10. Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
Lâm trường Vĩnh Hảo, được thành lập ngày 31/03/1961, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm tới ngày 14/09/2007 thực hiện theo Quyết định 439/QĐ-GVN.HN ngày 14/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Giấy Việt Nam Lâm trường Vĩnh Hảo được đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo với tổng diện tích quản lý lên tới 3.800 ha. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng; tổ chức khai thác rừng, vận tải cung ứng lâm sản; dịch vụ vật tư kỹ thuật lâm sinh,… theo đúng quy định và kế hoạch của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo bao gồm: Ban giám đốc, 3 phòng chức năng và 6 đội sản xuất với tổng số cán bộ là 134 người, trong đó có 20 người có trình độ đại học, 7 người trình độ trung cấp, 10 công nhân kỹ thuật và 97 người chưa qua đào tạo. Công ty hiện đang quản lý một diện tích đất đai rộng lớn lên tới 3.800 ha, trong đó có 3.514,91 ha là đất sản xuất lâm nghiệp với hệ thống nhà xưởng, đường vận xuất được xây dựng tốt, đáp ứng tốt hoạt động trồng và khai thác cây nguyên liệu giấy của Công ty. Công ty là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, hoạt động theo cơ chế hạch toán phụ thuộc và không có vốn tích lũy. Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2011 là khoảng 44.790 triệu đồng, trong đó Công ty đã vay của Tổng công ty 31.205 triệu đồng và vay từ các nguồn khác là 13.585 triệu đồng số tiền này được hoàn trả khi Công ty khai thác rừng và bán gỗ nguyên liệu cho Tổng công ty giấy Việt Nam.
Trong giai đoạn 2004 - 2011 Công ty đã trồng được 2.618 ha rừng nguyên liệu, chăm sóc rừng được 8.252 ha, bảo vệ rừng được 11.249 ha, khai thác rừng được 1.538,2 ha với tổng sản lượng lên tới 88.660 m3, tổng thu nhập đạt được là 65.250 triệu đồng. Tuy nhiên, do phải bán sản phẩm về cho Tổng Công ty Giấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năng suất rừng thấp nên lợi nhuận mang lại là không lớn, lương bình quân cán bộ nhân viên công ty chỉ đạt khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng vào năm 2011.
Hoạt động trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty trong những năm qua tập trung vào 4 loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai, Luồng và Bồ đề với tổng diện tích trồng trong giai đoạn 2004 - 2011 của Keo tai tượng là 2.364,8 ha, Keo lai 109,2 ha, Luồng 374,2 ha và Bồ đề 866,5 ha. Tuy nhiên, Keo tai tượng vẫn là loài cây trồng chủ lực, Keo lai hiện đang mới được gây trồng thử nghiệm còn riêng 2 loài Luồng và Bồ đề do không phù hợp với lập địa và năng suất thấp nên Công ty đã không mở rộng diện tích trồng 2 loài cây này từ năm 2006 trở lại đây.
Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng của Công ty được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng, chăm sóc bảo vệ theo sự tập huấn của công ty và Tổng Công ty Giấy Việt Nam và bước đầu cũng đã có chú ý tới trồng thâm canh. Tuy nhiên, mức độ thâm canh còn ít, công tác giống cây trồng chưa được chú ý.
Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Keo lai là cao nhất, sau chu kỳ kinh doanh 7 - 8 năm, 1 ha Keo lai cho lợi nhuận khoảng 8.304.925 đ/ha; tiếp đó là mô hình Keo tai tượng cho lợi nhuận 2.379.668 đ/ha; mô hình Bồ đề chỉ cho lợi nhuận 1.462.716 đ/ha và Luồng thì thua lỗ tới 3.339.195 đ/ha sau 20 năm trồng. Như vậy, Keo lai và Keo tai tượng là 2 loài cây trồng mà công ty nên tiếp tục nhân rộng. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới công tác giống và thâm canh rừng, nên thử nghiệm một số dòng bạch đàn mới có năng suất cao để đa dạng hóa sản phẩm.
Khả năng tạo việc làm của mô hình Luồng là lớn nhất lên tới 715 công/ha, tiếp đến là Keo lai 415 công/ha, Keo tai tượng 385 công/ha và thấp nhất là Bồ đề chỉ có 310 công/ha. Với đơn giá nhân công bình quân là 75.000 đồng/công thì thu nhập cho lao động dao động từ 28.875.000 - 53.625.000 đồng/ha, đây là nguồn thu nhập rất lớn góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Việc phân cấp quản lý tài chính của Công ty được thực hiện theo quyết định số 2014/QĐ-TCKT ngày 05/09/2005 của Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nam theo đó Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng hạch toán phụ thuộc theo sự điều hành, quản lý của Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Tổng Công ty đứng ra vay vốn từ Ngân hàng phát triển sau đó cho Công ty vay lại với 70% nhu cầu vốn; 30% nhu cầu vốn còn lại Công ty phải chủ động vay vốn. Với số vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 2,4 tỷ đồng nên công ty chỉ có khả năng vay vốn từ ngân hàng thương mại được khoảng 1,4 tỷ đồng đáp ứng 10% số vốn còn thiếu. Số vốn 20% còn thiếu được Công ty huy động từ đội ngũ cán bộ nhân viên theo 2 hình thức là vay vốn và trả lãi theo lãi xuất ngân hàng và hình thức góp công lao động và ăn chia sản phẩm.
Công ty mỗi năm bán 60% tổng số gỗ khai thác được về Tổng công ty, 40% số gỗ còn lại công ty được quyền lựa chọn chủ mua. Theo hình thức này mỗi năm Công ty sẽ thua lỗ khoảng 1.240 triệu đồng từ hoạt động khai thác gỗ và nếu bán 100% sản phẩm về Tổng Công ty thì Công ty sẽ thua lỗ khoảng 1.440 triệu đồng. Số tiền thua lỗ này sẽ được Tổng Công ty bù lại từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Hai mô hình tổ chức sản xuất cơ bản được Công ty thực hiện là: Mô hình góp vốn bằng công lao động và ăn chia sản phẩm ở cuối chu kỳ kinh doanh và mô hình khoán theo công đoạn. Tuy nhiên, mô hình góp vốn bằng công lao động ăn chia sản phẩm tồn tại nhiều nhược điểm như: thiếu sự tính toán thống nhất một cách chính xác, thiếu khoa học,… nên từ năm 2008 tới nay Công ty thực hiện theo hình thức khoán công đoạn.
Sự tham gia của chính quyền địa phương vào công tác quản lý bảo vệ rừng của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phối hợp cùng Công ty xử lý các vi phạm trong xâm phạm tài nguyên rừng, tổ chức giao ban hàng tháng với các tổ đội trên địa bàn về công tác bảo vệ rừng và phối hợp với Công ty và kiểm lâm huyện tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy.
Đánh giá công tác quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của FSC Việt Nam thì công ty mới đạt ở mức khá, điểm cho các tiêu chuẩn dao động từ 7,5 - 8,2, trung bình là 7,8 điểm, trong đó chỉ có 4/9 tiêu chuẩn đạt thang điểm lớn hơn hoặc bằng 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điểm tức là việc thực thi các tiêu chuẩn này tại đơn vị là có triển vọng còn 5/9 tiêu chuẩn còn lại thì việc thực thi là yếu hoặc không rõ ràng đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn của công ty trong công tác quản lý rừng nếu muốn đạt được quản lý rừng bền vững và tiến tới cấp chứng chỉ rừng.
Trong thời gian tới để phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo cần phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ các giải pháp về: Cập nhật và cải thiện giống cây trồng có năng suất cao, đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh chú trọng cải tạo và nâng cao sức sản xuất của đất thông qua bón phân, trồng cốt khí,... Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoàn thiện các phương án sản xuất kinh doanh rừng theo hướng quản lý rừng bền vững và tiến tới được cấp chứng chỉ rừng.
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau: - Đề tài chưa đi sâu đánh giá được các tác động xã hội và tác động môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu về lập địa trồng rừng và loài cây trồng phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty để các đề xuất có tính thiết thực hơn.