Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 30)

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, kết quả chi tiết được thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Giai đoạn Quyết định thành lập Đặc điểm

31/3/1961 - 23/12/1976 Quyết định số 11/TCCB ngày 31/03/ 1961 thành lập Lâm trường Vĩnh Hảo

- Thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Giang quản lý. - Nhiệm vụ chủ yếu: Khai thác lâm sản phụ phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh; khai thác sợi dài (vầu, nứa) cung cấp cho Nhà máy giấy Việt Trì và các nhà máy khác thuộc khu vực phía Bắc; Trồng rừng nguyên liệu giấy cung cấp cho nhà máy giấy Việt Trì.

23/12/1976 - 28/5/1993

- Quyết định số 485/TTg của Chính phủ ngày 23/12/1976 phê chuẩn thiết kế xây dựng Lâm trường Vĩnh Hảo.

- Ngày 29/11/1978 Bộ Lâm nghiệp có Quyết định số 2004/TC thành

- Thuộc Liên hiệp nguyên liệu giấy Bắc Quang - Tỉnh Hà Tuyên.

- Địa bàn hoạt động trên 11 xã của Huyện Bắc Quang.

- Diện tích rừng và đất rừng theo quy hoạch được giao quản lý là: 31.000 ha

- Năm 1977-1978 Lâm trường Vĩnh hảo được giao cho Đoàn 344 thuộc tổng cục kinh tế (Bộ Quốc phòng) quản lý.

- Năm 1978 Lâm trường Vĩnh Hảo trở thành đơn vị thành viên của Công ty Nguyên liệu giấy Bắc Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lập Công ty Nguyên liệu giấy Bắc Quang. - Ngày 24/03/1983 Bộ Lâm nghiệp có quyết định số 265/TC thành lập Liên hiệp.

- QĐ 226/TCCB ngày 31/03/1986 của Bộ Lâm nghiệp về việc thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.

- Năm 1983 Lâm trường Vĩnh Hảo là thành viên của Liên hiệp Lâm Công nghiệp Bắc Yên.

- Năm 1986 là thành viên của Liên hiệp các Xí nghiệp nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.

- Chức năng chủ yếu : Trồng và khai thác rừng nguyên liệu giấy theo kế hoạch được giao.

28/5/1993 – 31/12/1996

Quyết định số 386/TCLĐ của Bộ Lâm nghiệp về việc thành lập Doanh nghiệp nhà nước Lâm trường Vĩnh Hảo.

- Nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng; sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp; khai thác lâm sản; dịch vụ vật tư kỹ thuật,…

- Địa bàn hoạt động: Trên 11 xã của Huyện Bắc Quang.

- Diện tích được giao quản lý là : 5.968 ha.

31/12/1996 - 31/12/2003 QĐ 1130/QĐ-HĐQT ngày 31/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam

- Thành lập Lâm trường Vĩnh Hảo trực thuộc Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam.

- Địa bàn hoạt động: Trên 4 xã Vĩnh Hảo, Hùng An, Đồng Yên, Tiên Kiều.

- Diện tích được giao quản lý: 4.907 ha. Nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng; Sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp; khai thác gỗ, lâm sản,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30/6/2005 BCN ngày 27/10/2003

của Bộ Công nghiệp về việc sát nhập Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú vào Công ty giấy Bãi Bằng.

- Chức năng, nhiệm vụ, quy mô sản xuất vẫn giữ nguyên so với giai đoạn trước đó.

Giai đoạn từ 01/7/2005 - 13/09/2007 QĐ 1096/QĐ-HĐQT ngày 27/6/2005 của Chủ tich Hội đồng quản trị Tổng công ty giấy Việt Nam

- Hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với Tổng Công ty giấy Bãi Bằng. - Diện tích được giao quản lý: 4.907,88 ha. - Địa bàn hoạt động: Trên 4 xã của Huyện Bắc Quang.

- Nhiệm vụ: Trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng; khai thác rừng, vận tải cung ứng lâm sản theo tiến độ và kế hoạch của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

14/09/2007 - nay QĐ 439/QĐ-GVN.HN ngày 14/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty giấy Việt Nam

- Chính thức chuyển đổi từ hình thức Lâm trường sang Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo. - Rà soát, quy hoạch lại đất đai và trả lại diện tích 1.107,88 ha đất rừng cho các xã.

- Diện tích Công ty quản lý là 3.800 ha. Địa bàn hoạt động: 4 xã của Huyện Bắc Quang gồm: Hùng An, Vĩnh Hảo, Đồng Yên, Tiên Kiều.

- Chức năng nhiệm vụ: Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng; tổ chức khai thác rừng, vận tải cung ứng lâm sản; dịch vụ vật tư kỹ thuật lâm sinh,.. theo đúng quy định và kế hoạch của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình hình thành và phát triển đến nay, với từng giai đoạn lịch sử và các thay đổi về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo luôn thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ xây dựng địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày được nâng lên.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức, tiềm lực hiện tại của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được thể hiện ở sơ đồ 4.1.

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp chức năng

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

Phòng KH – Tổ Chức Phòng TC – Kế Toán Phòng TC Hành Chính Đội 3 Hùng An Đội 5 Đông Thành Đội 6 Đông Thành Đội 7 Đông Thành Đội 9 Tiên Kiều Đội 11 Vĩnh Hảo Ban Giám Đốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, có thể nhận thấy, bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo là tương đối tinh gọn nhưng vẫn giúp cho mọi hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra một cách thuận lợi nhất và bộ máy tổ chức này không ngừng được Công ty có sự điều chỉnh, sắp xếp cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình. Trong kế hoạch quản lý rừng bền vững của mình, Công ty đã tiến hành sát nhập 2 phòng chức năng trước đó là phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật thành một phòng đó là phòng kế hoạch - kỹ thuật, bên cạnh đó 2 xưởng sản xuất bột giấy không đem lại hiệu quả là xưởng bột Ngòi Sảo và xưởng bột Vĩnh Hảo cũng đã được Công ty cho ngừng hoạt động, chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực khác mang lại hiệu quả hơn, điều này đã giúp công ty tinh chỉnh lao động từ 170 người trước đó chỉ còn lại 134 người, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi.

4.1.2.2. Tiềm lực phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

* Tiềm lực về đất đai:

Hoạt động sản xuất trồng rừng nguyên liệu thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất để có thể phát triển trồng rừng. Công ty muốn mở rộng diện tích trồng rừng và tăng năng suất sản phẩm thì đòi hỏi phải có diện tích đất rộng, đất màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển. Kết quả điều tra về hiện trạng đất đai thuộc quản lý của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được tổng hợp tại bảng 4.3.

Số liệu tại bảng 4.3 cho thấy, diện tích đất do Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo quản lý là 3.841,46 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm 100% tổng diện tích của công ty. Diện tích rừng trồng hiện nay của công ty là 2.503,6 ha, chiếm 65,2%, đất rừng sản xuất trồng liên kết với dân là 104,3 ha chiếm 2,7% tổng diện tích của công ty. Có thể thấy đây là một diện tích rất lớn để phát triển rừng nguyên liệu giấy và nếu được đầu tư theo hướng sử dụng giống mới có năng suất cao và tăng cường thâm canh thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay công ty vẫn còn 899,41 ha đất trống, trong đó có 443,29 ha là vẫn có khả năng phát triển tiếp rừng nguyên liệu giấy trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.2. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích giao quản lý 3.841,46 100

Đất được cấp QSDĐ 3.841,46 100

Đất chưa được cấp QSDĐ 0

1 Đất nông nghiệp 3.639,91 94,8

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 125 3,3

-Đất trồng cây hàng năm 0 0

-Đất trồng cây lâu năm (cây AQ;CN) 125 3,3

1.2 Đất lâm nghiệp 3.514,91 91,5 1.2.1 Đất có rừng sản xuất 2.615,5 68,1 - Đất có rừng sản xuất do Công ty trồng 2.503,6 65,2 -Đất có rừng sản xuất do dân tự trồng 104,3 2,7 -Đất rừng tự nhiên Sx 43,6 1,1 1.2.2 Đất trống 899,41 23,4 -Đất có khả năng trồng rừng 443,29 11,5 -Đất không có KN trồng rừng 456,12 11,9

2 Đất phi nông nghiệp 201,55 5,2

2.1 Đất có nhà ở 53 1,4

2.2 Đất chuyên dùng (trụ sở, đường vận xuất,...) 148,55 3,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, 2011) * Tiềm lực về lao động:

Lao động là lực lượng cơ bản tác động vào tư liệu sản xuất là đất đai để tạo ra của cải vật chất, cụ thể ở đây là năng suất rừng trồng nguyên liệu giấy. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, lao động hăng say và sáng tạo là điều kiện kiên quyết để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả đánh giá tiềm lực lao động hiện tại của công ty được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tiềm lực lao động của công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo năm 2011

TT Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 Đại học 20 14,9 2 Cao đẳng 0 0 3 Trung cấp 7 5,22

4 Công nhân kỹ thuật 10 7,46

5 Chưa qua đào tạo 97 72,4

Tổng 134 100

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy, trong tổng số 134 lao động thường xuyên tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo thì chỉ có 20 người có trình độ đại học chiếm 14,9%, 7 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 10 công nhân kỹ thuật và có tới 97 lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn. Có thể thấy rằng, mặc dù lực lượng lao động của công ty là tương đối đông nhưng số cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì lại còn rất thiếu. Chính vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân, cử cán bộ của công ty đi học và tăng cường tuyển thêm cán bộ có trình độ cao về làm việc.

* Tiềm lực về vốn:

Vốn là yếu tố cơ bản và quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây được hiểu theo giá trị là tiền tệ thông qua quy đổi các giá trị tài sản cố định, lưu động của công ty. Vốn là cơ sở để trả lương cho nhân công lao động, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô đầu tư,… Chính vì vậy, đơn vị muốn phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy được tốt thì đòi hỏi phải có đầy đủ vốn. Kết quả điều tra về tiềm lực vốn kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được tổng hợp tại bảng 4.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.4. Nhu cầu vốn và kế hoạch vay vốn kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai đoạn 2004 - 2011

Năm Hạng mục Khối lƣợng công việc Đơn vị

tính Nhu cầu vốn (triệu đồng) Tổng vốn vay (triệu đồng) Tổng công ty Nguồn khác Trồng rừng ha 1.863 2004 Chăm sóc ha 2.634 Bảo vệ rừng ha 740 Tổng cộng ha 5.237 3.570 1.667 2005 Trồng rừng 381,1 ha 1.715 Chăm sóc rừng 986,3 ha 2.758 Bảo vệ rừng 1.293 ha 665 Tổng cộng 5.138 3.538 1.600 2006 Trồng rừng 320,5 ha 1.727 Chăm sóc rừng 1.015,1 ha 2.601 Bảo vệ rừng 1.535,95 ha 559 Tổng cộng 4.887 3.341 1.546 2007 Trồng rừng 316 ha 2.041 Chăm sóc rừng 1.017,6 ha 2.606 Bảo vệ rừng 1.575,95 ha 573 Tổng cộng 5.220 4.325 895 2008 Trồng rừng 260 ha 2.240 Chăm sóc rừng 896,5 ha 2.295 Bảo vệ rừng 1.687,05 ha 613 Tổng cộng 5.148 4.550 598 2009 Trồng rừng 310 ha 3.054 Chăm sóc rừng 886,5 ha 2.925 Bảo vệ rừng 1.516 ha 1.155 Tổng cộng ha 7.134 3.367 3.767

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2010 Trồng rừng 300 ha 3.091 Chăm sóc rừng 866 ha 4.250 Bảo vệ rừng 1.560 ha 1.120 Tổng cộng 8.461 5.923 2.538 2011 Trồng rừng 310 ha 3.250 Chăm sóc rừng 880 ha 4.430 Bảo vệ rừng 1565 ha 1.122 Tổng cộng 8.802 6.161 2.641 Tổng cộng 2004 - 2011 44.790 31.205 13.585

Kết quả tại bảng 4.4 và kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy, Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo hầu như không có vốn tích lũy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ nguồn vốn sử dụng trong phát triển trồng rừng nguyên liệu của Công ty được vay từ phía Tổng công ty Giấy Việt Nam và vay từ các nguồn vốn khác. Trong giai đoạn 2004 - 2011 Công ty đã vay của Tổng công ty 31.205 triệu đồng và vay từ các nguồn khác là 13.585 triệu đồng số tiền này được hoàn trả khi Công ty khai thác rừng và bán gỗ nguyên liệu cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Chính sự phụ thuộc hoàn toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với Tổng công ty Giấy Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự khó khăn trong chủ động nguồn vốn, phương án kinh doanh cũng như hạn chế nguồn lợi ích mang lại từ hoạt động trồng rừng của công ty.

* Tiềm lực về khoa học kỹ thuật:

Khoa học kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới năng suất lao động, giá trị của sản phẩm tạo ra và cuối cùng là ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được. Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy thì yếu tố biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp, giống tốt và phù hợp với điều kiện lập địa, trồng rừng thâm canh, biện pháp chăm sóc kịp thời, hợp lý,… là các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng rừng nguyên liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo là đơn vị thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, hàng năm cán bộ công nhân viên của công ty đều được Tổng công ty tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, thâm canh rừng trồng, cập nhật những giống tiến bộ kỹ thuật mới có năng suất cao. Do vậy, cán bộ nhân viên của công ty đều có trình độ chuyên môn vững chắc, nắng vững các tiến bộ về kỹ thuật trồng và thâm canh rừng nguyên liệu.

* Tiềm lực về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chính là khả năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sự đảm bảo vững chắc cho đầu ra của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra từ đó quyết định tới sự mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, sự tồn tại hay dẫn tới phá sản của Công ty.

Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo là một đơn vị thành viên (công ty con) của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 30)