T T Hạng mục ĐVT Năm thực hiện Tổng
4.2.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng nguyên liệu giấy ở Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Kết quả điều tra về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Bồ đề, Keo tai tượng, Luồng, Keo lai của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được tổng hợp tại bảng 4.7, 4.8, 4.9 và 4.10.
Bảng 4.7. Kỹ thuật trồng rừng Bồ đề tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
- Phương thức: Xử lý toàn diện theo lô.
- Phương pháp: Phát trắng toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 1m, băng để cuốc hố trồng rộng 1,5m. Khi đốt thực bì phải chọn ngày nắng to, lặng gió.
- Thời gian: Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
2. Làm đất
- Phương thức: Làm đất cục bộ. - Phương pháp: Cuốc thủ công.
- Cuốc hố: Hố trồng được cuốc theo kích thước 20x20x20cm. Hố được cuốc trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
- Lấp hố: Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi tra hạt từ 8-10 ngày.
3. Trồng rừng
- Tiêu chuẩn hạt giống: Hạt giống được thu hái từ rừng giống chuyển hoá hoặc từ những cây trội,... đạt tuổi 7-8 tuổi trở lên. Hạt phải có chất lượng tốt, tỷ lệ nẩy mầm của hạt >85%.
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài. - Phương pháp trồng: Gieo hạt thẳng.
- Thời vụ trồng: Vụ thu từ 15 tháng 10 đến 30 tháng 11. - Mật độ trồng: 2.000 cây/ha (2,5x2,0m).
- Kỹ thuật trồng:
+ Thời tiết, độ ẩm đất: Chỉ tiến hành gieo hạt khi đất trong hố đã đủ ẩm và thời tiết thuận lợi: có mưa nhỏ hoặc giâm trời.
+ Kỹ thuật gieo hạt: Gieo mỗi hố 5 hạt, bốn góc bốn hạt, 1 hạt ở tâm hố. Sau đó lấp đất phủ kín hạt 1,5-2,0cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lệ nứt nanh hay mọc mầm của hạt. Nếu tỉ lệ này < 95% thì tiến hành tra dặm, trồng dặm.
4. Chăm sóc, bảo vệ rừng
* Chăm sóc 3 năm đầu với tổng số 8 lần, trong đó: Năm 1 chăm sóc 4 lần; Năm 2 chăm sóc 3 lần; Năm 3 chăm sóc 1 lần.
* Phòng trừ sâu bệnh hại, lửa rừng: Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN8-86.
* Phòng chống sự phá hoại của người và gia súc.
* Quản lý rừng trồng: Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng.
* Chu kỳ kinh doanh và sản lượng gỗ khai thác: từ 7-8 năm.
Bảng 4.8. Kỹ thuật trồng Keo tai tƣợng tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
- Phương thức: Xử lý toàn diện theo lô. - Phương pháp:
+ Đối với thực bì nhóm thấp (nhóm 1-2): Thực bì được phát trắng, dọn sạch theo băng rộng 2m (theo đường đồng mức).
+ Đối với thực bì nhóm cao hơn (nhóm III-IV): Phát toàn bộ thực bì, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 1m, băng để cuốc hố trồng rộng 2,0m.
- Thời gian xử lý: Trước khi cuốc hố 20 ngày đến 1 tháng.
2. Làm đất
- Phương thức: Làm đất cục bộ. - Phương pháp: Cuốc hố thủ công.
- Cuốc hố: Hố trồng được cuốc theo kích thước 40x40x40cm. Hố được cuốc theo mật độ trồng rừng. Hố được cuốc trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
- Lấp hố, bón lót phân: Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi trồng từ 8-10 ngày.
+ Liều lượng phân bón: Phân NPK 10:5:5: 200 gam/hố.
- Phòng trừ Mối, Dế: Nơi có nhiều Mối, Dế, có thể cho thêm vào mỗi hố 5-10 gam thuốc Fugadan hay Diaphos 10H cùng lúc với lấp hố, bón phân lót.
3. Trồng rừng
- Tiêu chuẩn cây con:
+ Cây con Keo lai, có tuổi xuất vườn từ 3,5 đến 4,0 tháng.
+ Cây con có chiều cao từ: 25-30cm, đường kính gốc từ: >0,3cm. - Phương thức trồng: Trồng thuần loài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.
- Thời vụ trồng: Vụ Xuân (vụ chính) trồng từ 15/2 đến 15/5. - Mật độ trồng: 1.660 cây/ha (3x2,5m).
- Kỹ thuật trồng:
- Trồng dặm: Sau khi trồng chính từ 8-10 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sống để tiến hành trồng dặm.
4. Chăm sóc Chăm sóc 3 năm, 6 lần, cụ thể: Năm 1 chăm sóc 3 lần; Năm 2: Chăm sóc 2 lần; Năm 3: Chăm sóc 1 lần.
5. Quản lý bảo vệ rừng
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN 8-86.
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng trồng do con người và gia súc gây ra.
- Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng. Thực hiện việc kiểm kê rừng. - Chu kỳ kinh doanh rừng trồng từ 7-8 năm.
Bảng 4.9. Kỹ thuật trồng Luồng tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
- Phương thức: Xử lý toàn diện thực bì. - Phương pháp:
+ Đối với thực bì nhóm thấp (nhóm 1-2): Thực bì được phát trắng, dọn sạch theo băng trồng rộng 3m (theo đường đồng mức). Những nơi cho phép đốt thì đốt thành từng đống nhỏ để đốt.
+ Đối với thực bì nhóm cao (nhóm III- IV): Phát toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 3m, băng để cuốc hố trồng rộng 3m. Nếu trồng Luồng theo phương thức bao đồi, bao chân lô,... thì thực bì được phát, dọn sạch theo băng rộng 6m, từ chân lô trở lên và chạy vòng quanh lô hay chân đồi.
- Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố từ 20 ngày đến 1 tháng.
2. Làm đất
- Phương thức: Làm đất cục bộ. - Phương pháp: Cuốc hố thủ công.
- Cuốc hố: Hố trồng được cuốc theo kích thước 50x50x50cm. Hố được cuốc theo mật độ trồng rừng.
- Lấp hố, bón lót: Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi trồng từ 8-10 ngày. Liều lượng phân bón NPK 10:5:5: 200g/hố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3. Trồng rừng
- Tiêu chuẩn cây con: Cây giống Luồng có chiều cao từ: 30-50cm, có một thế hệ mới đã ra cành lá. Mỗi cây giống đã ra được từ 1-2 măng (Vọt), có đường kính gốc > 0,7 cm.
- Phương thức trồng: Trồng toàn diện theo lô hoặc bao chân lô. - Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân (vụ chính) trồng từ tháng 1 đến tháng 3. Vụ thu (vụ phụ) từ tháng 7 đến 15/9.
- Mật độ: 400 khóm/ha (5mx5m).
- Trồng dặm: Sau khi trồng chính từ 10 - 15 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sống để tiến hành trồng dặm.
4. Chăm sóc - Rừng trồng Luồng được chăm sóc 3 năm, 6 lần: Năm 1: Chăm sóc 3 lần; Năm 2: Chăm sóc 2 lần; Năm 3: Chăm sóc 1 lần.
5. Quản lý bảo vệ rừng
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Luồng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN 8-86.
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng Luồng (lấy măng, chặt cây) do con người và gia súc. - Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng. Thực hiện việc kiểm kê sinh măng, cây mới theo định kỳ.
- Chu kỳ kinh doanh rừng Luồng từ 20-50 năm.
- Rừng Luồng cho khai thác nhẹ khi rừng vào tuổi thứ 5 và cho sản lượng ổn định từ năm thứ 7-8. Cường độ khai thác bình quân: 20%/năm. Thời gian khai thác là sau mùa sinh măng, thường là vào tháng 11-12.
Bảng 4.10. Kỹ thuật trồng Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
- Phương thức: Xử lý toàn diện theo lô.
- Phương pháp: Đối với thực bì nhóm thấp (nhóm 1-2): Thực bì được phát trắng, dọn sạch theo băng rộng 2m (theo đường đồng mức). Đối với thực bì nhóm cao hơn (nhóm III-IV): Phát toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 1m, băng để cuốc hố trồng rộng 2,0m.
- Thời gian xử lý thực bì: Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phương pháp: Cuốc hố thủ công.
- Cuốc hố: Hố trồng được cuốc theo kích thước 40x40x40cm. - Lấp hố, bón phân: Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi trồng từ 8-10 ngày. Liều lượng phân bón được quy định như sau: Phân NPK 10:5:5: 200 g/hố.
- Phòng trừ Mối, Dế: Nơi có nhiều Mối, Dế, có thể cho thêm vào mỗi hố 5-10 gam thuốc Fugadan hay Diaphos 10H cùng lúc với lấp hố, bón lót.
3. Trồng rừng
- Tiêu chuẩn cây con: Tuổi xuất vườn từ 3,5 đến 4,0 tháng. Cây con có chiều cao từ: 25-30cm, đường kính gốc từ: >0,3cm.
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài.
- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.
- Thời vụ trồng: Vụ Xuân (vụ chính) trồng từ 15/2 đến 15/5. - Mật độ trồng: Trồng với mật độ: 1.660 cây/ha (3mx2,5m).
- Trồng dặm: Sau khi trồng chính từ 8-10 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sống để tiến hành trồng dặm.
4. Chăm sóc - Chăm sóc 3 năm, 6 lần. Năm 1: Chăm sóc 3 lần; Năm 2 chăm sóc 2 lần; Năm 3 chăm sóc 1 lần.
5. Quản lý bảo vệ rừng
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN 8-86.
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng trồng do con người và gia súc gây.
- Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng.
- Chu kỳ kinh doanh rừng trồng từ 7-8 năm.
Kết quả tổng kết các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong trồng rừng Keo lai, Keo tai tượng, Luồng, Bồ đề được trình bày ở trên cho thấy, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo áp dụng một cách tương đối tốt các kỹ thuật trong trồng rừng, có đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh. Điều này được giải thích là do Công ty là một đơn vị thuộc Tổng Công ty nguyên liệu giấy Việt Nam nên hàng năm từ phía Tổng Công ty và Công ty đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong thâm canh rừng nguyên liệu giấy, có cập nhật các kiến thức mới. Tuy nhiên, việc trồng rừng sản xuất của Công ty vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả là do:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công tác điều tra lập địa trồng rừng của Công ty chưa được chú trọng, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực này. Việc phát triển các loài cây trồng rừng hoàn toàn theo kế hoạch cấp trên giao dẫn tới trồng cây Luồng ở những lập địa không phù hợp nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Công tác giống cây trồng của Công ty chưa được chú trọng, các giống sử dụng vẫn chưa thực sự phải là giống tiến bộ kỹ thuật nên năng suất rừng chưa cao.