Mục tiêu: Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí công chức theo vị trí việc làm một cách khoa học, hợp lý bảo đảm “đúng ngƣời, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả.
Nội dung của giải pháp: Đây là giải pháp quan trọng nhất, cần thực hiện nhƣ sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện Bản Mô tả công việc của từng vị trí việc làm Năm 2014, Sở đã xây dựng Bản Mô tả công việc theo vị trí việc làm (theo mẫu tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tƣ số 05/2013/TTBNV), tuy nhiên mới là bƣớc đầu nên còn nhiều nội dung chƣa hoàn thiện. Cần xem xét, bổ sung thêm:
- Phần xác định công việc cần nêu thêm: Mã số của công việc để tiện quản lý, mã số này nên quy định thống nhất cho tiện trong quản lý; đối với lãnh đạo nên có mục số nhân viên dƣới quyền.
- Phần tóm tắt về nhiệm vụ và trách nhiệm công việc: Cần bổ sung trách nhiệm đối với nhiệm vụ đƣợc giao, đối với chức danh lãnh đạo cần bổ sung trách nhiệm lãnh đạo đơn vị đƣợc giao quản lý. Trong bản mô tả đã có cột tiêu chí đánh giá công việc, tuy nhiên khó có thể đánh giá trong thực tế vì chƣa có khung đánh giá, chỉ có thể đánh giá chung là hoàn thành hoặc chƣa hoàn thành; Các bƣớc trong phần nhiệm vụ còn ghi vắn tắt, chung chung cần
76
phải cụ thể từng công việc và trách nhiệm cho dễ theo dõi, thực hiện và đánh giá kết quả.
- Phần điều kiện làm việc: Cần bổ sung thêm quy định thời gian làm việc là 8 giờ trên ngày, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động đối với từng vị trí.
Thứ hai: Hoàn thiện Khung năng lực của từng vị trí việc làm
Sở đã xây dựng Khung năng lực của từng vị trí việc làm, tuy nhiên việc mô tả năng lực của công chức vào Biểu tổng hợp khung năng lực (theo Mẫu kèm theo Phụ lục số 6, Thông tƣ số 05/2013/TT-BNV) còn mang tính chung chung, cần làm rõ và cụ thể hơn:
Về năng lực (gồm kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ): Về kiến thức bổ sung thêm hiểu biết về lĩnh vực liên quan ngành nội vụ, nguyên tắc về quản lý công chức, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Phân cấp quản lý của tỉnh ..vv;
Về kỹ năng nên cụ thể hơn ví dụ: Khả năng tổng hợp, thống kê, diễn thuyết, xây dựng đề án, kế hoạch, khả năng điều hành cuộc họp..vv;
- Thứ ba: Rà soát lại biên chế đƣợc giao của từng bộ phận, đánh giá toàn bộ công chức của Sở về: Trình độ, chuyên ngành đào tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của từng vị trí việc làm để có cơ sở dự kiến Phương án tái bố trí công chức theo vị trí việc làm.
Với số lƣợng vị trí việc làm là 24 (trong đó: Lãnh đạo 08 vị trí, chuyên môn nghiệp vụ 13 vị trí, hỗ trợ phục vụ 03 vị trí), biên chế cần thiết để bố trí là 83 biên chế (Lãnh đạo 46, chuyên môn nghiệp vụ 27, hỗ trợ phục vụ 10). Tuy nhiên trong điều kiện thực tiễn từ nay đến năm 2016, biên chế sẽ giữ ổn định theo số biên chế đƣợc giao năm 2014 là 75 biên chế. Vì vậy cần có Phƣơng án bố trí 24 vị trí ứng với 75 biên chế để ổn định tổ chức nhƣ sau: Bố trí công chức cho các vị trí trọng yếu của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; Đối với 08 Phòng chuyên môn thuộc các Ban, Chi cục sẽ bố trí trƣớc 01 lãnh
77
đạo (trƣởng hoặc phó)/ 01 phòng vì mỗi phòng 03 công chức, 01 lãnh đạo là phù hợp. Phƣơng án sau khi sắp xếp là: 24 vị trí ứng với 75 biên chế: Lãnh đạo 08 vị trí – 38 biên chế ; chuyên môn nghiệp vụ 13 vị trí – 27 biên chế; hỗ trợ phục vụ 03 vị trí – 10 biên chế).
Hoàn thiện Phƣơng án tái bố trí công chức: Sắp xếp nhân sự cụ thể vào từng vị trí việc làm cho phù hợp, đúng tiêu chuẩn quy định về trình độ, chuyên ngành đào tạo, năng lực, sở trƣờng của mỗi công chức.
- Thứ tư: Thực hiện ra quyết định về công tác cán bộ.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức theo vị trí việc làm; Hàng năm, hoặc sau khi có thay đổi về nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự Sở cần rà soát lại Bản Mô tả công việc và Khung năng lực của từng vị trí việc làm nhằm kịp thời làm mới, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Điều kiện bảo đảm: Để triển khai thực hiện thuận lợi Phƣơng án tái bố trí công chức, cần bảo đảm thực hiện đúng quy trình về công tác cán bộ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tạo đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ của đa số trƣớc và sau khi thực hiện sắp xếp, tạo không khí làm việc mới hiệu quả trong toàn cơ quan.