Đánh giá chung về sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57)

5. Bốc ục của khóa luậ n

3.2.3. Đánh giá chung về sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận

- Trong những năm qua cơ cấu ngành trồng trọt của xã đang từng bước thay

đổi, chuyển dịch cơ cấu tạo tiền đề cho phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh đa dạng hoá sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.

- Năng suất các loại cây trồng cũng tăng, giải quyết được việc làm cho một số lao động.

49

- Chuyển dịch cơ cấu đổi mới cơ chế kinh tế đã làm cho hệ số sử dụng đất, năng suất cây trồng và năng suất lao động tăng nhanh.

- Sản phẩm hàng hoá đa dạng số lượng và chất lượng được nâng lên từ đó thị trường tiêu thụ cũng được vươn rộng từ phạm vi xã, huyện, tỉnh đến ngoài tỉnh, ngoài nước.

Những tồn tại và yếu kém

- Tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính

độc canh cây lương thực còn các loại cây khác vẫn chưa phát triển tương ứng với tiềm năng của xã. Sự phát triển chưa đồng đều, chưa hình thành các tiểu vùng chuyên môn hoá. Sản xuất vẫn bị phân tán. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, mương máng hoạt động không hiệu quả làm cho năng suất cây trồng và năng suất lao động đều thấp.

- Các sản phẩm ngành trồng trọt chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế

biến. Do đó sản phẩm ế thừa lúc thời vụ và thiếu hụt lúc trái vụ.

- Ngành trồng trọt ở xã chưa phát huy được thế mạnh của các cây, mũi nhọn mà tiềm năng của tỉnh sẵn có như cây đậu tương, rau đậu, …

- Nói chung nông nghiệp nông thôn chưa chuyển biến mạnh chưa tìm được

đầu ra ổn định.

Nguyên nhân

- Thị trường tiêu thụ ở thành phố và các tỉnh lân cận nhu cầu sản phẩm qua chế biến có nhưng không được đáp ứng, các thông tin đến người sản xuất còn chậm do đó không đáp ứng kịp.

- Thị trường nông nghiệp kém phát triển đang là yếu tố cản trở việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá bởi vì thị trường đầu ra hoạt động chưa nhịp nhàng do đó kém hiệu quả.

- Thiếu vốn để phát triển đầu tư phát triển sản xuất và đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, quy mô và định hướng chưa rõ nét.

- Tình trạng lao động thiếu việc làm cho thu nhập của xã hội giảm bên cạnh

đó tỷ lệ sinh còn cao đội ngũ cán bộ còn thiếu, và trình độ năng lực còn thấp. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá.

50

- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng ở một số nơi những máy móc thiết bị còn lạc hậu… do đó năng suất chưa cao, nhiều xã do địa hình phức tạp, khó khăn nên lao động chủ yếu vẫn là lao động chân tay.

- Thu nhập của dân cư nông thôn còn thấp, do sức mua tiêu dùng thấp nên

ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường sản xuất.

3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT CÁC HỘĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)