Định hướng phát triển ngành trồng trọt của xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 78)

5. Bốc ục của khóa luậ n

4.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt của xã

Định hướng cho cây lương thực

70

Giữ vững diện tích trồng lúa, tăng diện tích gieo trồng, tận dụng mọi khả

năng đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đểđưa diện tích lúa đông xuân từ 92,95 ha hiện nay lên khoảng 98 ha. Như vậy, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh giữ ổn

định ở mức khoảng 205 ha.

Áp dụng rộng rãi hơn các giống lúa lai có ưu thếđể nâng cao năng suất và sản lượng lúa. Những năm tiếp theo, diện tích gieo trồng lúa lai chiếm 60% trong

đó và những năm sau ước đạt 70 - 80%.

Đầu tư xây dựng vùng lúa thâm canh cao. - Sản xuất cây ngô:

Mở rộng diện tích gieo trồng trên cơ sở tăng thêm khoảng 3 - 4 ha ngô xuân trên đất ruộng 1 vụ, 5 - 6 ha trên đất màu theo chế độ luân canh. Hai vụ lúa một vụ ngô.

Phát triển ngô sẽ là một cây trồng hàng hoá của xã.

Dự kiến diện tích gieo trồng giống ngô lai chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng ngô của xã để đưa năng suất ngô bình quân từ 69,45 tạ/ha hiện nay lên đến 75 tạ/ha.

• Cây công nghiệp ngắn ngày - Cây đậu tương

Mở rộng diện tích đậu tương trên cơ sở tăng thêm diện tích đậu tương và

đậu tương xuân trên đất ruộng và trồng xen, trồng luân canh với ngô và lúa đưa diện tích của tỉnh lên khoảng 20 ha vào năm tới.

Mở rộng diện tích trồng đậu tương giống mới, đưa diện tích trồng đậu tương giống mới đạt 80 - 90% tổng diện tích gieo trồng đậu tương của xã. Năng suất đạt 30 tạ/ha.

- Cây lạc

Tiếp tục tăng diện tích trồng lạc lên 8 ha vào năm tới. Tập trung đầu tư

thâm canh để tăng năng suất và sản lượng. Tăng năng suất lên 45 tạ/ha. • Cây thực phẩm:

71

- Cây rau: Xã Thuận Thành có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây rau (rau muống, rau cải các loại, bí xanh). Do đó, trong những năm tới, ngoài việc đầu tư

xây dựng các vùng rau thực phẩm. Dự kiến diện tích các loại rau của xã năm tới

đạt khoảng 40 ha.

- Đậu đỗ các loại: Tuỳ điều kiện từng nơi và nhu cầu tiêu thụ mà phát triển các loại đậu đỗ thực phẩm. Dự kiến khoảng 10 ha. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TẠI XÃ THUẬN THÀNH 4.2.1. Các giải pháp chung 1. Giải pháp vềđất đai - Thực hiện nhanh chóng, sớm hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Cần phải hoàn thành việc giao đất cho nông dân và công nhân.

- Khuyến khích việc chuyển đổi tích tụ và tập trung đất vào những người có khả năng sản xuất và kinh doanh giỏi.

- Nghiên cứu và tìm hướng giải quyết về mặt pháp lý những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra nhanh chóng.

2. Giải pháp về thị trường

Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt của xã Thuận Thành đối với

điều kiện cụ thể của xã để thực hiện giải pháp về thị trường cần phải:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh

- Tổ chức khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, thành lập

đại diện thương mại tại các huyện các tỉnh lân cận.

- Chính quyền xã cần dự báo cung cầu thị trường của các vùng lân cận đến với người sản xuất thông qua nhiều kênh, trong đó qua hệ thống khuyến nông là một hệ thống đáng khuyến khích, mặt khác đưa ra các thông tin về thị hiếu, tập quán sở thích của người tiêu dùng.

72

- Tạo điều kiện cho các trung gian kinh tế nhất là trung gian thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, đảm trách khâu tiêu thụ cho nông dân, hình thành cơ chế

gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu dùng, các trung gian thương nghiệp có thể do người sản xuất tự nguyện lập ra dưới hình thức hiệp hội, cũng có thể do các tổ chức kinh tế thực hiện.

- Tuyên truyền và khuyến khích thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân. Thay đổi được nhận thức đó tức là thay đổi được sinh hoạt, cách tiêu dùng… nâng cao sức mua của dân cư, qua đó tác động đến thị trường.

- Từng bước phân tích tìm kiếm thị trường ngoài nước thông qua xuất khẩu.

3. Giải pháp về vốn

-Thực hiện có hiệu quả chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm để huy

động vốn đầu tư của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển ngành trồng trọt nói riêng

-Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực như: hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hang hóa…

-Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của trung ương để đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm, các công trình đê điều,…

-Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào phát triển ngành trồng trọt

- Đẩy mạnh hoạt động của các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu sử

dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như quỹ tín dụng nhân dân, vốn vay giải quyết việc làm, tín dụng phụ nữ…

- Huy động vốn từ nhân dân qua hệ thống tài chính, ngân hàng đây là nguồn vốn lớn còn lại chưa khai thác triệt để.

73

4. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Lựa chọn ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật đã qua khảo nghiệm đạt kết quả tốt vào sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác chọn tạo trong nước gắn với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng năng suất, chất lượng, định hướng chọn tạo giống có tính thích nghi cao, đặc biệt với điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu như hạn hán, úng ngập, mặn và kháng các sâu bệnh hại chính.

- Tăng sử dụng giống lai và ứng dụng một số giống biến đổi gen vào sản xuất.

- Tăng cương các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho nông dân về

công tác khuyến nông, về thành tựu kỹ thuật mới như tập huấn, tham quan - Phát triển khoa học kỹ thuật gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

5.Giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất ngành trồng trọt

Về thủy lợi

- Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả đất canh tác hàng năm, tiến tới tưới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ. Tăng cường khả năng tiêu thoát nước ra các sông chính, bảo

đảm thoát nước cho các vùng thấp trũng.

- Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có; đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu mối, kênh mương, thiết bịđiều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.

Giao thông nông thôn

-Hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thông suốt, hệ thống giao thông đến

74

các vùng sản xuất ở địa bàn khó khăn để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư

và tiêu thụ sản phẩm.

5. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông về

trồng trọt.

- Nâng cao trình độ văn hóa cho nông dân để họ trở thành chủ thể sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đủ sức tiếp nhận sự tác động từ bên ngoài thông qua chính sách đầu tư của Nhà nước về giống mới, phương pháp canh tác mới, các tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất, thu hoạch, chế

biến nông sản.

- Nâng cao kiến thức cho nông dân về ngành hàng, thị trường nông sản, và cả các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản trước khi đưa ra thị trường.

- Mở các lớp tập huấn, đào tạo cho các đối tượng là chủ hộ, giúp cho chủ hộ có đủ kiến thức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

6. Giải pháp về chính sách

- Chính sách khuyến khích phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và ngành sản xuất trồng trọt nói riêng.

- Chính sách vốn tín dụng, cần tiếp tục đảm bảo cho người sản xuất được vay vốn để sản xuất với thủ tục đơn giản, quy mô vốn được vay tương đối lớn với thời gian tương đối dài, với lãi suất lợp lí.

-Chính sách bảo hiểm sản xuất, nhằm hạn chế những thiệt hại của người sản xuất khi gặp thiên tai, dịch bệnh, hạn hán.

-Chính sách khuyến khích sản xuất như chính sách hỗ trợ giá giống, giá phần bón nhằm khuyến khích người dân nâng cao năng suất, sản lượng nông sản và như

vậy càng thúc đẩy việc sản xuất với chất lượng nông sản hàng hóa ngày càng cao, giá thành hạ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nông sản.

75

-Chính sách đào tạo,nhằm khuyến khích những người sản xuất, đặc biệt là nông dân nghèo có điều kiện học tập nâng cao kiến thức, trình độ văn hoá và chuyên môn đủ khả năng và trình độ phát triển sản xuất trồng trọt.

4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng nhóm cây

4.2.2.1. Nhóm cây lương thực Lúa: Lúa:

- Áp dụng giống có chất lượng cao phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp của xã. Giống lúa năng suất cao cho các vùng sản xuất thâm canh (lúa lai và siêu lúa). Giống lúa thích hợp với các điều kiện bất lợi nhu hạn hán, ngập úng, dịch bệnh…

- Áp dụng và chuyển giao các khoa học – kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt. - Nghiên cứu chế tạo các thiết bị công nghệ cho thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, bảo quản và chế biến gạo, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị thị trường, kể cả giá trị gia tăng thông qua đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo.

- Tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm các yêu tố cung và cầu, giá cả

và biến động giá cảở tất cả các khâu sản xuất.

- Tiến hành nghiên cứu hiệu quả trồng lúa và các yếu tốảnh hưởng.

Ngô:

-Cải tiến giống: phát triển giống ngô (nhất là ngô lai) có năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, phù hợp với các yêu cầu của sản xuất chuyển đổi cơ câu cây trông và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

-Áp dụng các khoa học và công nghệ sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản và chế biến ngô, kể cảđa dạng hóa các sản phẩm từ ngô.

-Nghiên cứu thị trường ngô, nhu cầu về ngô cho công nghiệp sản xuất thức

ăn gia súc.

Sắn:

76

- phát triển giống: phát triển các giống có năng suất chất lượng và hàm lượng tinh bột cao, tỷ lệ chất khô cao làm nguyên liệu cho công nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch và quy hoạch để xác định vùng trồng sắn thích hợp

4.2.2.2. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày

- Sử dụng các giống mới ngắn ngày có chất lượng cao. - Luân canh, thâm canh, tăng vụđể tăng sản lượng.

-Tăng cường đầu tư công cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản. - Dự báo thị trường ngắn hạn.

-Xây dựng các biện pháp kỹ thuật luân canh, thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, sản lượng

-Áp dụng các giống cây trồng mang lại năng suất chất lượng vào sản xuất phù hợp với từng thời vụ, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với các vùng cuả xã.

4.2.2.3. Nhóm cây thực phẩm

- Sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.

- Xây dựng hạ tầng vùng sản xuất rau tập trung thích ứng với hình thức tổ

chức sản xuất phù hợp, đảm bảo chủ động sản xuất được nhiều vụ trong năm, thuận tiện trong việc quản lý kiểm soát chất lượng rau.

77

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển ngành trồng trọt nói riêng là một quá trình trải qua nhiều nấc thang của sự phát triển. Do đó, thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt theo hướng có hiệu quả đang

được các cấp chính quyền quan tâm không ngừng đổi mới và đưa ra những giải pháp thích hợp. Sau khi nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Từ kết quả nghiên cứu tôi đưa ra kết luận như sau:

Thứ nhất, Thuận Thành là xã có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều giống cây trồng phong phú, đa dạng. Ưu thế phát triển một số loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có ba dân tộc chính sinh sống đó là Tày, Nùng và dân tộc Kinh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động chiếm 35,3%. Trình độ dân trí còn thấp, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, lao động được đào tạo còn rất ít, tập quán canh tác còn lạc hậu.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực trạng ngành trồng trọt ở xã Thuận Thành cho thấy xã đã từng bước thực hiện đa dạng hoá cây trồng. Hiện tại lương thực vẫn là cây trồng chính của tỉnh chiếm 80,2% tổng diện tích ngành trồng trọt. Cơ

cấu sản xuất trồng trọt có bước phát triển nhất định và theo xu hướng chung là tăng tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, những diễn ra còn chậm, tỷ trọng cây lương thực vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Hiện nay ngoài những cây trồng truyền thống đã đưa được một số cây trồng mới vào vùng và thiết lập được một số hệ thống canh tác tiên tiến thay cho hệ thống canh tác cũ ít hiệu quả. Thực hiện thâm canh tăng năng suất và đưa thêm cây trồng vào vụ đông chuyển từ chếđộ canh tác 2 vụ thành 3 vụ/ năm.

Thứ ba, để góp phần đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt của xã theo hướng sản xuất hàng hoá nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Cần có các giải pháp hỗ trợđể xúc tiến nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

78

theo hướng tăng tỷ trọng giống lai, giống chất lượng tốt, tăng vụ phát triển các cây trồng có giá trị hàng hoá cao. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội và quy hoạch các ngành sản xuất, khoa học công nghệ, giải pháp về vốn, thị Trường tiêu thụ, nguồn nhân lực, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển ngành trồng trọt.

2. KIẾN NGHỊ

Đối với nhà nước:

- Có chính sách cho vay vốn đối với các hộ tham gia sản xuất thông thoáng và đơn giản hơn, nâng cao hạn mức vay và gia hạn thời gian vay, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)