một xã vùng miền núi nằm ở phía Tây của huyện Trà Lĩnh, lãnh thổ của xã có vĩ độ địa lý từ 53o đến 58o vĩ Bắc và 30o đến 23o vĩ đông.

Phía Bắc giáp xã Quang Vinh và Quang Hán. Phía Đông giáp xã Cao Chương.

Phía Nam giáp xã Quốc Toản, xã Ngũ Lão và xã Đức Xuân (Hòa An). Phía Tây giáp xã Đức Xuân (Hòa An).

Xã Lưu Ngọc là xã vùng cao miền núi, một xã nghèo của huyện Trà lĩnh có địa hình rất phức tạp, có độ dốc lớn, bị chia cắt nhiều bởi nhiều núi cao và khe sâu, dân cư phân bố không đồng đều, người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp là chính, sản phẩm nông dân tự cung tự cấp là chủ yếu. Nhìn chung, với địa hình đất đai như vậy là rất khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy nông phục vụ cho công tác tưới tiêu.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là: 2118,64ha. Đất nông nghiệp chủ yếu là nhóm đất phát triển trên đá vôi tạo thành đất Feralit có màu nâu đỏ. Đất này khá giàu chất dinh dưỡng, kết cấu tốt có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm,đất tơi xốp rất phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả qua đó tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

Trục đường giao thông liên xã chạy qua vùng trung tâm xã tạo đều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng.

3.1.1.2. Địa hình

Xã Lưu Ngọc có địa hình tương đối khá phức tạp với độ cao thấp không đồng đều, xen kẽ giữa các đồi núi là các thung lũng. Trên địa bàn xã Lưu

Ngọc có các ngọn núi như: Hói Lũng, Hung Rì, Lình, Lũng Đeng, Lũng Khuyên, Lũng Thá, Lũng Y.

Lưu Ngọc là vùng phát triển nhiều trồng ngô, đỗ tương, lạc và các loại cây ăn quả như mận, hồng… Có các thung lũng thoai thoải tương đối bằng phẳng có tầng đất canh tác dày từ 35 – 60 cm có hàm lượng mùn khá, đất có phản ứng hơi chua.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Xã Lưu Ngọc thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong đất liền nên khí hậu của xã Lưu Ngọc mang tính chất lục địa. Vì vậy, sự chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa thu, giữa mùa đông và mùa xuân là không rõ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐỖ TƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯU NGỌC, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG. (Trang 33 -33 )

×