Thách thức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 77)

Cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt dẫn tới thị phần huy động và cho vay đang giảm dần: cùng với việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ làm cho các hoạt động cốt lõi nhƣ huy động vốn, cho vay và dịch vụ ngân hàng… cạnh tranh nội bộ

ngày càng gay gắt. Mặt khác, sau khi gia nhập WTO, tới nay nhiều cam kết đã đƣợc thực hiện khiến cho cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng nội mà cả các ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng nuớc ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp trong khi đây vốn là điểm bất lợi của ngân hàng Việt Nam.

Quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn còn thô sơ do những bất cập về kiến thức và công nghệ.

Tác động từ các yếu tố vi mô nhƣ kinh tế, chính trị và chính sách quản lý ngành ngân hàng, những tác động này lên VCB là khó tránh khỏi và sâu sắc hơn với các NHTM cổ phần khác.

Hoạt động tín dụng chƣa thực sự hiệu quả khi việc tiếp cận thông tin về khách hàng còn nhiều khó khăn. Hoạt động của ngành ngân hàng còn thiếu những chế tài xử lý phù hợp khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nuớc đang chiếm lớn trong tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng. Ðây là khối doanh nghiệp hoạt động thuờng kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tƣ nhân và việc xử lý các vấn đề phát sinh khi có nợ quá hạn, nợ xấu thuờng phức tạp hơn.

Sau cổ phần hóa, VCB phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng khác. Cuộc cạnh tranh này sẽ không dễ dàng đối với VCB khi phải chuyển cả một hệ thống lớn từ cách thức quản trị, điều hành của một Ngân hàng nhà nuớc sang hoạt động theo quy luật kinh tế thị truờng, giữ vững đƣợc thị phần. Cơ cấu cổ đông và nhân sự chƣa thực sự mang tính thị trƣờng.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của nguời dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)