10. Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
4.5. xuất một số giải pháp tổng thể phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy bền vững ở Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
bền vững ở Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Kết quả phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được tổng hợp tại bảng 4.20.
Bảng 4.20. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Điểm mạnh Điểm yếu
- Công ty có lịch sử phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy từ lâu nên có rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực trồng rừng.
- Là một thành viên của Tổng Công ty nguyên liệu giấy Việt Nam nên nhận được sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm từ phía Tổng Công ty. - Diện tích đất rừng sản xuất lớn, khoảng 3.800 ha, trong đó phần lớn là diện tích
- Đất đai tuy rộng lớn nhưng độ dốc lớn, đất đã qua nhiều chu kỳ chỉ kinh doanh và chỉ áp dụng trồng 1 - 2 loài cây, giai đoạn đầu ít chú ý tới thâm canh nên đất đai nghèo dinh dưỡng, năng suất cây trồng thấp.
- Sự phụ thuộc quá lớn về vốn sản xuất và không có quyền chủ động bán đầu ra của sản phẩm dẫn tới công ty không chủ động được phương án sản xuất kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy. - Vùng Bắc Quang tỉnh Hà Giang là nơi có lượng mưa lớn nhất cả nước nên thuận lợi cho nhiều loài cây trồng phát triển, đặc biệt là các loài cây nguyên liệu giấy như: Keo lai, Keo tai tượng,… - Giao thông đi lại thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm. Hệ thống đường vận xuất được đầu tư xây dựng cơ bản tốt, thuận lợi cho quá trình vận xuất gỗ ra khỏi rừng.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, yêu nghề có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu giấy.
- Công ty đã bắt đầu chú ý tới trồng rừng thâm canh tăng năng suất cây trồng.
doanh. Mặt khác, cơ chế không cấp vốn hoàn toàn của Tổng Công ty khiến cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề vay vốn trồng rừng.
- Việc trồng rừng thâm canh đã bắt đầu được quan tâm nhưng còn chưa theo chiều sâu. Nguồn giống sử dụng còn chưa phải là giống tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng thấp.
- Lực lượng cán bộ tuy đông đảo nhưng số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ quá lớn chiếm tới 72,4% tổng lao động của Công ty. Số cán bộ có trình độ đại học mới chỉ chiếm 14,2%, chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing,…
- Khu vực có lượng mưa lớn nhất cả nước, đất đai có độ dốc cao, xói mòn mạnh nên gây tác động rất lớn tới môi trường.
- Việc quản lý rừng của Công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế, phần lớn các tiêu chí của quản lý rừng bền vững Công ty mới chỉ đạt ở mức khá. Để đạt tới được cấp chứng chỉ rừng đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía Công ty và Tổng Công ty.
Cơ hội Thách thức
- Nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy hiện nay và trong tương lai liên tục tăng cao nên Công ty có nhiều cơ hội trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt có thể hướng tới
- Việc chủ động phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một thách thức lớn đối với Công ty nếu Tổng Công ty vẫn giữ nguyên cơ chế như hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
việc chế biến tinh chế một số sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho Công ty.
- Sản phẩm gỗ rừng trồng của Công ty nếu đạt được tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng thì sẽ có cơ hội xâm nhập vào các thị trường khó tính như: Châu Âu, Mỹ, Nhật bản,…
- Hiện nay lĩnh vực giống cây trồng rừng của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều công trình nghiên cứu về thâm canh rừng trồng được thực hiện. Do vậy, Công ty có cơ hội được kế thừa và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật này nhằm tăng năng suất cây trồng rừng.
- Nhiều chỉ số trong bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững của FSC Công ty vẫn chưa đạt được hoặc ở mức còn yếu, chưa có tính khả thi cao. Do vậy, việc hướng tới được cấp chứng chỉ rừng là một thách thức lớn với Công ty hiện nay.
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo
Từ kết quả phân tích trên, để phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo trong thời gian tới đề tài đề xuất một số giải pháp sau:
- Về cơ cấu cây trồng: Hiện nay, thực tiễn đã chứng minh cây Luồng và cây Bồ đề đã không phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực mang lại hiệu quả thấp do Bồ đề đã qua nhiều chu kỳ kinh doanh mà lại không được đầu tư thâm canh cải tạo nên đất rừng đã thoái hóa. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty không nên tiếp tục phát triển diện tích 2 loài cây này, các diện tích đã trồng sau khi khai thác cần trồng lại loài cây khác. Keo tai tượng và Keo lai vẫn là loài cây chủ lực mà Công ty nên phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, Công ty cần chủ động tiếp cận với các nguồn giống mới, có năng suất cao để thay thế thông qua việc tiếp cận với những đơn vị nghiên cứu và cung cấp giống hàng đầu ở Việt Nam như: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cứu cây nguyên liệu giấy tại Phù Ninh - Phú Thọ. Một số giống mới và giống tiến bộ kỹ thuật của Keo lai và Keo tai tượng do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu mà công ty có thể xem xét như: Keo lai BV10, BV16, BV32,… các giống Keo tai tượng có xuất xứ SW Cairns, xuất xứ Bloomfield. Tuy nhiên, công ty cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về giống và đơn vị sản xuất giống để lựa chọn những giống phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực. Bên cạnh đó, để khắc phục những nhược điểm của Keo lai dễ bị gẫy đổ công ty có thể khảo nghiệm một số dòng Bạch đàn lai, Bạch đàn Uro để tiến hành trồng hỗn giao theo băng hoặc theo đám với Keo lai điều này vừa có tác dụng đa dạng hóa sản phẩm lại vừa khắc phục được nhược điểm của Keo lai.
- Về đội ngũ cán bộ: Hiện nay đội ngũ cán bộ của Công ty là khá đông đảo. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực là chưa cao, số lượng cán bộ chưa qua đào tạo lớn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần chủ động cử người đi đào tạo nâng cao năng lực, tuyển dụng thêm các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu trong quản trị kinh doanh, marketing,…
- Về hình thức tổ chức sản xuất:
+ Công ty cần đề xuất với Tổng Công ty giấy Việt Nam theo hướng được chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế hạch toán phụ thuộc sang cơ chế hạch toán độc lập. Công ty có quyền lựa chọn đối tác để bán sản phẩm đầu ra sao cho mang lại hiệu quả kinh tế là lớn nhất. Mở rộng phương án kinh doanh theo hướng đầu tư trang thiết bị công nghệ để tinh chế sản phẩm đồ gỗ.
+ Cần tiếp tục hoàn thiện phương án kinh doanh theo hướng khắc phục những điểm còn thiếu sót trong bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững của Công ty hướng tới được cấp chứng chỉ rừng trong thời gian tới.
+ Cần tiếp tục hoàn thiện các phương án khoán, cần kết hợp cả hai hình thức khoán:Theo chu kỳ, và công đoạn để phát huy mọi nguồn lực của cán bộ công nhân viên và cả người dân địa phương vào công tác trồng rừng.
- Về vấn đề kỹ thuật: Hiện nay phần lớn diện tích đất đai trồng rừng của Công ty đã bị thóa hóa do hậu quả của nhiều chu kỳ kinh doanh rừng nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liên tiếp mà không chú ý tới thâm canh rừng. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động thâm canh rừng nguyên liệu như sử dụng phân bón, giống mới,… Mặt khác, ở những vùng đất dốc, bị thoái hóa Công ty có thể tiến hành gieo hạt Cốt khí theo hàng theo đường đồng mức vừa có tác dụng phòng chống xói mòn, vừa có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 5: