Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 43)

3.1.1. Điều kiên tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Lưu Ngọc là một xã vùng miền núi nằm ở phía Tây của huyện Trà Lĩnh, lãnh thổ của xã có vĩ độ địa lý từ 53o đến 58o vĩ Bắc và 30o đến 23o vĩ đông.

Phía Bắc giáp xã Quang Vinh và Quang Hán. Phía Đông giáp xã Cao Chương.

Phía Nam giáp xã Quốc Toản, xã Ngũ Lão và xã Đức Xuân (Hòa An). Phía Tây giáp xã Đức Xuân (Hòa An).

Xã Lưu Ngọc là xã vùng cao miền núi, một xã nghèo của huyện Trà lĩnh có địa hình rất phức tạp, có độ dốc lớn, bị chia cắt nhiều bởi nhiều núi cao và khe sâu, dân cư phân bố không đồng đều, người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp là chính, sản phẩm nông dân tự cung tự cấp là chủ yếu. Nhìn chung, với địa hình đất đai như vậy là rất khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy nông phục vụ cho công tác tưới tiêu.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là: 2118,64ha. Đất nông nghiệp chủ yếu là nhóm đất phát triển trên đá vôi tạo thành đất Feralit có màu nâu đỏ. Đất này khá giàu chất dinh dưỡng, kết cấu tốt có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm,đất tơi xốp rất phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả qua đó tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

Trục đường giao thông liên xã chạy qua vùng trung tâm xã tạo đều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng.

3.1.1.2. Địa hình

Xã Lưu Ngọc có địa hình tương đối khá phức tạp với độ cao thấp không đồng đều, xen kẽ giữa các đồi núi là các thung lũng. Trên địa bàn xã Lưu

Ngọc có các ngọn núi như: Hói Lũng, Hung Rì, Lình, Lũng Đeng, Lũng Khuyên, Lũng Thá, Lũng Y.

Lưu Ngọc là vùng phát triển nhiều trồng ngô, đỗ tương, lạc và các loại cây ăn quả như mận, hồng… Có các thung lũng thoai thoải tương đối bằng phẳng có tầng đất canh tác dày từ 35 – 60 cm có hàm lượng mùn khá, đất có phản ứng hơi chua.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Xã Lưu Ngọc thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong đất liền nên khí hậu của xã Lưu Ngọc mang tính chất lục địa. Vì vậy, sự chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa thu, giữa mùa đông và mùa xuân là không rõ rệt, mùa đông có gió Đông bắc thổi về đem khí hậu lạnh, thời tiết khô hanh, sương muối và ít mưa, độ ẩm không khí thấp. Mùa hè nóng có gió Tây và gió Đông nam thổi, trời nắng nóng, lượng mưa và độ ẩm cao, đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá xẩy ra. Ngoài ra, khí hậu của địa phương còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như vĩ độ, độ cao của địa hình, hướng núi… Thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nói chung, sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng.

Nhiệt độ trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa nóng và ẩm được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm Mùa lạnh và mùa khô được kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm là 7,25o

C; biên độ nhiệt ngày và đêm bình quân 6,8o

C

Lượng mưa trung bình quân năm 1.000 – 1.900mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 83 – 86%. Tuy nhiên, phân bố không đồng đều, chia thời tiết thành 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Trong thời gian này mưa ít thậm chí có năm hai đến ba tháng không có mưa, thường xuyên xuất hiện sương muối, cây trồng không phát triển, gây khó khăn cho việc tăng vụ. Tóm lại, khí hậu của tỉnh nói chung và xã Lưu Ngọc nói riêng có đủ nhiệt lượng, ánh sáng mặt trời hàng năm có khoảng 1.600 giờ nắng, độ ẩm tương

đối trung bình là 84%, có những năm về mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương muối gây nhiều thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, đó là tư liệu sản xuất quan trọng tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó là tiền đề để thực hiện các chương trình kế hoạch của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong khi đất đai hạn chế mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên nên để đảm bảo phát triển kinh tế các cơ quan các cấp chính quyền phải bố trí tối đa nguồn lực này, vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất để vấn đề sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo, phục vụ tốt cho nhịp độ chung của xã hội.

Chỉ tiêu Tốc độ phát triển bình quân Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2155,86 100,00 2155,86 100,00 2155,86 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 1975,17 91,62 1983,75 92,02 1988,65 92,24 100,35 • Đất sản xuất nông nghiệp 261,56 12,13 264,92 12,29 267,72 12,42 101,17 - Đất trồng cây hàng năm 260,58 12,09 263,75 12,23 266,43 12,36 101,12 - Đất trồng cây lâu năm 0,98 0,04 1,17 0,06 1,29 0,06 120,86 • Đất lâm nghiệp 1712,63 79,53 1718,83 79,73 1720,93 79,82 106,06

2. Đất phi nông nghiệp 36,25 1,68 37,31 1,73 38,43 1,78 102,96

3. Đất chưa sử dụng 144,44 6,7 134,8 6,25 128,78 5,98 92,93

đổi tuy nhiên trong từng loại đất cụ thể lại có sự thay đổi như sau:

Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích tự nhiên cưa toàn xã. Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng đáng kể. Năm 2011 diện tích nông nghiệp là 1975,17 ha chiếm 92,62 %. Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 1983,75 ha chiếm 92,02 %. Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 1988,65 ha chiếm 92,24 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích tăng bình quân qua 3 năm là 35%.

Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thứ 2 sau đất lâm nghiệp trong tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã. Qua 3 năm diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể. Năm 2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 261,56 ha chiếm 12,13%. Đến năm 2012 diện tích đạt 264,92 ha chiếm 12,29 %. Năm 2013 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 267,72 ha chiếm 12,42 % trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất trồng cây hằng năm cũng có sự biến đổi. Diện tích cây trồng hằng năm 2011 là 260,58 ha chiếm 12,09%. Năm 2012 diện tích tăng 263,75 ha chiếm 12,23%,đến năm 2013 tiếp tục tăng với diện tích là 266,43 ha chiếm 12,36% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ nhưng cũng có sự thay đổi. Diện tích cũng có xu hướng tăng lên. Diện tích năm 2011 là 0,98 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2012 tăng lên đạt 1.73 ha chiếm 0.06% đến năm 2013 diện tích lại tiếp tục tăng lên 1,29 ha chiếm 0,06 % so với tổng diện tích tự nhiên.

Đất lâm nghiệp: Chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể như sau: Năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp 1712,63 ha chiếm 79,53% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2012 diện tích tăng lên 1718,83 ha chiếm 79,73 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích năm 2013 có 1720,93 ha

năm tăng đáng kể do có phong trào phủ xanh đồ trọc.

Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 có diện tích 36,25 ha chiếm 1,68 %, đến năm 2013 diện tích tăng lên 38,43 ha chiếm 1,78 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Do diều kiện vật chất giao thông đi lại của xã chưa ổn định hàng năm vẫn phải mở rộng cơ sở hạ tầng, các trường tiểu học , mầm non và do sự gia tăng dân số của xã nên nhu cầu về nhà ở tăng lên.

Đất chưa sử dụng: Diện tích này vẫn còn cao năm 2011 với diện tích 144,44 ha chiếm 6,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích này đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp nên diện tích đến năm 2013 chỉ còn 128,78 ha chiếm 5,98% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích này còn lớn, đất bằng chưa sử dụng trong năm 2013 còn 35,68 ha nên cần có kế hoạch khai thác triệt để nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)