Cơ chế, chính sách đầu tư và tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 51)

T T Hạng mục ĐVT Năm thực hiện Tổng

4.3.1.Cơ chế, chính sách đầu tư và tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty giấy Việt Nam

Việt Nam

4.3.1.1 Cơ chế phân cấp quản lý tài chính

Thực hiện theo quyết định số 2014/QĐ-TCKT ngày 05/09/2005 của Tổng giám đốc Công ty giấy Việt Nam, việc phân cấp quản lý tài chính giữa Công Ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo với Tổng Công ty giấy Việt Nam được thể hiện tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo và Tổng Công ty giấy Việt Nam

Hạng mục

phân cấp Đối Công ty với Tổng

Đối với Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo Tác động tới hoạt động SXKD của Công ty 1. Quản lý tài sản cố định và vốn cố định - Duyệt kế hoạch khấu hao, sửa chữa, mua sắm, thanh lý tài sản và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty.

- Trực tiếp mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản một số loại thiết bị, công trình trọng điểm, tổ chức bàn giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng. - Được sử dụng và phải bảo vệ, phát triển các tài sản cố định, trang thiết bị do Tổng Công ty cấp. - Phải làm thủ tục, báo cáo bằng văn bản và phải được Tổng Công ty xét duyệt đối với kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, thanh lý, khấu hao tài sản cố định,… theo quy định của Tổng công ty và của nhà nước.

- Tích cực: Một số hạng mục xây dựng cơ bản như đường vận xuất được Tổng Công ty đầu tư xây dựng tốt, thuận lợi cho SXKD của Công ty.

- Hạn chế:

+ Sự chủ động trong SXKD của công ty bị hạn chế. + Thủ tục thanh quyết toán, phê duyệt kế hoạch, giải ngân vốn,… phức tạp và chậm thực hiện, ảnh hưởng xấu tới hoạt động SXKD. + Tài sản cố định ít, phụ thuộc quản lý của Tổng Công ty nên công tác lập kế hoạch thế chấp vay vốn gặp rất nhiều khó khăn. 2. Quản lý vốn lưu - Có quyền phê duyệt kế hoạch sản - Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển

- Thuận lợi: Tổng Công ty đứng ra vay vốn và cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động và tài

sản lưu

động.

xuất kinh doanh và vốn lưu động, kế hoạch tài chính hàng năm do Công ty đề xuất.

- Ủy quyền vay vốn ngắn hạn cho Công ty tại các ngân hàng thương mại. tốt vốn được giao, được bổ sung vốn lưu động từ các nguồn khác như chênh lệch giá, lợi nhuận,… - Chịu trách nhiệm trả vốn, lãi theo đúng thời hạn vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng.

Công ty vay 70% nhu cầu vốn năm kế hoạch nên phần nào giảm áp lực vay vốn cho Công ty.

- Khó khăn:

+ 30% vốn vay còn lại là một thách thức lớn đối với Công ty.

+ Công tác giải ngân vốn thường chậm, gây khó khăn cho kế hoạch SXKD của Công ty.

3. Quản lý vốn rừng

- Tổng Công ty giao cho Công ty quản lý vốn rừng hiện có và rừng tăng thêm hàng năm. - Vốn giao cho Công ty gồm: Vốn ngân sách, vốn tự bổ sung, vốn viện trợ, vốn liên doanh liên kết và vốn tín dụng. - Xét duyệt báo cáo xin giảm vốn rừng do nguyên nhân bất khả kháng của Công ty.

- Công ty tự bảo toàn và phát triển vốn được giao. - Trả cả gốc lẫn lãi vốn vay tín dụng theo thời hạn. - Được phép xin thanh lý giảm vốn rừng do nguyên nhân bất khả kháng. - Tổ chức quản lý, kiểm kê rừng và đất rừng hàng năm theo quy định.

- Thuận lợi: Việc Công ty được phép xin thanh lý giảm vốn rừng do các nguyên nhân bất khả kháng sẻ giúp Công ty giảm nguy cơ thâm hụt vốn do thiên tai, cháy rừng, hạn hán,… gây thiệt hại trong kinh doanh rừng.

- Khó khăn:

+ Do là đơn vị hạch toán phụ thuộc, SXKD theo kế hoạch nên vốn tích lũy của Công ty gần như không có nên việc trả vốn vay tín dụng gặp nhiều khó khăn. + Nhiều thủ tục còn tương đối rườm rà, phức tạp. 4. Phân cấp hạch toán - Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao. - Lập và gửi các báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh toàn Tổng Công ty. - Tuân thủ quy chế tài chính của Chính phủ và Bộ tài chính về hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty.

- Tổ chức hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị và lên bảng cân đối tài khoản. Thực hiện kiểm kê tài sản tồn

- Hạn chế: Tính phụ thuộc trong sản xuất kinh doanh cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kho, vật tư, quyết toán kết quả SXKD cuối tháng, cuối quý. 5. Sử dụng

tài khoản, tiền gửi, tiền vay

- Đăng ký ngân hàng để Công ty được mở tài khoản tiền gửi, tiền vay vốn lưu động, vay dài hạn. - Lập kế hoạch vay vốn dài hạn, vốn ngắn hạn cho toàn Tổng Công ty. - Thông báo cho Công ty và ngân hàng Công ty sẽ vay vốn ngắn hạn về mức vay vốn, thời hạn vay. - Ủy quyền vay vốn dài hạn, thông báo hạn mức vay, mục đích vay, thời hạn trả nợ.

- Được mở tài khoản tại một ngân hàng thuận lợi nhất.

- Được Tổng Công ty ủy quyền vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng theo kế hoạch và phải trả nợ đúng hạn.

- Công ty được Tổng Công ty ủy quyền vay vốn dài hạn để xây dựng cơ bản, trồng rừng nguyên liệu theo quy định của ngân hàng phát triển.

- Thuận lợi: Được Tổng

Công ty đảm bảo để Công ty được mở tài khoản, vay vốn ngắn hạn, dài hạn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại ngân hàng phát triển.

- Khó khăn: Tính phụ thuộc

về vốn trong sản xuất kinh doanh đối với ngân hàng và Tổng Công ty là lớn. 6. Quan hệ thanh toán giữa Công ty với Tổng Công ty. - Cấp kịp thời các khoản vốn, kinh phí theo kế hoạch. - Nghiệm thu, thanh toán các công trình xây dưng cơ bản.

- Thanh toán kịp thời khoản nợ, vốn vay. - Nộp 100% cho Tổng Công ty các khoản quỹ khấu hao, quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, phí quản lý lâm sinh 2% so với số liệu quyết toán về tổng phí quản lý đầu tư.

- Khó khăn: Công ty hầu như không có vốn tích lũy để phát triển nên việc trả nợ và các khoản chi phí khác đúng thời hạn là một khó khăn lớn.

7. Phân phối lợi nhuận

- Phân phối lợi nhuận theo chế độ của nhà nước.

- Được nhận tiền lương, các chế độ khen thưởng, đãi ngộ khác.

- Công ty được quản lý, sử dụng số tiền được phân phối vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi hàng năm.

- Khó khăn: Mỗi năm Công

ty cung cấp cho Tổng Công ty khoảng 6.000 m3

gỗ nguyên liệu với giá bán thường thấp hơn so với thị trường. Do vậy, việc thực hiện phân chia lợi nhuận theo chế độ của nhà nước là chưa thực sự hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận xét: Mặc dù đơn vị đã thực hiện hình thức chuyển đổi từ Lâm trường sang hình thức Công ty Lâm nghiệp, tuy nhiên việc thực hiện là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, không độc lập về tài chính gây khó khăn rất lớn đối với sự phát triển của Công ty cả về khả năng vay vốn, lợi nhuận và vốn tích lũy. Có thể thấy rằng, việc Tổng Công ty can thiệp quá sâu vào việc quản lý tài chính, hoạt động SXKD của Công ty đã làm cho Công ty không phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tính năng động trong SXKD của mình.

4.3.1.2 Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư được đề cập tới trong đề tài chủ yếu là chính sách đầu tư giữa Tổng Công ty giấy Việt Nam với Công ty con là Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo. Bên cạnh những chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,… đã được trình bày trong phần phân cấp quản lý tài chính đề tài sẽ đi phân tích để làm rõ hơn về những khó khăn trong chính sách đầu tư về vốn giữa Tổng Công ty với Công ty như sau.

Hàng năm Tổng Công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu vốn năm kế hoạch của các Công ty con để đứng ra vay vốn từ Ngân hàng Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển lâm nghiệp nguồn vốn vay ưu đãi với chu kỳ trả cả gốc lẫn lãi là 8 năm (bằng với chu kỳ sản xuất của các loài cây nguyên liệu giấy chủ yếu như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,…). Từ nguồn vốn đã vay được, căn cứ vào nhu cầu vốn năm kế hoạch của từng Công ty con, Tổng Công ty tiến hành buộc các Công ty con phải làm thủ tục vay vốn của Công ty mẹ với cam kết trả nợ đúng thời hạn đối với Tổng Công ty. Điều này có nghĩa là các Công ty con hoạt động theo đúng hình thức hạch toán phụ thuộc về tài chính, Công ty con sẽ không có quyền chủ động vay vốn để hoạt động SXKD mà hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công ty. Việc thực hiện hình thức vay vốn này nhằm mục đích buộc các Công ty con phải bán nguồn gỗ nguyên liệu sản xuất được cho Tổng Công ty theo đúng kế hoạch được giao với giá bán do Tổng Công ty định đoạt và thường là thấp hơn so với giá bán ngoài thị trường nên đối tượng chịu thiệt thường sẽ là các Công ty con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, lượng vốn do Tổng Công ty cho các công ty Con trong đó có Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo vay chỉ bằng 70% nhu cầu vốn năm kế hoạch của Công ty, 30% còn lại Công ty phải chủ động vay vốn nếu Công ty không có khả năng vay vốn 30% còn lại thì Tổng Công ty sẽ cho vay với lãi suất bằng lãi suất ngân hang hoặc Tổng Công ty ủy quyền cho Công ty vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cho vay vốn thường căn cứ vào số lượng vốn chủ sở hữu có để làm căn cứ cho vay. Do đơn vị là Công ty nhà nước nên số vốn chủ sở hữu của Công ty là rất thấp, mặc dù tổng tài sản của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo lên tới 40 tỷ nhưng số vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 2,4 tỷ đồng. Ngân hàng thương mại chỉ cho vay tối đa 60% số vốn của chủ sở hữu, do đó Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo chỉ vay được khoảng 1,4 tỷ đồng cho năm kế hoạch và mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu vốn còn thiếu. Việc thực hiện vay được 20% nhu cầu vốn còn thiếu là một thách thức rất lớn đối với Công ty. Nguồn vốn 20% còn lại sẽ được Công ty thực hiện bổ sung thông qua các giải pháp sau:

- Huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên của Công ty và thực hiện trả cả vốn lẫn lãi theo lãi suất ngân hàng, thời gian huy động vốn từ 1 năm trở lên. Thông qua hình thức này, mỗi năm Công ty giải quyết được khoảng 1 tỷ tiền vốn thiếu.

- Hình thức góp công lao động của cán bộ, công nhân và thực hiện ăn chia sản phẩm ở cuối chu kỳ kinh doanh sẽ góp phần giải quyết nốt số vốn còn thiếu còn lại của Công ty trong năm kế hoạch.

Chi tiết của các hình thức huy động vốn và chia sẻ lợi ích này sẽ được đề tài trình bày rõ hơn trong nội dung các mô hình tổ chức sản xuất của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo.

4.3.1.3. Chính sách tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do Tổng Công ty thực hiện chính sách buộc các Công ty con phải phụ thuộc về vốn nên lượng gỗ nguyên liệu trong năm kế hoạch khai thác được của Công ty phải bán về Tổng Công ty với mức giá do Tổng Công ty định đoạt. Hình thức tiêu thụ sản phẩm này của Tổng Công ty gây thua lỗ đối với Công ty, kết quả cụ thể được thể hiện tại bảng 4.14.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.14. Hạch toán giá bán gỗ nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Sản lượng bán cho Tổng công ty (tấn/năm) Đơn giá sản xuất (đ/tấn)

Tổng công ty thu mua Nếu bán ra thị trường Đơn giá (đ/tấn) Lợi nhuận của Công ty (triệu đ) Đơn giá (đ/tấn) Lợi nhuận của Công ty (triệu đ) 10.000 950.000 900.000 - 500 1000.000 500 Ghi chú:

- Các giá trị nêu trên được tính tại thời điểm năm 2010.

- Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm của Công ty là khoảng 10.000m3

gỗ nguyên liệu/năm, trong đó 60% sản lượng gỗ khai thác được bán về Tổng Công

ty tương đương 6.000 m3/năm, mỗi 1 m3

gỗ nguyên liệu Keo, Bồ đề bình quân nặng khoảng 1,2 tấn/m3.

- Đơn giá sản xuất được tính bao gồm: Chi phí tạo rừng + Chi phí khai thác + vận xuất + vận chuyển.

Kết quả tại bảng 4.14 cho thấy, nếu theo chính sách tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty thì mỗi năm Công ty sẽ thua lỗ khoảng 500 triệu đồng từ việc thực hiện khai thác rừng nhưng nếu cũng từ lượng gỗ này nếu bán ra thị trường bên ngoài thì không những Công ty có khả năng hoàn vốn mà còn được lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Trên thực tế, Công ty chỉ tiến hành bán khoảng 60% sản lượng khai thác hàng năm về Tổng Công ty, 40% còn lại sẽ được Công ty bán cho các thương lái ở các tỉnh miền xuôi thu mua để cung cấp cho thị trường gỗ xẻ, ván bóc với giá bán là khoảng 1000.000 đồng/m3, với giá bán này sau khi trừ đi các khoản chi phí Công ty sẽ có lãi khoảng 50.000 đồng/m3. Như vậy, lợi nhuận đạt được từ việc bán 4.000 m3 gỗ nguyên liệu/năm ra thị trường bên ngoài của Công ty sẽ là 200 triệu đồng/năm. Như vậy, nếu cân đối giữa lợi nhuận phần gỗ bán ra bên ngoài và phần thua lỗ khi phải bán gỗ về Tổng Công ty thì mỗi năm từ hoạt động khai thác rừng Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo vẫn thua lỗ khoảng 300 triệu đồng, điều này không những không làm cho Công ty có vốn tích lũy trong sản xuất kinh doanh mà còn bị âm vào vốn sản xuất của Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2. Một số mô hình tổ chức sản xuất trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo đã thực hiện theo 2 mô hình tổ chức sản xuất trong trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty, mỗi mô hình đều có những ưu, nhược điểm riêng và nó phù hợp với từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty, cụ thể là:

- Mô hình cán bộ, công nhân viên trong Công ty góp công lao động và ăn chia sản phẩm ở cuối chu kỳ kinh doanh.

- Mô hình khoán theo công đoạn.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi làm rõ từng mô hình tổ chức sản xuất này và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của Công ty.

4.4.2.1. Mô hình góp vốn bằng công lao động và ăn chia sản phẩm ở cuối chu kỳ kinh doanh

Kết quả phân tích về đặc điểm, ưu, nhược điểm của mô hình tổ chức sản xuất bằng cách góp công lao động và ăn chia sản phẩm ở cuối chu kỳ kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được tổng hợp tại bảng 4.15.

Bảng 4.15. Đánh giá mô hình tổ chức sản xuất bằng hình thức góp công lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 51)