0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ đỗ tương trong nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐỖ TƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯU NGỌC, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG. (Trang 31 -31 )

Ở nước ta, cây đỗ tương đã được phát triển rất sớm ngay từ khi còn là một cây hoang dại, sau được thuần hóa và được trồng như là một cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Vai trò của cây đỗ tương ở nước ta hiện nay cũng như những năm tới chủ yếu là nhằm giải quyết về đạm cho con người và gia súc, thay thế một phần bột cá và thỏa mãn một phần nhu cầu dầu thực vật rồi sau đó mới nói đến xuất khẩu[4].

Bảng 1.3: tình hình sản xuất cây đỗ tương ở Việt Nam trong 3 năm 2011- 2013

Năm Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng(tấn)

2011 197.8 15.1 298.6

2012 181.4 14.7 266.54

2013 120.75 14.52 175.3

(Nguồn:FAOSTAT/Statistics, 2013)[7]

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Diện tích năm 2011 diện giảm mạnh nhất là năm 2013 diện tích giảm còn 120.75 ha.

Năng suất cũng tăng qua các năm giảm đáng kể, do thời tiết không thuận lợi. Sản lượng qua các năm cũng có sự biến động do diện tích vào năng suất tăng, giảm nên sản lượng cũng thay đổi, năm 2012 sản lượng giảm đến 175,3 tấn.

Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, đỗ tương được trồng ở 28 tỉnh trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đỗ tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu mỡ; và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đỗ tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau nên có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.

Hầu hết đỗ tương sản xuất trong nước được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng. Đỗ tương sản xuất trong nước và đỗ tương nhập khẩu chất lượng cao được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Các loại thực phẩm không lên men truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu nành được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; số ít được sử dụng để làm nước tương, mắm đậu nành, và sản xuất dầu đậu tương tại các hộ gia đình. Chỉ một lượng nhỏ đỗ tương sản xuất trong nước được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, ¾ đậu tương nhập khẩu năm 2011 lại được dùng làm thức ăn chăn nuôi còn ¼ được dùng làm thực phẩm cho con người.[8]

Một số nhà máy thực phẩm địa phương đã bắt đầu sử dụng đỗ tương nguyên chất béo nhập khẩu để sản xuất thức ăn công nghiệp. Năm 2011, sản xuất thức ăn công nghiệp nước ta tăng 10% do nhu cầu sử dụng của ngành chăn nuôi tăng mạnh. Bộ NN&PTNT ước tính nhu cầu thức ăn công nghiệp sản xuất trong nước đến năm 2015 sẽ tăng 16.000 tấn và đến năm 2010 là 19.000 tấn. Ngoài ra, nhu cầu trong nước về hạt cho dầu cũng như lộ trình giảm thuế đối với đỗ tương (0%) sẽ tạo điều kiện để các nhà máy tại Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tương lai.[8]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐỖ TƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯU NGỌC, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG. (Trang 31 -31 )

×