Cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Ngân hàng hiểu rằng việc làm cho nhân viên của họ giỏi giang hơn sẽ làm tăng doanh thu và sự thỏa mãn của khách hàng, do đó Ngân hàng đã cam kết tạo ra 1 môi trƣờng làm việc dựa trên tinh thần
học hỏi.
Lấy khách hàng làm mục tiêu trong mọi hoạt động: Từ việc thiết lập mô hình kinh doanh với khách hàng là trung tâm của Ngân hàng, dễ dàng tiếp cận thông tin Ngân hàng thông qua đội ngũ nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng; kết hợp với một mạng lƣới toàn cầu mạnh mẽ; đến việc hợp nhất những thông tin về việc quản lý tiền mặt, tài chính thƣơng mại thông qua giao dịch 1 cửa duy nhất tại Ngân hàng để giải quyết vấn đề thuận tiện hơn cho khách hàng. Một điều đặc biệt hơn trong vấn đề tiếp xúc và tƣ vấn khách hàng là nhân viên của ngân hàng Bank of American đƣợc đào tạo lớp tƣ vấn rất đặc biệt, xem suy nghĩ và nhu cầu của khách hàng trƣớc khi giới thiệu những gì mà ngân hàng có.
Một bài học kinh nghiệm nữa từ ngân hàng Bank of American là luôn luôn tìm kiếm những đối tác kết hợp hay sát nhập nhằm tăng khả năng tài chính cũng nhƣ lợi thế về hệ thống phân phối của đối tác để mang lại tối ƣu cho mình. Cuộc sát nhập giữa Bank of America và Merrill Lynch là một điển hình. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh trên thế giới với trên 20.000 cố vấn và 2,5 nghìn tỷ trong tổng tài sản.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 luận văn đã trình bày một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh NHTM nói riêng, các đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh của NHTM.
Các mô hình lý thuyết điển hình về năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM nhƣ: năng lực tài chính; sản phẩm, dịch vụ; năng lực quản trị, năng lực công nghệ, và chất lƣợng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng trên thế giới nhƣ Citigroup, ngân hàng HSBC, ngân hàng Bank of America.
Từ mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh, trong đó mô hình của Michael Porter nghiêng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, còn lý thuyết cạnh tranh của Victor Smith nói về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của đối tƣợng cụ thể là NHTM. Do đó từ lý thuyết của Victor Smith, tác giả đã có mô hình nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát thực tế, tập hợp số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 19.0 ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM