Từ trong văn bản nghệ thuật

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 30)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Từ trong văn bản nghệ thuật

Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa là nó được hiện thực hóa, cụ thể, xác định; lúc đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tối thiểu, để đạt tới tính chính xác, cụ thể tối đa.

Ví dụ: từ "mắt" trong từ điển với tư cách là đơn vị ngôn ngữ có 5 nghĩa khác nhau. Nhưng khi đi vào thực hành ngôn ngữ cụ thể thì nghĩa của từ "mắt" mới được bộc lộ một cách cụ thể:

"Mắt nàng đăm đắm trông lên

Con bươm bướm trắng về bên ấy buồn"

(Nguyễn Bính)

Ò ó o Tiếng gà

Giục quả na mở mắt tròn xoe

(Trần Đăng Khoa)

Bên cạnh đó, trong hoạt động ngôn ngữ cụ thể, đồng thời với sự giảm thiểu tính khái quát, thì từ lại có thể xuất hiện thêm sắc thái mới, ý nghĩa mới so chính đối tượng, sự vật cụ thể mà nó biểu thị mang lại:

Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Lúc này, từ "bàn tay" không đơn thuần là để chỉ bộ phận của cơ thể người nữa, mà nó mang ý nghĩa sức mạnh của lao động, của con người. Cũng như thế, "sỏi đá" hay "cơm" cũng được hiểu theo nghĩa mới mang tính lâm thời phù hợp với ý nghĩa của cả câu ca dao. Như vậy, các từ "bàn tay", "sỏi đá", "cơm" không còn giữ nguyên nghĩa như trong từ điển nữa mà đã có sự chuyển nghĩa lâm thời theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ nhất định, tạo nên hiệu quả cho sự diễn đạt sâu sắc của lời nói.

Từ trong sáng tạo nghệ thuật còn chịu sự chi phối rất lớn từ các yếu tố khác: đề tài, chủ đề, năng lực ngôn ngữ và phong cách nhà văn. Bởi thế, tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ trong tác phẩm cụ thể giúp ta có cái nhìn chính xác hơn, sát thực hơn về ngôn ngữ nói chung và hoạt động của từ nói riêng. Từ trong ngôn ngữ nghệ thuật là một dạng hoạt động đặc thù. Do đó, từ lâu, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã chú ý tiếp cận, khám phá, xem nó như một con đường tối ưu để hiểu, cắt nghĩa tác phẩm thay vì tiếp cận những yếu tố khác kém khách quan, mang tính áp đặt (tiểu sử, thời đại, con người...). Tùy từng mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những hướng tiếp cận khác nhau: từ vựng học quan tâm tới cách dùng từ của nhà văn, khảo sát các lớp từ nổi bật, đặt trong tương quan với vốn từ toàn dân để rút ra hiệu quả nghệ thuật mà lớp từ đó mang lại, đồng thời thấy được dấu ấn riêng của từng sáng tác. Nhà ngữ pháp học quan tâm đến cấu tạo từ và cách kết hợp giữa chúng. Người làm phong cách xem xét từ ngữ trong tác phẩm dưới góc độ phong cách chức năng và sự lựa chọn từ ngữ của người nghệ sĩ. Nhà thi pháp học thống kê tần số sử dụng của một số lớp từ nổi bật, qua đó, rút ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ… Phân tích từ ngữ trong tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban trên nhiều phương diện, chúng tôi chú ý đến các lớp từ ngữ nổi bật trong tác phẩm: từ Hán Việt (xét về phong cách), trường từ vựng chỉ cảm xúc và trường từ vựng xưng gọi (xét về mặt ngữ nghĩa).

2.2. Các lớp từ nổi bật trong tiểu thuyết “Trò chơihủy diệt cảm xúc” của Y Ban

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 30)