Công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1. Xử lý thực bì
a. Phương thức - Thực bì được xử lý toàn diện theo lô.
b. Phương pháp
- Phát trắng toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch theo băng. Băng xếp thực bì rộng 1m, băng để cuốc hố trồng rộng 1,5m. Nơi được đốt thực bì thì phải làm đường ranh cản lửa rộng từ 5-8m, ngăn cách lô với xung quanh. Khi đốt thực bì phải chọn ngày nắng to, lặng gió, khi trà đã khô và luôn chú ý đường thoát, đảm bảo an toàn sau khi đốt xong, phải tiến hành dọn hiện trường chuẩn bị cho cuốc hố. c. Thời gian xử lý
thực bì
- Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng..
2. Làm đất
a. Phương thức - Làm đất cục bộ. b. Phương pháp - Cuốc hố thủ công.
c. Cuốc hố
- Hố trồng được cuốc theo kích thước 20x20x20cm. Hố được cuốc theo mật độ trồng rừng, từ đỉnh xuống chân lô. Khi cuốc lớp đất mặt được để lên phía trên hoặc sang hai bên để cho xuống khi lấp hố. Hố được cuốc trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.
d. Lấp hố
- Việc lấp hố và bón phân lót được tiến hành trước khi tra hạt từ 8- 10 ngày.
+ Cách lấp hố:
- Dùng cuốc cào lớp đất mặt, tro, ... xung quanh (bán kính 0,5m), lấp đầy chiều sâu của hố. Đất lấp hố phải không lẫn cành, rễ cây và đá lẫn ... vun hình mâm xôi, cao hơn mật đất tự nhiên từ 2-3cm. 3. Trồng rừng
a. Loài cây trồng - Bồ đề (StyraxTonkinensis), được trồng bằng gieo hạt thẳng. b. Tiêu chuẩn - Hạt giống Bồ đề được thu hái từ rừng giống chuyển hoá hoặc từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hạt giống Hạt giống đem gieo đã ổn định qua bảo quản. Hạt phải có chất lượng tốt, tỷ lệ nẩy mầm của hạt >85%, vỏ hạt sáng mầu, mần và phôi nhũ còn trắng. c. Phương thức trồng - Thuần loài d. Phương pháp trồng - Trồng bằng gieo hạt thẳng. 4. Thời vụ trồng - Vụ thu từ 15 tháng 10 đến 30 tháng 11. 5. Mật độ trồng - Trồng với mật độ: 2.000 cây/ha (2,5x2,0m)
+ Cự ly hàng (m) + Theo cự ly : 2,5m, hàng nằm trên đường đồng mức.
+ Cự ly cây (m) + Theo cự ly : 2,0m, trông hàng. ( Tính từ tâm hố)
6. Kỹ thuật trồng Theo các quy định sau đây: + Thời tiết, độ
ẩm đất
- Chỉ tiến hành gieo hạt khi đất trong hố đã đủ ẩm và thời tiết thuận lợi: có mưa nhỏ hoặc giâm trời. Không gieo hạt khi trời nắng, nóng, đất trong hố khô.
+ Kỹ thuật gieo hạt
- Gieo mỗi hố 5 hạt, bốn góc bốn hạt, 1 hạt ở tâm hố (theo kiểu hình hoa thị). Sau đó lấp đất phủ kín hạt, dầy từ: 1,5-2,0cm. Trường hợp thời tiết có khả năng khó mưa, khô thì lấp đất dầy hơn, khoảng 3cm.
+ Trồng dặm
- Sau khi gieo hạt được từ 20 ngày đến 1 tháng phải kiểm tra tỉ lệ snứt nanh hay mọc mầm của hạt. Nếu tỉ lệ này < 95% thì tiến hành tra dặm, trồng dặm. Có thể tra dặm bằng hạt hoặc bằng cây con. Nếu tra dặm bằng cây con có thể dùng cây con sản xuất tại vườn ươm hoặc bứng cây con mọc tự nhiên hay từ hố bên cạnh (Chú ý: Việc tra dặm bằng cây con thường làm kết hợp với chăm sóc L1/N1, trong điều kiện thời tiết ẩm, có mưa xuân)
7. Chăm sóc , bảo
vệ rừng
a. Số năm và số
lần chăm sóc Bồ đề được chăm sóc 3 năm, 8 lần (N1, N2, N3) Cụ thể: 4:3:1. b. Năm 1
(4 lần)
- Lần 1: Bập chồi cây tái sinh, nhổ cỏ trong hố và phá váng nhẹ. thực hiện tra dặm bằng cây con cho những hố không mọc. Thời gian làm trong tháng 2-3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lần 2: Phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích. rấy cỏ và xới vun gốc xung quanh cây trồng, với đường kính từ 0,6-0,8m. Thời gian chăm sóc: tháng 5-6 ( Chú ýthời tiết nắng nóng để điều chỉnh tàn che (mở tán từ từ) để cây không bị chết nóng, chết nắng)
- Lần 3: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm, phát sạch cỏ xung quanh gốc cây trồng, với đường kính: 1m. Thời gian chăm sóc tháng 7-8.
- Lần 4: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm. phát sạch cỏ xung quanh gốc cây trồng, với đường kính: 1m. Tỉa để lại một số cây tốt trong hố. Thời gian chăm sóc tháng 10-11.
c. Năm 2 (3 lần)
- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm. phát sạch cỏ xung quanh gốc cây, tỉa điều chỉnh mật độ lần 2 xuống còn 1.000-1.200cây/ha, chặt cây sâu bệnh (nếu có). Thời gian chăm sóc tháng 9-10.
- Lần 2: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, phát sạch cỏ xung quanh gốc cây. Thời gian chăm sóc tháng 7-8.
- Lần 3: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, phát sạch cỏ xung quanh gốc cây, kết hợp tỉa điều chỉnh mật độ lần 1 xuống còn 1.600-1.800cây/ha. Thời gian chăm sóc tháng 10-11.
d. Năm 3 (1 lần)
- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát thực bì <10cm, phát sạch cỏ xung quanh gốc cây, tỉa cành ngang quanh thân cây Luồng và cuốc lật đất sâu từ 15-20cm. Thời gian chăm sóc tháng 5-6.Tỉa thưa để lại mật độ 1.100- 1.300 cây/ha.
8. Quản lý bảo vệ
rừng
a. Phòng trừ sâu bệnh hại, lửa rừng
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN8-86.
b. Phòng chống sự phá hại rừng của người, gia súc
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng trồng do con người và gia súc gây ra trong suốt chu kỳ kinh doanh. Cần thực hiện giao khoán bảo vệ, để tăng hiệu quả đầu tư, kinh doanh.
c. Quản lý rừng trồng
- Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lượng. Thực hiện việc kiểm kê rừng theo định kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9. Chu kỳ kinh doanh & sản lượng gỗ khai thác 1. Chu kỳ kinh
doanh - Chu kỳ kinh doanh rừng trồng từ 7-8 năm. 2.Sản lượng gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/