Đó là cách khai thác những thông tin tài liệu có sẵn trong các sổ sách báo cáo của UBND xã, báo cáo của cám bộ thống kê, cán bộ dân số. Đây là số liệu đã được công bố, đảm báo tính đại diện và khác quan của đè tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, các thông tin thứ cấp được thu thập trong đề tài này có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã và các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng đỗ tương hàng năm. Các nguồn tài liệu khác như: sách báo, tạp chí, internet…đã phát hành và được công nhận.
Lưu Ngọc là một trong những xã có diện tích trồng cây đỗ tương tương đối lớn và cung cấp một sản lượng không nhỏ ra thị trường, mặt khác đỗ tương được coi là cây trồng chính của xã.
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của xã. Nghiên cứu chọn ra 3 xóm: Lũng Pán, Lũng Quýn và Lũng Cưởm. Đây là 3 xóm có diện tích, năng suất và sản lượng mẫu chọn ra được đại diện cho toàn vùng, vừa đại diện và suy rộng cho toàn xã.
+ Phương pháp chọn mẫu điều tra
Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát:
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về tình hình sản xuất cây đỗ tương của hộ nông dân trên địa bàn xã Lưu Ngọc
+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép thu thập được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.