Thực trạng kinh tế của xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

5. Bốc ục của khóa luậ n

3.1.3.3.Thực trạng kinh tế của xã

- Cơ cấu kinh tế:

Tình hình kinh tế của xã vẫn giữđược ở mức ổn định và phát triển đạt mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tếđược chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thủy sản. Phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng giữ vững và ổn định về lương thực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích

* Ngành trồng trọt

- Cây lúa: Tổng diện tích toàn xã 199,75 ha lúa trồng hai vụ, lúa mùa năng suất bình quân 69,45 tạ/ha, lúa đông xuân 83,34 tạ/ha.

- Cây ngô: diện tích trồng ngô toàn xã là 26,3 ha, năng suất đạt 69,45 tạ/ha - Cây sắn: tổng diện tích là 15,72 ha, năng suất 147,23 tạ/ha.

- Cây đậu tương: Tổng diện tích là 11,99 ha, năng suất là 27 tạ/ha. Cây đậu tương được trồng vào vụ đông, là cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả

kinh tế cao nhưng chưa được đầu tư phát triển.

* Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi của Thuận Thành tương đối phát triển, mô hình VAC ngày càng được phát triển mạnh, đến năm 2013 đàn trâu có 325 con, đàn bò có 589 con.

Đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đàn gia súc chăn nuôi đã mang tính chất hàng hóa. Đàn lợn thịt tăng do nhu cầu sinh hoạt của nhân dân tăng lên nhưng chăn nuôi dưới hình thức tận dụng thức ăn dư thừa lấy phân phục vụ cho sản xuất và cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và xã hội.

Đàn gia cầm của xã đã tăng lên đáng kể chủ yếu là gà, vịt, ngan bước đầu

đã chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, nhiều hộ nuôi gà tăng trọng đem lại thu nhập cao.

Bên cạnh đó công tác thú y, dịch bệnh ngày càng nhiều, giống còn hạn chế

33

nuôi phát triển mạnh cần chú trọng tới con giống, kỹ thuật nuôi, phòng chống bệnh tật và thị trường tiêu thụ.

* Ngành lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của Thuận Thành không đáng kể, chỉ có 4,03 ha rừng trồng sản xuất, tuy nhiên xã đã chú trọng đến việc trồng cây chắn xói mòn, sạt lởđất ven sông và tạo cảnh quan môi trường trên địa bàn xã.

* Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn xã đã có 6 doanh nghiệp tư nhân thu hút được hàng trăm lao

động vào sản xuất, chủ yếu là nghề mộc chế biến gỗ, làm than và dịch vụ. Doanh thu của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp năm đạt 1,6 tỷđồng.

Ngoài ra trên địa bàn xã có Cụm cảng Đa Phúc, Công ty TNHH đồ uống và chế biến thực phẩm Vĩnh Phúc đang hoạt động, hàng năm cũng thu hút được một phần lao động của nam nữ thanh niên trong xã.

* Thương mại - dịch vụ

Cơ cấu kinh tế xã ngành dịch vụ chiếm 20% tổng thu nhập, tuy xã không có chợ nhưng xã có trục đường Quốc lộ 3 chạy qua, đây là tuyến giao thông huyết mạnh để phát triển ngành dịch vụ - thương mại của xã.

Ngoài dịch vụ chủđạo của 1 HTX nông nghiệp vềđiện, nước, thuỷ lợi, phân bón giống cây trồng, ngoài ra còn có đông đảo lao động tham gia dịch vụ buôn bán nhỏđầy đủ chủng loại hàng loạt như: Dịch vụ hàng ăn, may mặc, hàng tạp hoá, dịch vụ buôn bán sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, vận tải hàng hoá... góp phần thu hút lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn xã Thuận Thành - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)