Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

5. Bốc ục của khóa luậ n

2.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành

các thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu kỳ nghiên cứu như sự thay đổi tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, giá trị tăng thêm của các sản phẩm chủ yếu, của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, xã hội.

2.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành phát triển kinh tế, xã hội triển kinh tế, xã hội

- Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất như hệ số

sử dụng ruộng đất, giá trị sản xuất ngành trồng trọt/ha canh tác.

- Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có và sự thay

đổi của lao động nông thôn.

- Mức độ sử dụng vốn, chi phí sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mỗi ngành. Năng lực tăng của các loại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, điện, thuỷ lợi… Các cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội như trường học, trạm xá, nhà văn hoá…

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ

mới có tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Sự thay đổi về môi trường thiên nhiên, sinh thái như nguồn nước, sói mòn đất… ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là các chỉ tiêu để đánh giá quá trình phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

23 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vị trí địa lý

Thuận Thành là xã nằm phía Nam huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự

nhiên 563,38 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Phú

- Phía Tây giáp xã Trung Thành - Phía Nam giáp TP. Hà Nội

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang • Địa hình

Thuận Thành là xã thuộc vùng trung du và miền núi phái Bắc nhưng lại mang

đặc điểm của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ven Sông Cầu và Sông Công.

Nằm trên trục Quốc lộ 3, có địa hình thuận lợi để chu chuyển hàng hóa sang các nơi khác, có bề mặt bằng phẳng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, tạo thế mạnh cho huyện Phổ Yên phát triển.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là: 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân

đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 140C).

24

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố

không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:

- Lượng bốc hơi và Độẩm:

Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985 mm. + Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84 mm.

+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9 mm. + Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 3): 52,7 mm

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Độẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 50% [8].

Thủy văn

Thuận Thành có lượng mưa trung bình tương đối lớn (1.400 mm/năm), có sông Cầu, sông Công chảy qua, là nguồn nước tương đối mặt phong phú, rất quan trọng cho việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai

Theo đánh giá chung của cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã, thổ nhưỡng của xã Thuận Thành chủ yếu là các loại đất phù sa và một diện tích nhỏ đất dốc tụ, bạc màu. Nhìn chung, đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

25

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích tự nhiên 563,38 100 563,38 100 563,38 100 1. Đất nông nghip 275,22 48,85 246,62 43,78 244,53 43,40 89,60 99,15 94,25 1.1. Đất sn xut nông nghip 242,80 43,10 220,07 39,06 218,03 38,70 90,63 99,07 94,76 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 209,50 37,18 186,80 33,16 184,86 32,81 89,16 98,96 93,93 1.1.1.1. Đất trồng lúa 158,51 28,13 138,19 24,52 136,32 24,20 87,18 98,65 92,74 1.1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 50,99 9,05 48,61 8,63 48,54 8,62 95,33 99,86 97,57 1.1.1. Đất trồng cây lâu năm 33,30 5,91 33,27 5,91 33,17 5,89 99,91 99,70 99,80 1.2. Đất lâm nghip 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.2.1. Đất rừng sản xuất 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.3. Đất nuôi trng thy sn 28,39 5.04 22,52 4,00 22,47 3,99 79,32 99,78 88,96

2. Đất phi nông nghiệp 286,30 50,82 314,90 55,90 316,99 56,27 109,99 100,66 105,22

2.1. Đất ở 55,79 9,90 55,99 9,94 55,95 9,93 103,36 99,93 101,63

2.2. Đất chuyên dùng 230,51 40,92 258,91 45,96 261,04 46,33 112,32 100,82 106,41

3. Đất chưa sử dụng 1,86 0,33 1,86 0,33 1,86 0,33 100 100 100

26

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có 6 loại đất chính là:

- Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bốở phía nam và tây nam của xã, có diện tích 125 ha, chiếm 22,14% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa không được bồi có diện tích 151,68 ha, phân bố ở phía bắc và

đông bắc của xã, chiếm 26,86% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng phân bố ở phía tây bắc của xã có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất bạc màu có diện tích 43,75 ha, phân bố ở trung tâm xã chiếm 7,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất dốc tụ phân bố ở phía bắc có diện tích là 18,75 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ phân bố ở tây nam của xã, có diện tích 62,50 ha chiếm 11,07% tổng diện tích đất tự nhiên.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt:

Thuận Thành có nước mặt tương đối phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận Thành còn

được bao bọc bởi Sông Công và Sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

* Nguồn nước ngầm:

Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.

27

3.1.2.3.Tài nguyên rừng

Hiện tại xã có 4,03 ha đất rừng chiếm khoảng 0,72% tổng diện tích đất tự

nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng năng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế xói mòn và sạt lởđất.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Thuận Thành có 5.081 nhân khẩu, với tổng số hộ 1.501 hộ, sinh sống tập trung tại 14 xóm. Xã có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu khó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Thuận Thành

3.1.3.1. Dân số và lao động

-Trình độ lao động qua đào tạo:

Có: 135 người có trình độĐại học và trên đại học; 116 người đạt trình độ Cao đẳng và cao đẳng nghề; 630 người có trình độ Trung cấp nghề;

273 người có trình độ Sơ cấp nghề;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động chiếm 35,3% [8]. - Trên địa bàn xã đa số là dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng.

Về chất lượng dân số trong những năm gần đây chất lượng dân số của xã Thuận Thành không ngừng được cải thiện. Không có thất học, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH tăng, tỷ lệđỗđại học tăng.

Là một xã có các ngành nghề phụ phát triển chậm, việc làm chính là trồng trọt và chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, năng suất lao động chưa cao, không ổn

định, tiềm năng lao động là rất lớn việc khai thác sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là sau khi thu hoạch mùa màng xong, số lao động dư thừa là rất lớn không có việc làm gây lãng phí nguồn lao động, việc giải quyết lao động dư thừa trong lúc nông nhàn là vấn đề bức thiết hiện nay.

28

Bảng 3.2. Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh ( %) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2011/20 12 2013/20 12 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 5481 100 5537 100 5661 100 101,11 102,05 101,58 II. Tổng số hộ Hộ 1324 100 1338 100 1354 100 101,04 101,21 101,12 1. Hộ nông nghiệp Hộ 1192 90,02 1204 90,01 1210 89,33 101,01 100,50 100,75

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 132 9,98 134 9,99 144 10,67 101,51 107,46 104,44

III. Tổng số lao động 3068 100 3115 100 3167 100 101,53 101,66 101,59

1. Lao động trong nông nghiệp LĐ 1904 62,05 1866 59,89 1798 56,78 98,00 96,36 97,18

2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 1164 37,95 1249 40,11 1369 43,22 107,30 109,60 108,44

3. Lao động nam LĐ 1500 48,88 1536 49,31 1537 48,53 102,40 100,07 101,22 4. Lao động nữ LĐ 1568 51,12 1579 50,69 1630 51,47 100,70 103,23 101,96 IV.Một số chỉ tiêu 1. BQNK / hộ Người /hộ 4,14 4,14 4,18 100 100,97 100,48 2. BQLĐ / hộ LĐ/ hộ 2,32 2,33 2,34 100,43 100,43 100,43 3. BQLĐNN/ hộ NN LĐ/ hộ 1,60 1,55 1,49 96,88 96,13 96,50

29

3.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Thuận Thành

* Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn có:

Tuyến đường Quốc lộ 3 cũ, Quốc lộ 3 mới đi qua địa bàn, có cảng đường thủy nội địa Đa phúc trên địa bàn có thể giao lưu hàng hóa với các tỉnh phía bắc.

Có tuyến Đường sắt Hà Thái đi qua địa bàn xã.

- Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (đạt 100%);

- Đường trục thôn, xóm được Bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (đạt 20%);

- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa;

- Tỉ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

* Thủy lợi

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. - Tỉ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.

Nhìn chung, hệ thống các công trình thủy lợi do xã được quản lý tương đối tốt; công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, công tác quản lý nguồn nước và môi trường nước được chú trọng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và

đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng úng lụt cục bộ

trong mùa mưa bão. * Điện

- Tổng số trạm biến áp 8 trạm với tổng dung lượng 1690 KVA, hệ thống lưới

điện hạ thếđảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân; - 100% số hộ dùng điện, xã cơ bản đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, phát huy hiệu quả và sử dụng tiết kiệm điện, không để xảy ra tình trạng cháy, chập điện, thiệt hại tính mạng về điện, tỷ lệ hao tổn điện năng giảm qua từng năm. Đạt tiêu chí.

30

* Chợ

Là địa phương không có Chợ nông thôn, nhưng thực tếđịa phương lại có vị

trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, là điểm giao thương hàng hóa với các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Bắc giang, Vĩnh phúc. Trong phạm vi bán kính 7 km tính từ trung tâm xã có 02 Chợ cấp I, 03 chợ cấp II và 06 chợ

nông thôn cấp III, 02 Siêu thị và nhiều điểm thu mua, trao đổi hàng hóa rất thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

* Văn hoá – giáo dục – y tế

Văn hóa

Hoạt động văn hóa thể thao thông tin tuyên chuyền đã bán sát được các nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên chuyền

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ chính trị

của địa phương. Trong những năm qua, hoạt động văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dịđoan và tệ nạn xã hội.

Giáo dục

Trong những năm qua tỷ lệ học sinh giỏi ở các cấp cao hơn so với các năm trước, tỷ lệ lên lớp và xét hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đều đạt 100%, bậc trung học cơ sở lên lớp đạt 96%, tốt nghiệp hàng năm đều đạt 98%, giữ vững chương trình phổ cập tiểu học trong độ tuổi và phổ cập THCS.

Cơ sở vật chất của các nhà trường được tăng cường đảm bảo tốt cho việc dạy và học. Đến nay trên địa bàn có trường THCS được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Phong trào khuyến học cũng được quan tâm và phát triển rộng rãi.

Y tế

- Vị trí nằm ngay trung tâm xã với diện tích xây dựng 1.800m2; trạm được xây dựng với kiến trúc nhà 2 tầng kiên cố, trạm có 10 phòng khám, đã có cổng, tường rào, sân bê tông; vườn thuốc nam có diện tích 120m2.Số lượng cán bộ

31

Trạm Y tế: 05 người, Bác sỹ: 02 người; Y sỹ: 02 người; Y tá: 02 người. Tỷ lệ

người dân tham gia các hình thức BHYT chiếm trên 60%. Trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia năm 2010. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện đúng các chế độ chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác theo quy định. Cơ

sở vật chất, trang thiết bị của trạm y tế được tăng cường, đội ngũ cán bộ y bác sỹ

của trạm không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Chương trình dân số gia đình và trẻ em luôn được các cấp ủy, chính quyền

đoàn thể quan tâm. Tuy nhiên số người sinh con thứ 3 hàng năm vẫn còn

* An ninh – Quốc phòng

Công tác quốc phòng:

Đảng bộ, chính quyền xã Thuận Thành hàng năm đã chỉ đạo làm tốt công tác quốc phòng, khám tuyển, giao quân, huấn luyện dân quân tự vệ, tổ chức huấn luyện đảm bảo thời gian, đúng kế hoạch, kết quả huấn luyện đạt loại khá trở lên, tổ chức biên chế lực lượng đủ quân số trong đó tỷ lệđảng viên, đoàn viên và tỷ

lệ nữ theo đúng hướng dẫn của cấp trên, đồng thời quản lý tốt lực lượng dự bị động viên. Công tác hậu phương quân đội được đẩy mạnh vì vậy hàng năm không có trường hợp nào chống lệnh, bỏ ngũ.

Công tác an ninh:

Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung chỉđạo lực lượng an ninh tăng cường các hoạt động thực hiện chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, chống ma tuý. Tăng cường quản lý địa bàn, hộ tịch, hộ khẩu nắm bắt và giải quyết kịp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)