T T Hạng mục ĐVT Năm thực hiện Tổng
4.2.1. Loài cây, quy mô diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2004
nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2004 - 2011
Kết quả đánh giá về tình hình gây trồng, quy mô diện tích phát triển các loài cây nguyên liệu giấy của Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2004 - 2011 được tổng hợp tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình phát triển rừng trồng sản xuất của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2000 - 2011
Năm
trồng DT (ha)Tổng
Loài cây
Hiện trạng hiện nay Keo tai tƣợng (ha) Keo lai (ha) Bồ đề (ha) Luồng (ha) 2004 413,6 187 35 121 70,6 Đang khai thác 2005 381,1 152,2 47 132,3 49,6 Chưa khai thác 2006 320,5 175,2 45 100,3 Bảo vệ 2007 316,3 316,3 Bảo vệ 2008 260 260 Bảo vệ 2009 310 310 Chăm sóc 2010 315 315 Chăm sóc 2011 310 310 Mới trồng Tổng 2.626 2.025 127 353 121
Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, trong giai đoạn 2004 - 2011 hoạt động trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo chỉ tập trung vào 4 loài cây trồng là: Keo tai tượng, Keo lai, Luồng và Bồ Đề với diện tích trồng các năm dao động từ 260 ha đến 414 ha, cụ thể như sau:
- Keo tai tượng: Đây là loài cây chủ lực trong trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty xuyên suốt cả giai đoạn 2004 - 2011 với diện tích từng năm biến động từ 220 - 316,3 ha và đây vẫn là loài cây chủ đạo mà Công ty sẽ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do đất đai ở khu vực có độ dốc cao, nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dinh dưỡng nên năng suất Keo tai tượng đạt được là khá thấp, bình quân chỉ đạt khoảng 70m3/ha ở cuối chu kỳ kinh doanh 6 - 7 năm.
- Keo lai: Đây là loài cây được Công ty gây trồng thử nghiệm trong các năm 2004, 2005 và 2006 với tổng diện tích là 127 ha. Tuy nhiên, do đặc điểm của Keo lai là khả năng chịu gió, bão kém, dễ gẫy đổ nên Công ty đã không đầu tư mở rộng loài cây này mà chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm. Thực tế cho thấy, mặc dù Keo lai bị gẫy đổ mạnh do gió bão nhưng những diện tích Công ty đã gây trồng thử nghiệm vẫn cho năng suất cao, bình quân khoảng 100 m3/ha, cao hơn rất nhiều so với Keo tai tượng. Do đó, trong những năm tới Công ty đang có xu hướng tiếp tục trồng mở rộng diện tích của loài cây này.
- Bồ đề: Đây là loài cây được Công ty đầu tư gây trồng rất mạnh ở giai đoạn trước năm 2000. Tuy nhiên, do đặc điểm của cây Bồ đề đòi hỏi đất phải có độ màu mỡ cao mới cho năng suất tốt. Đất rừng của công ty đã trải qua nhiều luân kỳ kinh doanh Bồ đề nhưng lại ít được đầu tư phân bón dẫn tới năng suất rừng suy giảm mạnh nên Công ty chỉ trồng loài cây này tới năm 2006 với diện tích mỗi năm dao động 100 - 132 ha. Từ năm 2007 đến nay, Công ty ngừng không trồng loài cây này nữa.
- Luồng: Đây là loài cây được Công ty bắt đầu gây trồng từ năm 2001 và đến năm 2006 thì không trồng nữa, với diện tích trồng hàng năm dao động 54 - 100 ha. Thực tế cho thấy, Luồng trong khu vực sinh trưởng kém, khả năng sinh măng ít, kích thước cây nhỏ nên năng suất không cao. Nguyên nhân chủ yếu là đất đai trong khu vực có độ dốc cao, đất nghèo dinh dưỡng, khô, nên cây Luồng phát triển chậm.
Nhận xét: Kết quả đánh giá tình hình phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2004 - 2011 cho thấy, số lượng loài cây trồng rừng nguyên liệu của Công ty còn ít mới chỉ có 4 loài, trong đó chỉ có Keo tai tượng là loài cây trồng chủ lực, còn các loài khác thì mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm hoặc sinh trưởng kém nên không được ưu tiên trồng. Năng suất rừng trồng còn thấp, chưa có sự đầu tư đột phá về giống, kỹ thuật thâm canh. Thực tế hiện nay có rất nhiều giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật và quốc gia của các dòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn uro,… cho năng suất cao, sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với nhiều dạng lập địa. Do đó, Công ty cần tiến hành khảo nghiệm các giống cây này trên địa bàn nhằm đa dạng hoá loài cây trồng rừng, đảm bảo tính bền vững lâu dài.