PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

5. Bốc ục của khóa luậ n

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào giới hạn ranh giới, điều kiện thực tế sản xuất và cơ cấu phân chia vùng tại xã Thuận Thành chọn 3 xóm đại diện cho các vùng sản xuất của ngành trồng trọt của xã đểđiều tra nghiên cứu chi tiết là Xây Tây, Đoàn Kết, Lai

18

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu

2.3.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến ngành trồng trọt. Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBNN xã, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp. Thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet…

2.3.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

- Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phân tổ điều tra theo nhóm ngành nghề sản xuất. Địa bàn xã chọn 3 xóm (Xây Tây, Đoàn Kết, Lai) với 60 hộ.

Căn cứ vào giới hạn ranh giới, số lượng hộ, ngành nghề của các hộ, cơ

cấu phân chia của các thôn, tôi phân bổ số phiếu điều tra như sau:

Bảng 2.1: Số hộđiều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 Xóm Tổng Hộ giàu Hộ khá, trung bình Hộ nghèo Xây Tây 17 2 13 2 Đoàn Kết 25 3 20 2 Lai 1 18 2 15 1 Tổng 60 7 48 5

- Xây dựng phiếu điều tra:

Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:

+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, trình độ lao động…

19

+ Đất đai của hộ: Diện tích đất

+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển ...phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất, … + Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu thập về trồng trọt các nhóm, loại cây trồng.

Phương pháp điều tra: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử tiến hành ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng đểđiều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp

Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

- Đối với số liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra được kiểm tra, bổ

sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán Excel trên máy tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục

đích nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề

tài được thực hiện như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các hộ, nhóm hộ. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian, sau

20

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các

đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất sản xuất nông nghiệp của các hộ. Phân tổ

các nhóm hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình theo cơ sở đánh giá mức sống dân cư

năm 2012 của địa phương. - Phương pháp so sánh

So sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có cùng nội dung, cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ

biến động của chỉ tiêu. Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung thu được những nét riêng của hiện tượng so sánh. Từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu cho mỗi trường hợp cụ thể. So sánh số liệu kỳ gốc với số liệu kỳ trước để biết được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng như về diện tích đất đai, dân số, lao động, năng suất, sản lượng,…So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất cho ta biết cây trồng gì, vật nuôi nào, ngành nào cho hiệu quả

kinh tế cao trong cơ cấu giá trị sản xuất.

- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia như chủ hộ gia đình sản xuất giỏi, người lao động có kỹ năng, cán bộ nông nghiệp…để làm rõ các chỉ

tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về kinh nghiệp sản xuất, trao đổi về hướng giải pháp cho phát triển sản xuất trồng trọt.

2.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

- Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) : là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộđạt được trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.

Công thức tính: GO = (Qi × Pi)

Trong đó: GO: Kết quả sản xuất (giá trị sản xuất) Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i

21

- Chi phí trung gian IC (Intemdiate Consumption): gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cốđịnh. Trong trồng trọt chị phí trung gian bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện…Trong chăn nuôi IC bao gồm chi phí về

giống, thức ăn, dịch vụ thú y…Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ.

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added) là kết quả cuối cùng thu được sau khi

đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Nó

được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

Công thức tính: VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận trong một thời kỳ

sản xuất.

Công thức tính: MI = [VA - (A +T)] Trong đó: A: Giá trị khấu hao

T: Giá trị thuế nông nghiệp (nếu có)

- Lợi nhuận (Pr - Profit): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.

Công thức tính: Pr =MI - L x Pi

Trong đó: L: Số công lao động của gia đình;

Pi: Giá ngày công lao động ởđịa phương.

2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội

- Các chỉ tiêu được xem xét để phản ánh hiệu quả kinh tế, xã hội, năng suất lao động xã hội, mức tăng thu nhập của người dân (thu nhập/người/năm),

22

mức tiêu dùng, các chỉ tiêu lương thực bình quân đầu người (lương thực/người/năm), giá trị tăng thêm trên một người sẽ phản ánh phần thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên một lao động sẽ

phản ánh hiệu quả sản xuất về sử dụng nguồn lực.

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả biến đổi phát triển kinh tế, xã hội giữa các thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu kỳ nghiên cứu như sự thay đổi tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, giá trị tăng thêm của các sản phẩm chủ yếu, của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, xã hội.

2.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành phát triển kinh tế, xã hội triển kinh tế, xã hội

- Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất như hệ số

sử dụng ruộng đất, giá trị sản xuất ngành trồng trọt/ha canh tác.

- Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có và sự thay

đổi của lao động nông thôn.

- Mức độ sử dụng vốn, chi phí sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mỗi ngành. Năng lực tăng của các loại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, điện, thuỷ lợi… Các cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội như trường học, trạm xá, nhà văn hoá…

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ

mới có tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Sự thay đổi về môi trường thiên nhiên, sinh thái như nguồn nước, sói mòn đất… ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là các chỉ tiêu để đánh giá quá trình phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

23 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vị trí địa lý

Thuận Thành là xã nằm phía Nam huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự

nhiên 563,38 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Phú

- Phía Tây giáp xã Trung Thành - Phía Nam giáp TP. Hà Nội

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang • Địa hình

Thuận Thành là xã thuộc vùng trung du và miền núi phái Bắc nhưng lại mang

đặc điểm của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ven Sông Cầu và Sông Công.

Nằm trên trục Quốc lộ 3, có địa hình thuận lợi để chu chuyển hàng hóa sang các nơi khác, có bề mặt bằng phẳng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, tạo thế mạnh cho huyện Phổ Yên phát triển.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là: 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân

đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 140C).

24

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố

không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:

- Lượng bốc hơi và Độẩm:

Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985 mm. + Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84 mm.

+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9 mm. + Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 3): 52,7 mm

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Độẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 50% [8].

Thủy văn

Thuận Thành có lượng mưa trung bình tương đối lớn (1.400 mm/năm), có sông Cầu, sông Công chảy qua, là nguồn nước tương đối mặt phong phú, rất quan trọng cho việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai

Theo đánh giá chung của cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã, thổ nhưỡng của xã Thuận Thành chủ yếu là các loại đất phù sa và một diện tích nhỏ đất dốc tụ, bạc màu. Nhìn chung, đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

25

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích tự nhiên 563,38 100 563,38 100 563,38 100 1. Đất nông nghip 275,22 48,85 246,62 43,78 244,53 43,40 89,60 99,15 94,25 1.1. Đất sn xut nông nghip 242,80 43,10 220,07 39,06 218,03 38,70 90,63 99,07 94,76 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 209,50 37,18 186,80 33,16 184,86 32,81 89,16 98,96 93,93 1.1.1.1. Đất trồng lúa 158,51 28,13 138,19 24,52 136,32 24,20 87,18 98,65 92,74 1.1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 50,99 9,05 48,61 8,63 48,54 8,62 95,33 99,86 97,57 1.1.1. Đất trồng cây lâu năm 33,30 5,91 33,27 5,91 33,17 5,89 99,91 99,70 99,80 1.2. Đất lâm nghip 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.2.1. Đất rừng sản xuất 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.3. Đất nuôi trng thy sn 28,39 5.04 22,52 4,00 22,47 3,99 79,32 99,78 88,96

2. Đất phi nông nghiệp 286,30 50,82 314,90 55,90 316,99 56,27 109,99 100,66 105,22

2.1. Đất ở 55,79 9,90 55,99 9,94 55,95 9,93 103,36 99,93 101,63

2.2. Đất chuyên dùng 230,51 40,92 258,91 45,96 261,04 46,33 112,32 100,82 106,41

3. Đất chưa sử dụng 1,86 0,33 1,86 0,33 1,86 0,33 100 100 100

26

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có 6 loại đất chính là:

- Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bốở phía nam và tây nam của xã, có diện tích 125 ha, chiếm 22,14% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa không được bồi có diện tích 151,68 ha, phân bố ở phía bắc và

đông bắc của xã, chiếm 26,86% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng phân bố ở phía tây bắc của xã có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất bạc màu có diện tích 43,75 ha, phân bố ở trung tâm xã chiếm 7,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất dốc tụ phân bố ở phía bắc có diện tích là 18,75 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ phân bố ở tây nam của xã, có diện tích 62,50 ha chiếm 11,07% tổng diện tích đất tự nhiên.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt:

Thuận Thành có nước mặt tương đối phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận Thành còn

được bao bọc bởi Sông Công và Sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

* Nguồn nước ngầm:

Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.

27

3.1.2.3.Tài nguyên rừng

Hiện tại xã có 4,03 ha đất rừng chiếm khoảng 0,72% tổng diện tích đất tự

nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng năng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế xói mòn và sạt lởđất.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Thuận Thành có 5.081 nhân khẩu, với tổng số hộ 1.501 hộ, sinh sống tập trung tại 14 xóm. Xã có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu khó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã có thể thực hiện công

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)