5. Bốc ục của khóa luậ n
3.2.2.1. Nhóm cây lương thực
Nhóm cây lương thực của xã Thuận Thành gồm các loại cây như: lúa, ngô, sắn. Lúa vẫn là cây trồng chính của xã và chiếm tỷ trọng cao trong nhóm cây lương thực. Phần lớn diện tích là trồng lúa 2 vụ, vụ mùa và vụ đông xuân. Cụ thể tình hình sản xuất nhóm cây lương thực qua 3 năm được thể hiện qua các bảng như sau:
Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng các loại cây lương thực xã Thuận Thành qua 3 năm (2011-2013) Các loại cây 2011 2012 2013 So Sánh (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2103/ 2012 BQ Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 247,8 100 245,2 100 241,8 100 98,95 98,96 98,78 1. Lúa 196,3 79,21 198,06 80,77 199,75 82,61 100,90 100,85 100,87 • Lúa vụ mùa 106,3 42,90 106,5 43,43 106,8 44,17 100,19 100,28 100,23
• Lúa vụđông xuân 90,0 36,31 91,56 37,34 92,95 38,44 101,73 101,51 101,62
2. Ngô 21,5 8,68 23,20 9,46 26,30 10,88 107,91 113,36 110,60 3. Sắn 30 12,11 23,95 9,77 15,72 6,51 79,83 65,64 72,39
42
Qua bảng trên ta thấy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực diện tích cây lương thực lại giảm qua 3 năm. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực là 247,8 ha, năm 2012 là 245,2 ha giảm 2,6 ha tương ứng với giảm 1,05%, năm 2013 là 241,8 ha giảm 3,4 ha tương ứng với giảm 1,39%, bình quân 3 năm giảm 1,22%.
-Cây lúa: diện tích gieo trồng của lúa qua 3 năm tăng nhưng với tốc độ
tăng chậm. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng 2 vụ lúa là 196,3 ha, năm 2012 là 198,06 tăng 0,9%, năm 2013 là 199,75 ha tăng 0,85%, bình quân 3 năm tăng 0,87%. Diện tích lúa tăng lên đểđảm bảo an ninh lương thực của nhân dân trước thực trạng dân số tăng.
-Cây ngô: diện tích gieo trồng của ngô tăng dần qua 3 năm do người dân phát triển trồng ngô vụ đông, khai thác triệt để nguồn đất đai. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng ngô là 21,5 ha, năm 2012 là 23,2 ha, tăng 7,91%, năm 2013 là 26,3 ha, tăng 13,36%; bình quân 3 năm tăng 10,6%.
-Cây sắn: diện tích gieo trồng sắn giảm mạnh qua 3 năm do sắn làm đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu, xói mòn và rất khó phục hồi. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng sắn là 30ha, năm 2012 là 23,95 ha, giảm 20,17%, năm 2013 là 15,72 ha giảm 34,36%, bình quân 3 năm giảm 27,61%.
Trong những năm qua, sản xuất lương thực ở xã Thuận Thành tập trung vào việc đầu tư thâm canh mở rộng diện tích gieo trồng các giống lai, giống mới năng suất cao. Diện tích gieo trồng của xã thay đổi chưa lớn lắm nhưng về năng xuất, sản lượng lương thực tăng khá nhanh qua các năm. Cụ thểở bảng sau:
43
Bảng 3.7 Tình hình sản xuất cây lương thực của xã Thuận Thành qua 3 năm (2011-2013) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ 1.Lúa mùa Diện tích Ha 106,3 106,5 106,8 100,19 100,28 100,23 Năng suất Tạ/ha 55,56 63,89 69,45 114,99 108,70 111,80 Sản lượng Tạ 5.906,03 6.804,29 7,396,43 115,21 108,70 111,91 2.Lúa đông xuân Diện tích Ha 90 92 92,95 102,22 101,33 101,77 Năng suất Tạ/ha 69,45 75,01 83,34 108,00 111,11 109,54 Sản lượng Tạ 6.250,5 6.900,92 7.746,45 110,41 112,25 111,33 3.Ngô Diện tích Ha 21,5 23,2 26,3 107,91 113,36 110,6 Năng suất Tạ/ha 63,89 66,67 69,45 104,35 104,17 104,26 Sản lượng Tạ 1.373,64 1.546,74 1.826,54 112,60 118,08 115,31 4.Sắn Diện tích Ha 30 23,95 15,72 79,83 65,64 72,39 Năng suất Tạ/ha 152,79 147,23 147,23 96,36 100 98,16 Sản lượng Tạ 4.583,7 3.526,16 2.314,46 76,93 65,64 71,06
(Nguồn: UBND xã Thuận Thành)
- Cây lúa : xã Thuận Thành khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đầu tư những giống mới cho năng suất và chất lượng cao vào sản xuất cho giá trị kinh tế cao. Năm 2011 trên địa bàn xã người dân sử
dụng các giống lúa như khang dân, bao thai, năm 2012 – 2013 người dân đã áp dụng các loại giống lúa lai có năng suất cao hơn như BTE1, TH3-3, Q.ƯU…. Năng suất lúa của xã khá cao và tăng dần qua 3 năm, lúa vụ đông xuân có năng suất cao hơn lúa vụ mùa. Năng suất lúa đông xuân qua 3 năm 2011-2013 lần lượt là: 69,45 tạ/ha, 75,01 tạ/ha, 83,34 tạ/ha, bình quân 3 năm tăng 9,54%.
44
Năng suất lúa vụ mùa qua 3 năm 2011-2013 lần lượt là: 55,56 tạ/ha, 63,89 tạ/ha, 69,45 tạ/ha, bình quân 3 năm tăng 11,8%. Việc tăng diện tích và năng xuất lúa qua 3 năm đồng nghĩa sản lượng lúa cũng tăng lên đáng kể. Lúa vụ
mùa, năm 2011 sản lượng là 5.906,03 tạ, năm 2012 là 6.804,29 tạ, năm 2013 là 7,396,43 tạ, bình quân 3 năm tăng 11,91%. Lúa đông xuân, năm 2011 sản lượng là 6.250,5 tạ, năm 2012 là 6.900,92 tạ, năm 2013 là 7.746,45 tạ, bình quân 3 năm tăng 11,33%. Với mức sản lượng như trên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về lương thực của nhân dân trong xã.
- Cây ngô: Một số giống ngô chủ yếu được người dân trồng là 999, NK67, 9955, 8868 đây là các giống ngô mới. Ưu điểm của giống ngô trên là cho năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm khá tốt, phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu của xã. Hơn nữa, xã Thuận Thành thực hiện chương trình đa dang hóa cây trồng, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ trồng ngô vụ đông. Vì vậy, năng suất ngô cũng không ngừng tăng, năm 2011 năng suất ngô đạt 63,89 tạ/ha, năm 2012 đạt 66,67 tạ/ha và năm 2013 đạt 69,45 tạ/ha, bình quân 3 năm tốc độ phát triển tăng 4,26%. Với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất đã kéo theo sản lượng ngô cũng tăng nhanh qua 3 năm, năm 2011 sản lượng ngô đạt 1.373,64 tạ, năm 2012
đạt 1.546,74 tạ , năm 2013 đạt 1.826,54 tạ, bình quân 3 năm tốc độ phát triển tăng 11,31%. Người dân trong xã đã mở rộng diện tích gieo trồng ngô vụđông và áp dụng giống mới làm tăng năng suất và sản lượng đáng kể.
- Cây sắn: Giống sắn được trồng chủ yếu ở xã là sắn cao sản. Do trồng sắn rất có hại cho đất, giảm hiệu quả sử dụng đất. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao năng suất sắn giảm từng năm. Năng suất sắn năm 2011 đạt 152,79 tạ/ha, năm 2012 giảm còn 147,23 tạ/ha và năm 147,23 tạ/ha, bình quân 3 năm tốc độ phát triển giảm 1,84%. Về sản lượng sắn năm 2011 đạt 4.583,7 tạ , năm 2012 đạt 3.526,16 tạ, năm 2013 đạt 2.314,46 tạ, bình quân 3 năm giảm 28,94%.
Tóm lại, cây lương thực của xã đã có sự phát triển về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng qua 3 năm nhưng tốc độ phát triển còn chậm. Chính quyền xã Thuận Thành cần quan tâm hơn nữa về khuyến khích áp dụng KHKT,
45
phương pháp canh tác mới tăng hiệu quả sử dụng đất (phát triển trồng vụ đông), về thông tin thị trường cho người dân để phát triển cây lương thực đảm bảo an ninh lương thực trong xã và các địa phương lân cận, tăng thu nhập cho người dân. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh của cây lúa chuyển sang sản xuất đa dạng hóa sản phẩm.