3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế của vùng
Xã Lưu Ngọc nằm ở phía Tây của huyên Trà Lĩnh, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, do thời tiết khí hậu bất thường, tình hình dịch gia súc, gia cầm còn sảy ra phức tạp. Trong những năm qua tình hình kinh tế của địa phương đã có nhiều biến đổi đi lên. Địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ là các thung lũng, điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Vì vậy nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông, kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế, các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ cơ cấu kinh tế của xã như sau: - Ngành nông lâm nghiệp – thuỷ sản: 80%
a. Tình hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
+ Trồng trọt
Người dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính (trong đó cây ngô, đỗ tương và chăn nuôi là chủ yếu), đời sống về vật chất cũng như trình độ dân trí nhìn chung ở mức thấp. Trong những năm qua cơ cấu phát triển kinh tế của xã là tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do đặc điểm địa hình của địa phương là đồi núi nên diện tích ruộng của người dân ít, chất đất cũng phù hợp với nhiều giống lúa năng suất cao, lúa sinh trưởng và phát triển tốt song do điều kiện khí hậu thay đổi, điều kiện kết cấu hạ tầng và kênh mương, thuỷ lợi chưa phát triển. Hơn nữa lại bị sâu bệnh hại, người dân lại không biết cách phòng trừ nên năng suất lúa hàng năm bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên những năm vừa qua sản xuất nông nghiệp cũng đạt được một số thành tựu như sau:
Bảng 3.2: Sản lượng lương thực của xã Lưu Ngọc từ năm 2011 - 2013
(ĐVT: tấn) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Bình quân 3 năm (%) 12/11 13/12 Tổng sản lượng lương thực 891,6 931,5 946 104.45 101.56 103 I. Tổng sản lượng lương thực có hạt 818,9 865 865,9 105,63 100,11 102,87 1. Lúa 87,4 98,8 81,3 113,04 82,29 97,67 2. Ngô 731,8 757,2 775,6 103,47 102,43 102.95 II. Lạc 3,08 4,5 2,4 146,1 53,33 99,72
III. Khoai lang 3 5 6 166,67 120 143,34
IV. Đậu tương 58 66 71,7 113,79 108,63 111,21
tổng sản lượng lương thực là 891,6 tấn, tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt 931,5 tấn tăng 104,45% so với năm 2011. Năm 2013 tổng sản lượng lương thực đạt 946 tấn tăng 101,56% so với năm 2012. Như vậy ta thấy tổng sản lượng lương thực tăng qua các năm đặc biệt là tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt tấn chiếm 90,60% so với tổng sản lượng lương thực các loại. Trong đó sản lượng ngô là lớn hơn hẳn so với tất cả các loại lương thực. Năm 2013 sản lượng ngô đạt 775,6 tấn chiếm 56,2 % tổng sản lượng lương thực bình quân trong 3 năm sản lượng ngô tăng 102,95%. Vùng đã áp dụng các giống mới năng suất cao vào sản xuất với các giống ngô như: 999, K6654,
NK54, NK66, 3Q, T191...
Sản lượng đỗ tương qua các năm cũng tăng mạnh năm 2013 sản lượng đỗ tương đạt 71,7 tấn chiếm 7,5 % trong tổng sản lượng lương thực, tăng 108,63% so với năm 2012. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về các sản phẩm đỗ tương ngày càng cao đặc biệt là sữa đậu nành. Vì vậy trong các năm qua vùng chú trọng phát triển trồng đỗ tương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bên cạnh đó các cây trồng khác như cây sắn, cây khoai lang sản lượng cũng tăng nhanh qua các năm do vùng đã áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, áp dụng các giống năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như sắn cao sản để nâng cao năng suất cây trồng.
+ Chăn nuôi
Xã chú trọng tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đủ sức kéo và sản phẩm cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của xã gặp không ít thăng trầm do chịu ảnh hưởng của các dịch bệnh điển hình như năm 2013 có dịch long móng lở mồm ở trâu, bò, lợn mang lại nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền các huyện phối hợp với phòng nông
dịch bệnh đã sớm được dập tắt số lượng và chất lượng đàn gia súc được kiểm tra chăm sóc chặt chẽ, đàn gia súc, gia cầm được khôi phục phát triển bình thường. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi tiên tiến được áp dụng vào sản xuất. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa nâng cao, nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất thay thế dần các giống địa phương có năng suất thấp, dễ bị thoái hoá.
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Lưu Ngọc từ 2011 – 2013.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 Bình quân Tổng số gia súc Con 2486 2501 2353 100,6 94,08 97,34 Đàn trâu Con 316 294 328 93,04 111,56 102,3 Đàn bò Con 297 247 295 84,01 119,43 101,72 Đàn ngựa Con 84 93 69 110,71 74,19 92,45 Đàn dê Con 65 98 129 150,77 131,63 141,2 Đàn lợn Con 1724 1769 1622 102,61 91,69 97,15 Tổng số gia cầm Con 7320 7345 7380 103,34 100,48 101,91 (nguồn UBND xã Lưu Ngọc) [6]
Qua bảng trên ta thấy: Tổng đàn gia súc qua các năm có sự thay đổi. Năm 2011 tổng đàn gia súc 2486 con. Năm 2012 tổng đàn gia súc đạt 2501 con tăng 15 con, tăng 100,6% so với năm 2011. Năm 2013 tổng đàn gia súc giảm xuống còn 2353 con giảm 148 con, giảm 94,04% so với năm 2012 do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng. Bên cạnh đó do cấm tái đàn suốt thời
bò giảm đáng kể là do bà con nông dân đã đang dần quen với việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhu cầu sức kéo giảm, hiệu quả chăn nuôi trâu bò không cao. Bên cạnh đó dê lại có xu hướng tăng do được người dân chăn nuôi dê để làm kinh tế nên dê có số lượng tăng đáng kể năm 2011 chỉ có 65 con ,năm 2013 có 129 con.
Về gia cầm: Tổng số đàn gia cầm liên tục tăng qua các năm bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn gia cầm. Năm 2011 tổng đàn gia cầm đạt 7320 con, năm 2012 tổng đàn gia cầm đạt 7345 con tăng 103,34 % so với năm 2011, năm 2013 tổng sản lượng đàn gia cầm tăng không đáng kể đạt 7380 con tăng 35 con, tăng 101,91 % so với năm 2012.
Gia cầm vẫn còn được nuôi theo phương thức hộ gia đình chỉ mang tính tự cung tự cấp, còn một phần nhỏ đem bán nên số lượng không cao. Trong xã vẫn chưa có các trang trại gia cầm.
+ Lâm nghiệp
Xã Lưu Ngọc là một xã vùng cao núi đá, đất chủ yếu là đất dốc, do đó phần đất lâm nghiệp khá lớn (172,93ha chiếm 80,33% diện tích đất tự nhiên) gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Cây lâm nghiệp chủ yếu của huyện là: Thông, Bạch đàn, Hồi, Sa mộc…Trong những năm trở lại đây nhờ có nhiều dự án về trồng rừng như: Dự án 327, PAM 5322, DA661 đã làm cho ngành lâm nghiệp của xã phát triển mạnh. Trong thời gian qua ban quản lý lâm nghiệp xã đã thục hiện xong chương trình giao đất giao rừng đến từng hộ dân nên người dân đã có ý thức bảo vệ rừng.
Công tác quản lí, khoanh nuôi bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện tăng cường, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển chặt phá rừng trái phép.
Diện tích rừng qua các năm liên tục được trồng thêm nhằm mục đích rừng sản xuất và rừng phòng hộ giảm ôi nhiễm môi trường, chống sói mòn
b. Về sản xuất công nghiệp – xây dựng
Hiện nay trên địa bàn xã đang hoạt động các ngành chủ yếu như sản xuất gỗ bóc, giường, tủ, bàn ghế, nấu rượu, làm đậu phụ… Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 của xã tăng không đáng kể.
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã thường xuyên được tu sửa, bảo dưỡng, nhưng vì đường vào các thôn bản còn hiểm trở do địa hình vẫn chưa được bê tông hoá nên mỗi khi trời mưa lại lầy lội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
c. Về thương mại, dịch vụ
Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất trên địa bàn xã trong những năm qua thực hiện khá hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho địa phương và luôn thực hiện tốt các quy định sản xuất.
Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, ví dụ như phân bón, giống… Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân, mà còn ảnh hưởng mạnh tới sản xuất của người dân. Nhất là hộ gia đình có mức độ đầu tư lớn cho sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn vay vốn.
3.1.2.2 Đặc điểm xã hội
a. Đặc điểm tình hình dân số và lao động
Tổng số dân của xã Lưu Ngọc là 1030 nhân khẩu với 210 hộ gia đình. Trong đó: nữ giới là 527 người chiếm 52,7%, nam giới là 503 người chiếm 47,3% tổng số dân.
Bảng 3.4: Tình hình nhân lực của xã Lưu Ngọc năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
Lao động Người 721 100
Lao đông nông lâm nghiệp Người 721 100
lao động là 721 chiếm 64%.
Như vậy có thể nói lực lượng lao động trong xã dồi dào. Cơ cấu lao động toàn xã là nông lâm nghiệp , không có lao động phi nông nghiệp do trong xã vẫn chưa phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.
Lưu Ngọc có 9 xóm hành chính, hai dân tộc sinh sống xen kẽ là Nùng và H’mông. Trong đó, người nùng chiếm 88,35%. Sự phân bố dân cư trong xã không tập trung, các hộ gia đình sống rải rác theo các sườn núi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 2,18%.
Là một xã vùng cao nên bà con nông dân canh tác sản xuất một số cây trồng như: Lúa, ngô, đỗ tương, lạc và chăn nuôi chủ yếu những gia súc như: Trâu, bò, lợn, ngựa, dê và gia cầm như: Gà, vịt, ngan, ngỗng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây bà con đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa những giống mới vào thâm canh sản xuất nên năng suất cây trồng tăng lên đáng kể. Từ đó, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Đội ngũ cán bộ toàn xã là 25 người: Trong đó trình độ đại học 1 người, cao đẳng 1 người, trung cấp 15 người, còn lại là sơ cấp. Các cán bộ thôn bản hầu như chưa học hết lớp 9. Chính vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Từ năm 2002 trở lại đây được Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án như chương trình 134, 135 và một số chương trình khác từ các tổ chức phi chính phủ. Đến nay các công trình đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh như điện, đường, trường, trạm và các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Từ những công trình, dự án trên nhân dân phát triển kinh tế có nhiều đổi mới, cuộc sống của người dân trong xã từng bước được cải thiện
+ Giao thông
Hiện tại giao thông xã còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều xóm vẫn đi lại khó khăn do địa hình xã chủ yếu là núi nên rất khó khăn cho phương tiện
+ Thủy lợi
Toàn xã có 15 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt hàng ngày.Được thực hiện từ năm 1999 thực hiện chủ trương kiên cố hóa kênh mương của tỉnh và sự đầu tư của Nhà nước nên nông dân trong các xóm tích cực củng cố xây dựng các công trình thủy lợi. [6]
+ Điện
Năm 2000 xã mới được Nhà nước đầu tư xây dựng đường điện, điện lưới quốc gia vào phục vụ nhu cầu sản xuất sinh hoạt của nhân dân, hiện đã có 8/11 xóm đã có điện. Đến tháng 12/ 2007 các xóm trong xã đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó do địa hình chia cắt nhiều hộ vẫn chưa có điện. [6]
+ Giáo dục
Trong những năm qua xã đã chú trọng và quan tâm đến ngành giáo dục. Cả xã có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS với 257 học sinh. Trong đó trường mầm non 44 em, trường tiểu học 105 em, trường THCS có 108 em . Các em trong độ tuổi đi học được huy động đến lớp đạt 100 %. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu bàn ghế, sách vở cho học sinh. Hàng năm nhà trường tiến hành khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch, tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 diễn ra tiết kiệm, có ý nghĩa. Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. [6]
+ Y tế
Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được tăng cường, chuẩn bị đầy đủ thuốc để phục vụ nhân dân, công tác chữa bệnh được quân tâm. Cả xã chỉ có 1 trạm y tế đặt tại trung tâm xã, có 1 bác sĩ, 2 y tá, 1 dược sỹ, 10 y tế thôn bản. [6]
Chương trình HIV/AIDS: Truyền thông được 4 lớp cho đoàn viên, thanh niên, phụ nữ ban ngành và y tế thôn bản có 169 lượt người dự nghe. [6]
+ Hoạt động văn hóa thông tin
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thực hiện các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chào mùng các ngày lễ lớn. thực hiện công văn của phòng Văn hóa đã xây dựng kế hoạch chấm điểm bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã đạt tiêu chuẩn hóa nông thôn mới, phối hợp với đoàn thanh niên đã cử được 5 vận động viên đi tham gia thi việt gia cấp huyện, tham gia thi bóng chuyền , cầu lông, đẩy gậy tung còn…[6].