Tình hình sản xuất và tiêu thụ đỗ tương trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)

1.2.1.1. Sản xuất

Đỗ tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng nhất trên thế giới.

Bảng 1.1.Tình hình sản xuất đỗ tương trên thế giới trong những năm gần đây.

Năm Diện tích (nghìn ha ) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2011 102.613,53 25,85 26.52487

2012 103.598,73 25,32 26.235,24

2013 104.997,25 23,03 24.184,14

(Nguồn:FAOSTAT/Statistics, 2013)[7]

Cây đỗ tương cũng được coi là một cây ngũ cốc quan trọng trong thực phẩm và bên cạnh đó cũng là cây công nghiệp.

Trên thế giới trong những năm gần đây diện tích trồng đỗ tương tăng dần qua các năm. Bắt đầu từ năm 2011 trở lại đây diện tích trồng đỗ tương tăng lên đáng kể, từ 2011 đến 2013 diện tích đỗ tương tăng đạt 2.383,72 nghìn ha.

Năng suất giảm qua 3 năm , nhất là năm 2012 có sự giảm mạnh từ 25.32 tạ/ha xuống chỉ còn 23.03 tạ/ha.

Sản lượng qua các năm có sự biến động theo năng suất, Do diện tích tăng nên sản lượng các năng giảm cũng không đáng kể.

Các nước trồng đỗ tương đứng hàng đầu trên thế giới về diện tích gieo trồng và sản lượng là Mỹ, Brazil, Achentina và Trung Quốc :

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đỗ tương 4 nước đứng đầu thế giới trong những năm gần đây Nước Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha ) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha ) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha ) Sản lượng (nghìn tấn) Mỹ 31003. 3 29.22 90605.4 6 29856.4 1 28.12 84191.9 3 30798.5 3 26.65 82054.8 Brazil 23327. 3 29.45 68756.3 4 23968.6 6 31.22 74815.4 5 24975.2 6 26.37 65848.8 6 Agentin a 18130. 8 29.05 52677.3 7 18746.2 3 26.07 48878.7 7 17577.3 2 22.82 40100.2 Trung Quốc 8516.1 5 17.71 15083.2 1 7889.06 18.36 14485.1 1 6750.08 18.96 12800.1 6 (Nguồn:FAOSTAT/Statistics, 2013)[7]

Diện tích đỗ tương cũng có xu hướng giảm do năng suất tăng lên nên sản lượng không ảnh hưởng.

Trong năm 2012 diện tích gieo trồng của nước Mỹ và Trung quốc giảm nhưng không đáng kể, sang năm 2013 diện tích lại được tăng lên, bên cạnh đó năng suất lại giảm nên sản lượng cũng ít thay đổi.

1.2.1.2. Tiêu thụ

Thị trường thế giới của các loại hạt có dầu bao gồm nhiều loại hàng hoá gần gũi có thể thay thế được cho nhau như đỗ tương. Những nước xuất khẩu cũng chế biến các loại hạt có dầu ở trong nước và xuất các sản phẩm khô dầu giàu protein và dầu thực vật cho người mua ở nước ngoài. Nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài phụ thuộc vào sự thiếu hụt giữa lượng hạt có dầu sản xuất trong nước và nhu cầu tiêu thụ.

Nhu cầu cân đối giữa khô dầu giàu protein và dầu thực vật, và giới hạn trong năng lực chế biến nội địa quyết định tỉ lệ hạt có dầu và các sản phẩm của hạt có dầu mà quốc gia đó sẽ nhập khẩu. Số lượng và nguồn nhập khẩu của các nhà nhập khẩu nước ngoài phụ thuộc vào tính sẵn có theo mùa vụ và giá so sánh, tín dụng và thời hạn giao hàng, sở thích của người tiêu dùng, và chất lượng. Các chính sách nhập khẩu của các nước, như: thuế quan và trợ cấp sản phẩm sản xuất nội địa, cũng ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu bởi việc điều chỉnh giá cả nội địa và sự sẵn có của các sản phẩm cạnh tranh. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu đỗ tương lớn nhất trên thế giới, và xuất khẩu thể hiện là nhu cầu rất quan trọng cho các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ. Trong năm 1999/2000, tổng sản lượng xuất khẩu đỗ tương và các sản phẩm từ đỗ tương khoảng 40% lượng đỗ tương sản xuất ở Hoa Kỳ và trị giá 6,4 tỷ $. Tổng lượng hạt có dầu và sản phẩm của chúng xuất khẩu đạt giá trị 8,7 tỷ $ trong năm 1999/2000, chiếm 18% giá trị xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ.

Đối với đỗ tương nguyên hạt của Hoa Kỳ chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường bao gồm công đồng Châu Âu (EU), Nhật Bản, Mehico, Trung Quốc, và Đài loan. Còn đối với khô dầu đỗ tương xuất khẩu của Hoa Kỳ, các thị trường quan trọng bao gồm các nước như: Philipin, Canada, Ả rập, Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Xuất khẩu dầu thực vật của Hoa Kỳ thì phân tán hơn và chịu tác động mạnh bởi chương trình P.L.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần làm giảm thị phần xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản lượng đỗ tương xuất khẩu của các nước khác tăng một cách đột biến, đặc biệt là Braxin và Argentina. Hiện tại sản lượng đỗ tương của các nước khác đã vượt hơn cả Mỹ, trong đó Braxin và Argentina chiếm khoảng một phần ba thị trường xuất khẩu đỗ tương, tăng từ dưới 15% trước năm 1980. Cùng với việc gia tăng sản xuất, và việc mở rông buôn bán các sản phẩm từ đỗ tương tăng nhanh hơn đỗ tương nguyên hạt, Braxin và Argentina đã qua mặt Hoa Kỳ về xuất khẩu khô dầu đỗ tương và dầu đỗ tương.

Trung Quốc là nước sản xuất đỗ tương lớn thứ tư trên thế giới, với khu vực trồng đỗ tương chủ yếu tập trung ở vùng đông bắc của đất nước. Song sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm, biến Trung Quốc thành nước nhập khẩu đỗ tương dẫn đầu trên thế giới. Gia tăng nhập khẩu là một điều không thể tránh khỏi, vì tiêu thụ khô dầu và dầu tính theo đầu người Trung Quốc vẫn còn thấp hơn mức của các nước phát triển.

Những thay đổi trong nền nông nghiệp và các chính sách thương mại ở Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến thị trường hạt có dầu của thế giới. Trung Quốc mong đợi khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ làm giảm những rào cản về nhập khẩu đối với sản phẩm dầu thực vật. Với sự gia nhập này, lượng nhập khẩu dầu cao hơn đột ngột có thể làm giảm giá dầu nội

địa và làm mất số dư lợi nhuận của hạt có dầu, mà sẽ dẫn đến xu hướng thích nhập khẩu khô dầu hơn là hạt có dầu.

Sản lượng đỗ tương ở Ấn Độ gia tăng trong thập kỷ qua, mặc dù năng xuất thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Ấn Độ có những rào cản cấm nhập khẩu hạt có dầu, vì thế triệt hạ bảo hộ nội địa làm hạn chế lượng hạt có dầu có thể được sản xuất ở Ấn Độ. Sản xuất đỗ tương trong nước được coi trọng cao cho sản xuất dầu thực vật, và Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Liên minh châu Âu: EU tự cung cấp đủ nhu cầu về dầu thực vật, nhưng vẫn không đủ lượng khô dầu protein dẫn đến châu Âu là thị trường lớn nhất thế giới về nhập khẩu đỗ tương và khô dầu đỗ tương. Từ thập niên 1960, nhập khẩu đỗ tương ở châu Âu tăng nhanh chóng vì sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi gia súc và nhượng bộ miễn thuế được ký kết trong thoả thuận thương mại thế giới. Nhưng vào thập niên 1970 và 1980, sự tiêu thụ chậm lại, và chính sách nông nghiệp của EU hỗ trợ rộng rãi cho sản phẩm nội địa đối với hạt cải dầu và hạt hướng dương làm xói mòn thị trường nhập khẩu hạt có dầu của các nước.

Về mặt lịch sử thuế quan nhập khẩu ngũ cốc cao đã dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ khô dầu đỗ tương của EU, mà được ưa thích hơn bằng chính sách miễn thuế cho đỗ tương. Nhưng trong những năm sắp tới, cung cấp hạt ngũ cốc ở châu Âu được lên kế hoạch tăng lên, và các cải cách của CAP sẽ cho phép ủng hộ giá hạt ngũ cốc ở châu Âu giảm thêm nữa. Mặc dù giá trị thức ăn protein rất thấp, việc giảm so sánh của các loại thức ăn hạt có thể giảm sự tiêu thụ khô dầu đỗ tương và nhập khẩu ở châu Âu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)