6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Kiểu câu đơn có thành phần phụ
Đây là kiểu câu được sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm, số lượng áp đảo, hơn hẳn các kiểu câu khác với tỷ lệ lên đến trên 85%. Là kiểu câu được diễn đạt một kết cấu C-V và các thành phần phụ khác: có thể là thành phần phụ của câu (trạng ngữ, đề ngữ); có thể là thành phần phụ của từ (bổ ngữ, định ngữ) cũng có thể là các thành phần biệt lập (tình thái, phụ chú, gọi đáp). Nhưng nhiều nhất trong tác phẩm này là thành phần trạng ngữ (thành phần phụ của câu) và bổ ngữ (thành phần phụ của động từ, tính từ). Kiểu diễn đạt này khá đơn giản, thông dụng:
- Cái hồi mới lấy nhau vài năm hai vợ chồng với đứa con chỉ sống
trong căn phòng hơn chục mét vuông [8; 34].
- Hôm nay tao đánh răng cho cả lò nhà mày chết [8; 38].
- Lớn lên thằng bé cũng học được tính hài hước của mẹ [8; 38].
- Hôm nào buồn vừa vừa ả sẽ cùng cười với con [8; 38].
- Khi có đồng tiền trong tay ả trổ tài của một kẻ thạo việc [8; 43].
- Ngày phải giao tiền, giữa trưa hè tháng sáu, buổi sáng ả dậy sớm hì hục sắc thuốc bắc.
- Ngày còn đi học cô giáo thổi chút gió mơ mộng hiu hiu vào tai lũ
học trò gái [8; 52].
Có những đoạn văn dài liên tiếp là những câu đơn với những thành phần phụ như vậy:
"Một em gái đã hồn nhiên kể cho tôi nghe chuyện tắm kỳ cho thượng
đế. Phần đông là đàn ông trung niên chị ạ. Em trút bỏ hết quần áo. Họ cũng
trút bỏ hết quần áo. Đầu tiên là họ kỳ cho em. Họ không kỳ bằng tay của họ
đâu. Họ kỳ cho em bằng lưỡi của họ. Sau đó em kỳ cho họ. Họ cũng chẳng
thích em kỳ lưng kỳ ngực đâu" [8; 76].
"Tôi mung lung trong một mớ lộn xộn cảm xúc giả và thật. Tôi không thể hiểu những câu chữ trong những bức thư tôi viết kia là của tôi viết ra
hay ai viết ra. Tôi chỉ là một người đàn bà bình thường làm công nhân dọn dẹp trong một viện nghiên cứu. Khi vào làm tại viện nghiên cứu tôi mới học phổ thông trung học. Sau một thời gian làm việc tôi đi học đại học tại chức về văn thư lưu trữ. Học xong tôi vẫn làm công việc dọn dẹp" [8; 194]
Nhìn chung, kiểu câu đơn nhiều thành phần phụ mà Y Ban sử dụng trong tiểu thuyết này hầu hết là những câu ngắn, rất ngắn dù là có thêm thành phần phụ. Nó thêm lượng thông tin cho nòng cốt thông báo của câu về mặt thời gian, điều kiện, có khi là làm rõ nét sự vật hiện tượng, hay thái độ của
người nói. Đây là kiểu diễn đạt tiêu biểu cho lối tư duy mạch lạc, giản dị và thẳng thắn; rất thống nhất trong phong cách văn chương của Y Ban - một cây viết rất kị lối nói câu kỳ, dài dòng, hoa mỹ. Cũng không có quá nhiều điều để nói về kiểu câu xét theo cấu tạo trong các sáng tác của Y Ban nói chung và tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" nói riêng. Bởi, tất cả cái sôi nổi, gấp gáp, mang hơi thở đời sống hiện đại nó đã nằm ngay trong những câu chữ rất đỗi giản dị gần gũi này. Nó hiển diện qua từng từ, từng cụm từ, từng chi tiết nhỏ mà nếu liệt kê, phân loại, phân tích, sẽ dễ trở nên vụn vặt, tủn mủn, làm mất đi cái giọng điệu vốn được mang đến bởi sự tổng hợp của những câu văn đó tạo nên.