5. Bốc ục của khóa luậ n
3.4.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
• Nguồn lao động: là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của trồng trọt cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất trồng trọt, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Đối với sản xuất trồng trọt số
lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15- 60 tuổi, nữ từ
15- 55 tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia vào sản xuất trồng trọt). Như vậy, về lượng của nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng khác ở chỗ, nã bao gồm không chỉ
những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi lao
động có khả năng tham gia lao động trong trồng trọt. Về chất lượng thì bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao
động.
Trong nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng lao động gắn chặt chẽ
với đất đai, điều kiện tự nhiên, cây trồng, công nghệ sinh học, chính vì vậy nó là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng.
• Vốn: là điều kiện cần thiết của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, không riêng gì ngành sản xuất nào. Trong sản xuất trồng trọt thì vốn lại càng cần thiết bởi những đặc điểm của sản xuất trồng trọt quy định như chu kỳ sản xuất dài làm cho vòng lưu chuyển vốn chậm, vốn đọng giữa những thời vụ... chính vì vậy cần một lượng vốn lớn đầu tư cho sản xuất trồng trọt. Bên cạnh đó, điểm xuất phát của nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng ở nước ta thấp, cho nên cần vốn
68
cho tích luỹ và phát triển, sản xuất trồng trọt còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên tính rủi ro của vốn trong sản xuất trồng trọt cao làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.
• Cơ sở hạ tầng: Đây là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp nói chung, ngành trồng trọt nói riêng một cách bền vững, tạo tiềm lực lâu dài cho nông nghiệp nông thôn. Là những công trình chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, các ngành kinh tế nói riêng trong đó có sản xuất trồng trọt. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc...Yếu tố cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến sản xuất trồng trọt phả kể đến đó là: giao thông, điện, thuỷ lợi. Chúng gắn liền với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành sản xuất trồng trọt.
Nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nước ta còn thấp, yếu kém, lạc hậu, chưa đồng bộ, phân tán. Điều này cũng tác động không nhỏ tới sản xuất trồng trọt, làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất.
• Thị trường: là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa đối với tất cả các ngành sản xuất. Nó là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất và là một trong những nhân tố tác động đến phương hướng sản xuất. Thị trường cũng quyết định đến việc mở rộng, thu hẹp quy mô sản xuất của các ngành. Vì vậy, thị
trường đầu vào hay đầu ra của quá trình sản xuất được người sản xuất rất quan tâm nhằm tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.