Trường ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, tâm trạng

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Trường ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, tâm trạng

Như đã biết, vốn từ vựng của mỗi người là khác nhau, đó là "tài sản riêng" của mỗi cá nhân, chính là yếu tố tạo nên nét riêng biệt, hay là sắc thái, phong cách của mỗi người. Đọc một tác phẩm, bằng trực giác và bằng những thao tác thống kê công phu, nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ từ vựng có thể giúp chúng ta nhận ra sở trường của mỗi tác giả.

Tiếp cận với các tác phẩm của Y Ban từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, điều có thể nhận ra là: là một tác giả cá tính, rất táo bạo và quyết liệt trong việc chọn lựa đề tài, thể hiện tư tưởng, cũng như làm nổi bật đến cùng một cách tỉ mỉ đối tượng phản ánh; ngôn ngữ trong các sáng tác của Y Ban cũng được sử dụng hết sức cẩn thận, kĩ càng và đạt hiệu quả biểu đạt cao. Điều đó, làm cho ngôn ngữ của bà, dù đề cập đến những vấn đề nhạy cảm, mang đậm màu sắc hiện thực với những mảng màu cuộc sống chân thực, sắc nét, nhưng cách diễn đạt vẫn tránh được sự dung tục, giản đơn. Ngôn ngữ trong các sáng tác của Y Ban nói chung và tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" nói riêng có một sức nặng đầy ám gợi, vừa nữ tính, vừa mạnh mẽ, lắng đọng.

Một trong những ấn tượng đậm nét khi đọc cuốn tiểu thuyết này là tần số sử dụng các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ cảm xúc tâm trạng.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ 204 trang tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" và thu lại được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Các trường từ vựng ngữ nghĩa nổi bật trong tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" của Y Ban

Chương Từ chỉ trạng thái cảm xúc tích cực Từ chỉ trạng thái cảm xúc tiêu cực Số lượt sử dụng/ trang Ví dụ Số lượt sử dụng/ trang Ví dụ Chương 1 7 lượt /2 trang Thân mến, chào mừng, thăng hoa, hấp dẫn...

5 lượt /2 trang Cãi vã, dau

Chương 2 9 lượt / 5 trang Sự sung sướng, rất hài lòng, sự ấm áp... 11 lượt / 5 trang Sự đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, cơn đau...

Chương 3 65 lượt / 32 trang Hạnh phúc, thỏa mãn, hăng hái, rạng rỡ 108 lượt/ 32 trang Khốn nạn, buồn phiền, bực mình, bị đau... Chương 4 9 lượt dùng/ 9 trang Mơ mộng, âu yếm, cười toe

toét... 25 lượt dùng/ 9 trang Buồn, khóc ngằn ngặt, đau đớn, rát lòng... Chương 5 2 lượt dùng/ 4 trang Hào hứng, mơ mộng 3 lượt dùng/ 4 trang Tức thở, căng thẳng Chương 6 4 lượt dùng/ 5 trang Mê, phấn chấn, cuộc vui 14 lượt dùng/ 5 trang Khốn đốn, trầm ngâm, sợ điếng người, hét lên... Chương 7 15 lượt dùng / 8 trang ấm no, hạnh phúc, mê đắm, đê mê... 16 lượt dùng/ 8 trang Đau đớn, sợ, khóc, nhợt nhạt, ngột ngạt... Chương 8 Không sử dụng/ 10 trang 14 lượt sử dụng/ 10 trang Linh cảm xấu, sợ hãi, nấc nghẹn... Chương 9 699 lượt dùng/ 96 trang Yêu, tình yêu, nồng nàn, hạnh phúc 257 lượt dùng/ 96 trang Đau đớn, buồn, tổn thương, giận dỗi... Chương 10 39 lượt dùng/ 11 trang

Yêu, tuyệt vời, sung sướng...

16 lượt dùng/ 11 trang

Xót thương, đau khổ, tê tái, ân

hận...

Nhìn vào bảng khảo sát cụ thể từng chương, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét như sau:

- Tấn số sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái tâm trạng cảm xúc trong tác phẩm của Y Ban là rất cao. Trong đó, từ được dùng nhiều ở các chương 2, 4, 7, 10, 9. Đặc biệt là chương 9 (có những 956 lượt dùng/ 96 trang).

- Trong tác phẩm của mình, quả là như tên gọi - "Trò chơi hủy diệt cảm xúc", tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ chỉ cảm xúc, trạng thái, cảm giác, tâm trạng, phản ánh một cách cụ thể, tỉ mỉ, tinh tế mọi cung bậc, diễn biến tâm lý của nhân vật, giúp người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực thế giới nội tâm của mỗi nhân vật. Đặc biệt là trong những đoạn miêu tả tâm lý và độc thoại nội tâm.

- Hệ thống từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ xúc cảm, tâm trạng thuộc nhiều từ loại khác nhau: động từ, danh từ và tính từ.

Danh từ: sự sung sướng, sự dịu dàng, sự ấm áp, sự đau đớn, cơn đau, nỗi sợ hãi, sự tức giận, nước mắt, tình yêu, sự tò mò, sự bình tĩnh...

Tính từ: rất hài lòng, rất thú vị, rạng rỡ, tối tăm mặt mũi, kiêu ngạo, ngu ngốc, tàn nhẫn, xấu xa, cay đắng, say đắm, nồng nàn...

Động từ: yêu, yêu đương, giận dữ, khóc, cười, thích, hi vọng, mong muốn...

2.2.2.2. Cách sử dụng trường từ ngữ chỉ cảm xúc trong tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc”

a, Sử dụng liên tiếp lặp lại từ chỉ trạng thái cảm xúc trong một đoạn văn

Nếu đọc tác phẩm này hơn một lần, có những đoạn sẽ làm cho người đọc nhớ ngay, bởi nó ghim vào trí nhớ của người đọc một cách rất tự nhiên, nhờ một số dấu hiệu ấn tượng và riêng biệt. Và một trong số những dấu hiệu đó là việc tác giả sử dụng liên tiếp từ chỉ cảm xúc trong một đoạn văn ngắn. Có thể lấy ví dụ, chỉ cần mở trang sách và có ngay một số đoạn tiêu biểu như này:

- "Kèm với sự sung sướng đã thoát khỏi cái bầu tâm sự thì trong tích tắc tôi bị rơi vào sự đau đớn. Cơn đau đớn khủng khiếp và như kéo dài vô

tận. Sau đó cơn đau bỗng tạnh hẳn. Tôi rất hài lòng. Tôi cảm nhận được sự

sung sướng, sự sung sướng thoát khỏi sự đau đớn" [8; 13].

- "Những bữa ăn ả thường chống đũa ngồi nhìn chồng con ăn với sự hể

hả. Ả hể hả của một đầu bếp đại tài, nhìn những thực khách của mình mê mải với món ăn vừa bưng lên. Ả hể hả của một người đàn bà chăm sóc chồng

con chu đáo. Ả hể hả vì ả nắm được chồng con trong tay như Phật Tổ Như Lai giam được Tôn Ngộ Không trong tay. Với con, sự hể hả đó được thằng bé đáp lại mát gan, mát ruột. Thằng con trai thi thoảng lại ôm chặt lấy mẹ

mà xuýt xoa, mẹ ơi con yêu mẹ nhất. Ả rất hạnh phúc trong sự hể hả đó. Sự hể hả với chồng là chồng không bao giờ dám rời bỏ ả" [8; 46].

- "Ả muốn khóc cho vơi ấm ức trong lòng. Những ấm ức mà ả không thổ lộ được cùng ai. Những ấm ức mà đôi khi chỉ cần khóc một chập, gào

thét lên một hồi sẽ trôi đi" [8; 47].

- "Anh yêu em yêu em và anh mong muốn tình yêu của em. Em hãy yêu anh nhiều như em có thể. Anh yêu em với tất cả những phẩm chất của

em" [8; 114].

- "Em luôn luôn cười. Em đã học được cách vừa khóc vừa cười. Nước mắt em tràn mi nhưng em vẫn nở nụ cười. Em vẫn cười khi tim em đang chảy máu" [8; 129].

- "Anh sẽ chờ đợi em. Anh có thể chờ đợi em miễn là em biết sự chờ

đợi đó. Sự chờ đợi tên là Kap" [8; 160].

Đương nhiên cách sử dụng lặp lại từ cảm xúc như trên sẽ đem đến những tác dụng nhất định: 1, đoạn văn trở nên đầy tính nghệ thuật, đẹp, giàu cảm xúc. 2, những nét tâm trạng, trạng thái tinh thần cảm xúc được điệp lại, nhấn mạnh, trở thành một ấn tượng khó quên. Cách diễn đạt ấy đã rất hiệu quả trong việc làm cho người đọc hiểu hơn tâm lý của nhân vật - vốn là địa hạt rất khó tiếp cận và nắm bắt, đặc biệt là khi không đơn thuần là buồn hay

vui. Ví dụ như đoạn văn trên với rất nhiều từ "hể hả", "hể hả" là một tính từ để diễn tả sự vui vẻ lộ rõ ra ngoài một cách tự nhiên, do đã được vừa ý, được thoả mãn điều gì đó. Ở đây, nhân vật "ả" trong chương 3 đã thể hiện nét trạng thái "hể hả" trong mối quan hệ với chồng và con, "ả" hể hả vì thỏa mãn được suy nghĩ rằng chồng con ả cần có ả, phụ thuộc ả, rằng ả hoàn toàn chủ động nắm bắt họ, điều khiển họ. Bằng việc lặp lại rất nhiều từ này trong một đoạn văn ngắn, người đọc dường như thấu hết mọi suy nghĩ trong con người vốn ít nhiều ích kỷ, tham vọng, ham muốn rất đàn bà. Hể hả không hẳn là vui sướng, không hẳn là hạnh phúc, đó là sự thỏa mãn cá nhân, không cần biết cảm giác của người khác. Hay cách mà tác giả đay nghiến từ "ấm ức", nó ngay lập tức xoắn lấy tâm trí người đọc, khiến cho người đọc nghẹt thở. Chính những kiểu diễn đạt liên tục như vậy, nó khiến cho thế giới nội tậm nhân vật nổi bật thành hình, thành khối.

Không chỉ dùng lặp lại liên tục một từ chỉ trạng thái trong đoạn văn, mà Y Ban còn thường xuyên sử dụng các từ ngữ gần nghĩa, đồng nghĩa hay trái nghĩa để diễn đạt những nét cảm xúc ngổn ngang phức tạp của các nhân vật trong các trạng huống khác nhau như:

Nỗi xốn xang của kẻ ngoại tình khi nghĩ về tình yêu bí mật, tội lỗi của mình: "Mảnh ghép Ấn đáp lại sự tin tưởng của ả bằng sự yêu thương ngọt

ngào. Mật ong ngọt ngào của anh; quý bà tình yêu của anh; yêu dấu nhất

đời của anh... để ả thăng hoa như một nữ hoàng đầy quyền lực trong vương quốc tình yêu" [8; 49].

Hay niềm hạnh phúc dâng trào của người đàn bà đang yêu và được yêu mãnh liệt: "Trong chỉ mười phút chờ đợi người bạn chuẩn bị, người đàn ông đã kịp trao cho người đàn bà những nụ hôn mê đắm và một cuộc làm tình nén thời gian trong cảm xúc phun trào như núi lửa. Người đàn bà đã nhận được sự đê mê rất hiếm trong cuộc đời. Trái tim người đàn bà cất tiếng hát đẩy những nốt nhạc hồng cầu. Hooc môn bung ra như những chồi lộc mùa

xuân. buổi sáng cách buổi chiều nửa ngày. Hạnh phúc cách bất hạnh chỉ một cái gật đầu." [8; 80].

Cách sử dụng từ ngữ tâm trạng đầy ý thức của Y Ban đã khiến cho từng đoạn kể để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Cảm xúc được khai thác triệt để, xô đẩy nhau, cao trào, thăng hoa. Và có cảm giác như, thế giới nữ trong các tác phẩm của bà luôn sống tận độ với những cảm xúc của mình. Điều đó không khỏi ám ảnh người đọc. Quá thiết tha, quá mạnh mẽ, nhiệt thành với khát khao, với tình yêu. Và vì thế rất nhạy cảm, rất dễ tổn thương.

b. Trường từ vựng chỉ cảm xúc tâm trạng diễn tả những thái cực cảm xúc trong đời sống thực - ảo của nhân vật.

Người đọc có thể nhận ra những thái cực đó, thậm chí nó có ranh giới rất rõ ràng, không hề mơ hồ. Và cụ thể là từ chương 1 đến chương 8 là một thái cực và chương 9 lại một thái cực khác.

Trước hết, ở thái cực thứ nhất, trường từ ngữ chỉ cảm xúc tâm trạng trong tác phẩm diễn đạt tất thảy những nỗi niềm chồng chất, những tủi cực đớn đau, cả những ấm ức mà con người phải gánh chịu trong cuộc sống đời thường. Và nó nằm hầu hết ở tám chương đầu.

Đó là nỗi buồn, nỗi đau: Y Ban có hàng loạt từ để diễn tả tâm trạng, trạng thái ấy: cơn đau, sự đau đớn, cơn đau khủng khiếp, vô cùng đau đớn, buồn phiền, buồn, khổ, khốn nạn, ngã gục, rã rời, quá buồn, nẫu ruột, nẫu gan, khóc, khóc rống, khóc dấm dứt, khóc rưng rức, khóc ngằn ngặt, đau rát trái tim, vật vã, tê tái, rát lòng, quằn quại.... mỗi từ diễn đạt một sắc thái khác nhau của nỗi đau và nỗi buồn, như cứa vào trang viết. trong ngót nghét chỉ trăm trang sách tràn ngập những từ ngữ như vậy.

- Cơn đau khủng khiếp và như kéo dài vô tận [8; 13].

- Cái ngày ả khốn nạn nhất trong đời thì thời tiết mới đẹp làm sao [8; 19].

- Như cái việc ả đã cười lâu quá thành ra đau rát trái tim [8; 47] - Trong lòng buồn nhưng không oán trách [8; 52].

- Mây đau đớn, rên khừ khừ trong họng, nước mắt rơi tong tong xuống ngực áo [8; 57].

- Mây khốn khổ với sự hành hạ của chồng [8; 59].

- Mây khóc nấc vì thương thân [8; 59].

- Nhìn thấy hai đứa con còn bé dại, thương con rát lòng [8; 60].

- Năm phút sau anh ta đứng lên, mặt đầy đau khổ [8; 69].

- Bố em khóc và nói với em như vậy [8; 76].

Và không chỉ nỗi buồn hay nỗi đau, mà Y Ban còn diễn tả bao nhiêu những tâm trạng khó chịu khác bằng hàng loạt từ ngữ: tức thở, giận, câm lặng, ghê tởm, khốn đốn, gầm lên, cay mũi, sợ hãi, nhợt nhạt, phát cáu, điên tiết, điên lên, phát khùng, cằn nhằn, gào thét, ấm ức, mất hứng, cục giận, tức tối, mệtmỏi, hoảng hốt, trớ trêu, ghê tởm...

- Ả tức tối phun phì phì như rắn [8; 32]. - Ả đã đông cứng vì sự xấu hổ [8; 33]. - Ả tức điên [8; 43].

- Mẹ nó chứ, bố mày cay mũi lắm, tưởng chỉ có nhà chúng mày là có đầu đĩa à [8; 57].

- Tôi sợ hãi ngồi co người lại [8; 77]. - Người đàn bà câm lặng [8; 81].

- Chưa bao giờ người đàn bà lại ghê tởm cái thứ tiếng Anh đến vậy [81] - Tôi bỗng sợ hãi [8; 84].

- Ông nội anh uất ức quá, đêm ấy ông dùng những móng tay cấu vào rốn để những mong rút ruột ra mà chết [8; 92].

- Tôi nấc nghẹn không nói được lời nào [8; 92].

Sự xuất hiện dày đặc của những từ chỉ cảm xúc, tâm trạng, trạng thái tiêu cực như thế khiến cho người đọc tác phẩm có cảm nhận như toàn bộ thế giới nhân vật bị nhúng vào một hiện thực khó chịu, tầm thường và ngột ngạt:

ở đó, con người ta dày vò nhau, hoài nghi nhau, tàn nhẫn với nhau, làm cho nhau đau đớn, vô tâm với nhau, làm trái tim khát khao yêu mệt mỏi, bế tắc và đau rát: đó là "tôi" (chương 2), một nhân viên vệ sinh của một viện công nghệ sinh học, sống một cuộc sống tầm thường trong một gia đình tầm thường với người chồng và bà mẹ chồng tẻ nhạt, thờ ơ; khiến cho "tôi" luôn luôn ám ảnh mình sinh ra trong kiếp người "non" lầm lạc. Đó là "ả" (chương 3), người phụ nữ có cuộc sống "thỏa mãn" nhất trong câu chuyện này, với một ông chồng sáng suốt trong công việc và làm tình, nhưng lại quá ngờ nghệch và vô tâm trong cuộc sống thường nhật; để cho vợ phải lao vào cuộc mưu sinh, làm chủ gia đình một cách bất đắc dĩ và đi ngoại tình vì thèm khát tình yêu. Hay là Mây (chương 4), cô gái có cái tên đầy mơ mộng khiến người ta nghĩ đến những đám mây bảng lảng trời chiều lại có một cuộc hôn nhân nặng trĩu. Chồng Mây đổ đốn hư hỏng đua đòi trên chút tiền đền bù mảnh ruộng, quay ra hành hạ Mây không thương tiếc. "Ơi cái bụi mây quấn quýt trong vườn nhà mẹ. Mọi con đường đã chặn cả rồi chỉ có nhà tù là mở ra" - Mây giết chồng trong một cơn phẫn uất, kêt thúc một cuộc đời buồn, mở ra một trang mới không kém phần cay đắng. Hay đến cả bà tiến sỹ môi trường, có một cuộc tình đẹp như mơ với một người ngoại quốc; cứ tưởng là trang tình sử đẹp hoàn hảo với một kết thúc có hậu thì đến cuối cùng bà cũng đắng lòng nhận ra nhân tình của mình không vượt qua nổi những ham muốn tầm thường, nhơ nhớp "Chưa bao giờ người đàn bà lại ghê tởm cái thứ tiếng Anh đến vậy. Love love love cái cục cứt". Đúng vậy, chắc hẳn rất lâu, lâu lắm người phụ nữ ấy mới có thể lại yêu. Tất cả các nhân vật đều có những nỗi đau hiện hữu. Và nỗi đau rất thường nhật, phổ

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w