1.2.6.1. Yếu tố cấu thành nguồn nhân lực ngành Nội vụ
Nguồn nhân lực ngành Nội vụ là đội ngũ công chức, viên chức, ngƣời lao động hợp đồng 68 hiện đang làm việc tại Bộ Nội vụ, các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Nội vụ cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Sở; Phòng Nội vụ cấp huyện và bộ phận làm công tác tổ chức, thi đua khen thƣởng, văn thƣ lƣu trữ tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các cấp, các ngành.
25
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, tổng nguồn nhân lực ngành nội vụ cả nƣớc có khoảng 39.000 cán bộ, công chức, viên chức (cơ quan trung ƣơng chiếm 42%, địa phƣơng 58%). Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên chiếm 68%, Cao đẳng và trung cấp 30%, còn lại 2%. Khoảng 90 % trong tổng số có khả năng sử dụng tốt máy vi tính, đáp ứng yêu cầu công việc.
Nguồn nhân lực ngành Nội vụ đƣợc hình thành từ hai nguồn chính: Tuyển dụng mới công chức, viên chức: Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng nhƣ: Hành chính, luật, kinh tế, văn thƣ lƣu trữ, quản trị văn phòng ...vv; Tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức đã qua công tác tại các cơ quan, đơn vị khác (gồm công chức cấp xã, cấp huyện, công chức viên chức các Sở ngành, viên chức đơn vị sự nghiệp và lực lƣợng vũ trang ..vv) có chuyên ngành phù hợp và nguyện vọng chuyển công tác về ngành.
1.2.6.2. Vai trò của nguồn nhân lực ngành Nội vụ
Nguồn nhân lực ngành Nội vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc vì:
Nhân lực ngành Nội vụ là lực lƣợng tham mƣu giúp chính quyền các cấp thực hiện việc quản lý tốt nguồn nhân lực của cả hệ thống cơ quan Nhà nƣớc các cấp, trực tiếp tham mƣu cho chính quyền các cấp về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ công chức viên chức toàn hệ thống;
Nguồn nhân lực ngành Nội vụ là đầu tầu, tấm gƣơng để cơ quan hành chính các cấp thực hiện việc cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp, ngƣời dân, thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội.
1.2.6.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành Nội vụ
Là nguồn nhân lực đa dạng về ngành nghề, phần lớn đƣợc lựa chọn trong tổng nguồn nhân lực xã hội (do công chức, viên chức làm việc trong
26
ngành Nội vụ phần lớn đƣợc lựa chọn từ những ngƣời có kinh nghiệm ở các đơn vị khác chuyển sang);
Trình độ của nguồn nhân lực cao, đa số cán bộ công chức có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (trong đó phần lớn là đại học), đƣợc đào tạo về Chính trị, quản lý Nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học theo đúng chuẩn;
Nguồn nhân lực của ngành đƣợc thu hút từ rất nhiều trƣờng Đại học khác nhau, do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận đáng kể công chức, viên chức chƣa phù hợp với vị trí việc làm đảm nhiệm (do cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành là trƣờng Đại học Nội vụ mới đƣợc hình thành);
Công chức viên chức ngành Nội vụ thƣờng xuyên phải làm việc, tiếp xúc và giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và công dân vì vậy luôn nhận đƣợc sự quan tâm, nhận xét của dƣ luận xã hội về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp;
1.2.6.4. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngành
Hoạt động quản lý phải đáp ứng mục tiêu đặt ra của ngành là: Xây dựng một nền hành chính phục vụ, cải cách chế độ công vụ công chức, phục vụ tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu của tổ chức và công dân, vì vậy yêu cầu đặt ra là:
Quản lý tốt và đổi mới các khâu trong quy trình quản lý nhƣ: Tuyển dụng, quản lý, sử dụng sao cho phù hợp về số lƣợng, công chức viên chức có chuyên môn đào tạo phù hợp theo vị trí việc làm, có kỹ năng làm việc, giao tiếp tốt, giải quyết công việc đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền hành chính phục vụ;
Làm tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực (đây là khâu yếu của quản lý hiện nay), trên cơ sở đánh giá đúng sẽ có Phƣơng án quy hoạch, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ngành;
Có giải pháp hiệu quả trong cải thiện thù lao cho ngƣời lao động, tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực.
27