Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
a. Phương thức - Thực bì được xử lý toàn diện theo lô.
b. Phương pháp Nếu trồng Luồng toàn diện theo lô, thì thực bì được xử lý như sau:
- Đối với thực bì nhóm thấp (nhóm 1-2): Thực bì được phát trắng, dọn sạch theo băng trồng rộng 3m (theo đường đồng mức). Những nơi cho phép đốt thì đốt thành từng đống nhỏ để đốt.
- Đối với thực bì nhóm cao (nhóm III- IV): phát toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 3m, băng để cuốc hố trồng rộng 3m. Nơi được phép đốt thực bì thì phải làm đường ranh cản lửa rộng từ 5-8m, ngăn cách với xung quanh. Khi đốt phải chọn ngày nắng to, lặng gió và luôn chú ý đường thoát, đảm bảo an toàn.
- Nếu trồng Luồng theo phương thức bao đồi, bao chân lô,... thì thực bì được phát, dọn sạch theo băng rộng 6m, từ chân lô trở lên và chạy vòng quanh lô hay chân đồi. Thực bì được phát thấp gốc < 10cm, phát đến đâu dọn sạch đến đó.
c. Thời gian xử lý thực bì
- Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng..
2. Làm đất
a. Phương thức - Làm đất cục bộ theo lô. b. Phương pháp - Cuốc hố thủ công
c. Cuốc hố
- Hố trồng được cuốc theo kích thước 50x50x50cm. Hố được cuốc theo mật độ trồng rừng. Khi cuốc lớp đất mặt được để lên phía trên hoặc sang hai bên để cho xuống khi lấp hố. Hố được cuốc trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
d. Lấp hố, phân bón lót
- Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi trồng từ 8-10 ngày.
+ Liều lượng + loại phân
- Liều lượng phân bón được quy định như sau: Phân NPK 10/5/5: 200gam /hố
+ Cách bón và lấp hố:
- Dùng cuốc cào lớp đất mặt đầy 1/2 chiều sâu của hố và đổ lượng phân bón quy định xuống hố. Sau đó tiếp tục lấp đất xuống đến 2/3 chiều sâu hố và trộn đều phân với đất trong hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên 5cm.
3. Trồng rừng
a. Loài cây trồng
- Cây Luồng (ĐendrocalamúsMembranaceus MunRo), Cây giống Luồng để trồng rừng thâm canh được sản xuất bằng chiết cành và giâm.
b. Tiêu chuẩn cây con
+ Tuổi cây con - Cây giống Luồng có tuổi xuất vườn từ: >6 tháng
+ Kích thước, tiêu chuẩn
- Cây giống Luồng có chiều cao từ: 30-50cm, có một thế hệ mới đã ra cành lá. Mỗi cây giống đã ra được từ1-2 măng (Vọt), có đường kính gốc > 0,7 cm. Cây giống xanh tốt, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, không gẫy vọt. Bầu đất còn nguyên vẹn, hệ rễ phát triển cân đối.
c. Phương thức trồng - toàn diện theo lô hoặc bâongạn chân lô. d. Phương pháp trồng - Trồng bằng cây con có bầu.
4. Thời vụ trồng
- Vụ xuân (vụ chính) trồng từ tháng 1 đến tháng 3. Vụ thu (vụ phụ) từ tháng 7 đến ngày 15/9.
5. Mật độ trồng
- Trồng toàn diện theo lô với mật độ : 400 khóm/ha ( 5 x 5m)
+ Cự ly hàng (m)
+ Theo cự ly : 5m, hàng năm trên đường đồng mức hoặc từ chân lên đỉnh lô, theo hướng Đông-Tây.
+ Cự ly cây (m) + Theo cự ly : 5m trong hàng. ( Tính từ tâm hố)
+ Cự ly khóm x khóm
- Trồng theo phương thức bao đồi, bao chân lô (theo băng): 300 khóm/ha
+ Trong băng trồng (6m), cự ly giữa các khóm là: 5,5m (Tính từ tâm hố)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6. Kỹ thuật trồng Theo các quy định sau đây: + Thời tiết, độ ẩm đất
- Chỉ tiến hành trồng rừng khi đất trong hố đã đủ ẩm và thời tiết thuận lợi: có mưa nhỏ hoặc giâm trời. Không trồng rừng khi trời nắng, nóng, đất trong hố khô.
+ Kỹ thuật trồng
+ Dùng cuốc moi một lỗ ở giữa tâm hố, sâu hơn bầu cây từ: 2-3cm. Đặt khóm Luồng giữa tâm hố đã moi, hơi nghiêng so với mặt đất tự nhiên. Sau đó vun đất lấp sâu 2/3 chiều cao bầu đất. Dùng tay ấn, lèn chặt đất xung quanh bầu cây (lèn đất lần 1, càng chặt càng tốt). Tiếp tục vun đất (cao bằng hoặc thấp hơn mặt đất tự nhiên) lên xung quanh hom đã trồng nhưng để xốp không lèn chặt. trên cùng nên phủ một lớp rác để giữ ẩm.
+ Trồng dặm
- Sau khi trồng chính từ 10 - 15 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sống để tiến hành trồng dặm. Tiêu chuẩn hom giống và kỹ thuật trồng dặm, như yêu cầu của trồng chính.
7. Chăm sóc , bảo vệ rừng a. Số năm và số lần chăm sóc
Rừng trồng Luồng được chăm sóc 3 năm, 6 lần (N1, N2, N3) Cụ thể: Vụ Xuân: 3:2;1; Vụ Thu: 1:3:2.
b. Năm 1 (Vụ xuân) (3 lần)
- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích. rấy cỏ và xới vun gốc xung quanh búi Luồng, với đường kính từ 0,8-1,0m. Tiếp tục tra dặm cây chết. Thời gian chăm sóc sau khi trồng từ: 1-1,5 tháng (làm trong khoảng từ tháng 4-5)
- Lần 2: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm, phát sạch cỏ xung quanh búi Luồng, với đường kính: 1m. Thời gian chăm sóc tháng 7-8.
- Lần 3: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm. Rẫy hố xung quanh búi Luồng, với đường kính: 1m và cuốc lật đất, sâu từ 15- 20cm. Thời gian chăm sóc tháng 10-11.
c. Năm 2 (2 lần)
- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm. Rẫy hố xung quanh búi Luồng, với đường kính: 1m và cuốc lật đất, sâu từ 15- 20cm. Thời gian chăm sóc tháng 4-5.
- Lần 2: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm, phát sạch cỏ xung quanh búi Luồng, với đường kính: 1m. Thời gian chăm sóc tháng 8-10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
d. Năm 3 (1 lần)
- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm, phát sạch cỏ xung quanh búi Luồng, tỉa cành ngang quanh thân cây Luồng và cuốc lật đất sâu từ 15-20cm. Thời gian chăm sóc tháng 5- 6.
8. Quản lý bảo vệ rừng a. Phòng trừ sâu bệnh hại, lửa rừng
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Luồng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN8-86.
b. Phòng chống sự phá hại rừng của người, gia súc
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng Luồng ( lấy măng, chặt cây) do con người và gia súc gây ra trong suốt chu kỳ kinh doanh. Cần thực hiện giao khoán bảo vệ, để tăng hiệu quả đầu tư, kinh doanh.
c. Quản lý rừng trồng
- Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng. Thực hiện việc kiểm kê sinh măng, cây mới theo định kỳ.
9. Chu kỳ kinh doanh & sản
lượng khai thác
1. Chu kỳ kinh doanh - Chu kỳ kinh doanh rừng Luồng từ 20-50 năm. 2. Khai thác và sản lượng
- Rừng Luồng cho khai thác nhẹ khi rừng vào tuổi thứ 5 và cho sản lượng ổn định từ năm thứ 7-8. Cường độ khai thác bình quân: 20%/năm
- Thời gian khai thác là sau mùa sinh măng, thường là vào tháng 11-12. sau khi kết thúc khai thác hàng năm, cần tiến hành các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng như xới đất xung quanh búi (cắt rễ cũ), san búi và bón thêm phân.
- Sản lượng: Khai thác nhẹ (khoảng 2-5 tấn/ha/năm, từ năm thứ 5-6) và cho sản lượng ổn định từ năm thứ 7-8, đạt từ: 8-10 tấn/ha/năm (Cụ thể sẽ theo phương án khai thác của từng lô, từng trang thái.)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/