Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.Tiểu kết chương 2

Từ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ là đơn vị có sẵn, ở trạng thái tĩnh, mang tính tiềm năng, được xác định thông qua những đặc điểm về ngữ âm và ngữ nghĩa. Từ chỉ thực sự trở nên linh hoạt và biến hóa khôn lường khi đi vào sử dụng trong từng phát ngôn cụ thể. Khi từ đi vào hoạt động, nhất là trong tác phẩm nghệ thuật, từ có thể biến đổi và chuyển hoá những thuộc tính vốn có để cho phù hợp văn cảnh nhằm phục vụ ý đồ nghệ thuật của tác giả. Y Ban là một nhà văn nữ có được sắc thái ngôn ngữ khá riêng biệt, và sắc thái đó được thể hiện rõ qua tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc".

Trước hết là lớp từ Hán Việt. Vốn từ Hán Việt được sử dụng phổ biến và chiếm một số lượng lớn trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Từ Hán Việt mang phong cách, sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ kính mà từ Thuần Việt khó có thể có được. Trong tác phẩm này, Y Ban cũng đã lựa chọn sử dụng từ Hán Việt với màu sắc rất riêng: nổi bật ở lớp từ chuyên môn, chỉ ngành nghề. Có khi Y Ban lại dùng từ Hán Việt bên cạnh các yếu tố thuần Việt khẩu ngữ để tạo ra hiệu ứng trái chiều, tạo ra giọng điệu vừa tự nhiên, vừa mỉa mai châm biếm. Đồng thời, trong phần lớn dung lượng tác phẩm, Y Ban cũng khai thác

thế mạnh của từ Hán Việt để tạo ra văn phong trang nhã lịch sự, thẫm đẫm chất thi ca, phục vụ cho việc làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tiêu biểu nhất trong tác phẩm này khi nghiên cứu từ ngữ từ góc độ ngữ nghĩa chính là việc Y Ban sử dụng trường từ vựng chỉ tâm trạng, cảm xúc, trạng thái. Chính nhờ lớp từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc, trạng thái số lượng lớn và rất phong phú đã tạo ra được trường hấp dẫn ma mị dẫn dụ người đọc lạc vào mê cung cảm xúc, sống cùng các nhân vật của mình. Lớp từ này đã giúp Y Ban chuyển tải được những thông điệp về cuộc sống hiện thực, về những khát khao cháy bỏng của người phụ nữ; làm cho thế giới phụ nữ trong tác phẩm trở nên thật ấn tượng, sống hết mình với những xúc cảm.

Lớp từ ngữ xưng hô cũng là một điểm nhấn ấn tượng. Cách lựa chọn từ xưng hô cho các nhân vật giúp Y Ban giải quyết được nhiều nội dung mà không cần phải trình bày dài dòng: sự xuống cấp về tình cảm gia đình, sự thiếu hụt chất thơ trong đời sống hôn nhân, cả những nát tan, hoài nghi về hạnh phúc, nó thể hiện khá đầy đủ và nhức nhối chỉ qua những tiếng gọi nhau. Từ cách dùng từ ngữ đầy trăn trở và thận trọng, Y Ban đã tạo ra một chất văn xuôi vừa ngồn ngộn tính thời sự, mang hơi thở đời sống hiện đại, vừa đắm thắm, sâu sắc, thẫm đẫm chất thi ca. Nó tạo ra một lối hành văn cuốn hút, vừa sôi nổi, vừa sâu sắc.

Chương 3

CÂU TRONG TIỂU THUYẾT

“TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC” CỦA Y BAN

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 62)