Câu nghi vấn

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là một trong 4 loại câu cơ bản xét về mục đích nói trong tiếng Việt. Là loại câu nêu lên một vấn đề chưa biết và cần phải được giải đáp. Đặc điểm hình thức của câu: câu nghi vấn có vấn đề nghi vấn, từ ngữ nghi vấn và ngữ điệu nghi vấn. Câu nghi vấn có hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Nghi vấn trực tiếp là loại câu dùng với chức năng để hỏi và cần câu trả lời từ người tiếp nhận câu nghi vấn. Còn câu nghi vấn gián tiếp, là loại câu không dùng để hỏi, hay chính xác hơn là không cần câu trả lời trực tiếp mà để qua đó bộc lộ một nội dung khác, một sự nghi vấn khác.

Trong "Trò chơi hủy diệt cảm xúc", Câu nghi vấn xuất hiện với mật độ dày đặc và với những dụng ý nghệ thuật khá sáng rõ. về số lượng thì qua khảo sát nhận thấy: có hai kiểu câu nghi vấn được Y Ban sử dụng: kiểu câu nghi vấn trực tiếp và kiểu câu nghi vấn gián tiếp. Kiểu câu nghi vấn trực tiếp xuất hiện trong các lời thoại của nhân vật hoặc trong những bức thư (chương 9). Và kiểu câu nghi vấn gián tiếp xuất hiện trong lời kể chuyện, chủ yếu để làm sáng tỏ thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật.

3.3.2.1. Câu nghi vấn trực tiếp

Như đã nói, đây là loại câu nhằm mục đích hỏi và cần thông tin phản hồi. Trong tác phẩm, loại câu này xuất hiện trong các lời thoại. Trước hết, như

ta biết, trong lời thoại nhân vật, sự luân phiên lượt lời được duy trì nhờ vào việc trao đổi qua lại giữa các nhân vật bằng những câu hỏi, vậy nên, mục đích đầu tiên của những câu nghi vấn này, là để duy trì giao tiếp, duy trì quan hệ, và sau đó là phát triển tình tiết truyện.

Những câu nghi vấn loại này đa đạng, nội dung hỏi phong phú, có thể là bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. Các đoạn thoại trong tác phẩm "Trò chơi hủy diệt cảm xúc" rất hạn chế, vì chủ yếu là lời kể của tác giả, nên Y Ban thường mượn câu nghi vấn, một số đoạn thoại để phát triển tình tiết truyện:

Chi em song sinh nói chuyện với nhau:

- Chị giỏi đấy chứ. Mới có mấy tháng trời. Chị ở nhà em được mấy tháng rồi nhỉ.

- Thì mẹ chết được bảy tháng rồi.

- Sao mà chị khóc vậy?

- Chị buồn.

- Chị nhớ mẹ à?

- Chị nhớ mẹ...Sao mẹ không cho chị lấy chồng?

- Và bây giờ chị muốn lấy chồng à?

- Chị muốn lấy chồng. ...

- Giời ạ. À mà cũng được đấy. Chị mới hơn bốn mươi, lấy chồng tốt. Thế người ta có gửi ảnh cho chị không?

- Có chứ, chị với anh ấy còn chát cam với nhau cơ mà [8; 27 - 28]. Đây là đoạn nói chuyện rất hiếm hoi của nhân vật "ả" với người chị song sinh của mình. Y Ban không dùng lời kể chuyện, mà mượn những câu hỏi để khơi gợi và dẫn dắt vấn đề. Nhân vật "ả" được kể đến đang có một cuộc tình vụng trộm với một người đàn ông ngoại quốc tên Kap, và vì tình cờ mà "ả" phát hiện ra người đàn ông tên Kap ấy cũng đang hẹn hò với chị song

sinh của ả. Vốn thường ngày "ả" ít quan tâm đến chị dù rất yêu quý chị. Đoạn thoại trên là lúc "ả" đang muốn điều tra xem có đúng là chị song sinh đang yêu Kap của "ả" không. Cách sử dụng câu nghi vấn rất đỗi bâng quơ, tự nhiên, gần gũi mang phong cách sinh hoạt giản dị đã góp phần dẫn dắt vấn đề thật nhẹ nhàng. Nó là phương tiện hữu ích giúp cho Y Ban dễ dàng hơn trong việc phát triển câu chuyện của "ả" trong chương 3.

Tương tự như thế, ta có những câu nghi vấn này:

- Sao mày không tháo cái miệng túi. Một việc vô cùng dễ, thế này này. Hai cái quai buộc vào nhau rất lỏng lẻo, chỉ một động tác nhỏ. Cái việc thọc một ngón tay vào túi còn khó khăn hơn. No lông dai, có khi gấp cả móng tay đau điếng.

- Cái đồ đãi cứt sáo lấy hạt đa. Mày tiếc cả cái túi ni lông à? [8; 32]. Đây là đoạn thoại rất ngắn khác của nhân vật "ả" với người chồng. Chỉ một câu hỏi và một câu trả lời dưới dạng câu hỏi. Đoạn thoại đắc địa này đã làm cái đà để Y Ban lý giải cuộc hôn nhân thiếu hụt hạnh phúc của vợ chồng "ả". Câu trả lời khá gay gắt và thô tục của người chồng khiến "ả" nghĩ đến quyết định kết hôn của mình 20 năm trước với người đàn ông "chuyên xé toang mọi thứ nham nhở". Từ đây, tác giả có cớ kể lại kỉ niệm của hai mươi năm trước. Và từ câu chuyện của hai mươi năm trước, người đọc sẽ tự trả lời được, vốn cuộc hôn nhân đã không nên xẩy ra ngay từ đầu. Vốn cuộc hôn nhân đã không có hạnh phúc đích thực. Cách xen kẽ câu nghi vấn trong những cuộc thoại nhỏ của Y Ban rất tinh tế, rất hiệu quả.

Trong chương 5 - "Đám đông", một trong hai chương lạ nhất trong tác phẩm. Chương này kể về một đám đông không có "ruột", đám đông lạ lùng xuất hiện vì một lý do lạ lùng và khá là "khó đọc", Y Ban cũng đã phải nhờ nhiều nhất đến những câu nghi vấn. Câu nghi vấn là phương tiện duy nhất để Y Ban hình thành một đám đông rất vô duyên này. Tức là, từ

cái bản chất tò mò của con người, và nhờ những câu hỏi và câu trả lời kiểu "tam sao thất bản", mà cả một đám đông to đùng nghiễm nhiên mọc lên giữa đường, làm tắc nghẽn giao thông, làm ô uế không khí. Chỉ vì bắt nguồn từ... một tiếng rắm! - Một tiếng rắm to. - Kẻ nào đánh? - ...Có chuyện gì? - Có vấn đề? Sao rắm to thế? - Rắm à? Rắm gì? Rắm nào? - Xảy ra chuyện gì? - To à? To như thế nào?

- Rắm à? Kẻ nào dám đánh rắm to vậy? Kẻ nào?

- ... Chêt à? Có người bị giết à?

- .... Bị bắt à? Có người bị bắt à? Bất đồng chính kiến à? Hay là chống đối người thi hành công vụ?

- Có thối um không?

- ... Chuyện gì vậy?

- Hải sản bị ướp bằng u rê à?

- ... Có chuyện gì?

- Vậy chứ không phải chết vì cãi lại à? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cãi thế nào?

- Thầy cãi bị làm sao? [8; 63-64-65].

Câu hỏi của những kẻ hiếu kỳ, câu trả lời của những kẻ hiếu kỳ không biết chuyện. Đám người cứ đông dần, đông dần lên mà thực chất chẳng có chuyện gì xẩy ra ngoại trừ một tiếng rắm (!). Một đám đông không có năng lượng! Riêng chương này, chúng tôi cho là Y Ban hơi quá tay, đành rằng là tác giả đang muốn làm rõ một trong những tật bệnh của xã hội, nhưng không

nhất thiết phải đưa cả tiếng rắm vào trang truyện, mà lại là đối tượng trung tâm của cả một chương tiểu thuyết. Điều đó, có cảm giác hơi thô tục.

Trong chương 9 - Những bức thư online, Y Ban tiếp tục sử dụng khá nhiều những câu nghi vấn trong những bức thư qua lại giữa hai nhân vật.

"Tình yêu của anh. Chào mừng em đã trở về nhà. Anh chắc rằng chuyến đi của em rất hạnh phúc. Anh đã nhớ em rất nhiều. Em đã đi với ai?

Gia đình? Bạn bè? Đồng nghiệp?" [8; 110].

"Trước khi trả lời các câu hỏi của anh, anh hãy viết ra giấy những suy nghĩ của anh về em. Cuộc đời của một người đàn bà Việt Nam như thế nào

nhỉ? Cô ta có bao nhiêu chồng? Cô ta có đang sống cùng chồng và các con? Cô ta có ngôi nhà riêng của mình hay không? Cô ta có cuộc sống ổn định không? Cô ta có đủ những bữa ăn không? Cô ta có nhiều bộ áo quần không? Son phấn cô ta dùng có phải hàng hiệu không?..." [8; 111].

Cũng là những câu hỏi liên tục xuất hiện trong các bức thư. Điều này không có gì lạ lùng, Vì là hai con người yêu nhau ở hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nên lại càng cần phải tìm hiểu lẫn nhau, trong những trường hợp như thế này, câu hỏi là thứ cần thiết để chia sẻ thông tin về cuộc sống của nhau, đó cũng là cách thể hiện tình cảm, sự quan tâm đến đối phương.

"Em hãy nhớ tất cả những câu hỏi anh đặt ra em phải trả lời. Và hãy nhớ những câu hỏi mà em chưa trả lời anh, anh sẽ tự trả lời theo tưởng tượng của anh. 1. Làm thế nào mà em cởi được áo sơ mi và quần bò ướt như vậy

mà không cần anh giúp? 2. Tại sao em không gọi điện thoại cho anh, để anh đến giúp em? Ô, anh xin lỗi, anh đã đến bên cạnh em rồi. Xin để anh rút

lại câu hỏi này. 2. Khi quần áo ướt có làm hại cho làn da mềm mại của em?

3. Em ngủ có ngon không? 4. Em có mơ thấy anh trong giấc mơ của em không? 5. Em có muốn một tách trà nóng tự tay anh pha cho em không?..." [8; 113].

"Chỉ là sự tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Em đang trong vòng tay của anh? Em đang hôn anh? Cảm xúc của anh thế nào?...Nhìn vào những bức ảnh của em, anh có đoán được em cao thế nào? Nặng bao nhiêu? màu mắt em đen hay nâu? Da em trắng hay đen?...vì vậy em không biết em có nhận ra anh trong giấc mơ của em hay không?" [8; 117].

Trong bức thư người đàn ông gửi cho người phụ nữ mình yêu, có xuất hiện những câu hỏi khá lạ: cách trình bày có đánh dấu thứ tự rõ ràng 1, 2, 3 cho đến 5, nội dung câu hỏi không hẳn là câu hỏi trực tiếp, nó là những câu hỏi để bộc lộ cảm xúc, tình cảm đặc biệt quyến rũ, mời gọi bạn tình. Và qua những câu hỏi ấy, tình yêu của hai người cách nhau hàng ngàn cây số, ở hai quốc gia diễn ra như một giấc mơ. Đúng như người đàn bà đã nói, "chỉ là sự tưởng tượng của chúng ta mà thôi", những câu hỏi khiến cho trí tưởng tượng bay bổng, cho tình yêu được thăng hoa, để có được cảm giác như hai người đang được bên nhau, chăm sóc, âu yếm nhau. Họ đang cố gắng rút gần lại khoảng cách bằng ngôn ngữ. Đến đây, một lần nữa nữ nhà văn đã có một cách viết thư thật sáng tạo, trẻ trung và ấn tượng.

Trên đây là một số đoạn tiêu biểu về cách dùng câu nghi vấn trực tiếp của Y Ban. Với những ví dụ trên, chúng ta đã hiểu phần nào vai trò của câu nghi vấn trực tiếp trong tác phẩm. Dù là những câu hỏi vô tình, những câu hỏi bâng quơ, nhưng luôn chứa trong đó dụng ý nghệ thuật, không hề dư thừa, không thể bỏ bớt.

3.3.2.2. Câu nghi vấn gián tiếp

Câu nghi vấn gián tiếp, như tên gọi của nó, câu hỏi đặt ra không yêu cầu có phản hồi thông tin trở lại. Trong tiểu thuyết "Trò chơi hủy diệt cảm xúc", Y Ban dùng câu nghi vấn gián tiếp với số lượng lớn hơn nhiều so với câu nghi vấn trực tiếp.

Trước hết, câu nghi vấn gián tiếp hiện diện trong tác phẩm là phương tiện để diễn tả thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật:

"Ả cũng đang có người đàn ông khác. Nếu chồng ả mà biết sẽ sao?

Anh ta có phun phì phì như rắn? Có nhảy thếch lên như con cào cào? Và có rủa xả như vòi bơm nước cống? [....] Cô tây kia đã quan hệ với chồng ả đến mức độ nào? Là người tình có nghĩa là đã hôn nhau chưa nhỉ? Và có làm tình với nhau không? Như những cuộc mây mưa với chồng mà chồng ả đã làm cho ả phải rên rỉ giời, giờ..ời..ơi. Có nói những lời âu yếm nhau không? [....] Vậy ả có quyền ghen không? Dù xấu xa nhưng ả vẫn còn là vợ. Ả vẫn phải ghen chứ. Ghen như thế nào?" [8; 24].

Kiểu lời kể bán trực tiếp, người kể chuyện dường như hóa thân vào nhân vật, bộc lộ tâm trạng chân thực nhất của nhân vật. Và câu nghi vấn xuất hiện lúc này hợp lý hơn bất kỳ lời giãi bày tâm trạng sướt mướt nào khác, hợp lý hơn bất cứ cách miêu tả cảm xúc nào khác. Khi người chồng của mình ngoại tình, người vợ, cái người cũng đang ôm tội lỗi ngoại tình ắt hẳn không tránh khỏi những băn khoăn day dứt. Và câu nghi vấn giải quyết điều đó. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu "ả" mà chỉ có "ả" thấu, chẳng có ai chia sẻ với "ả". Tâm trạng kinh khủng của chính bản thân làm "ả" giật mình nghĩ đến giải thiết nếu một ngày chồng phát hiện ra "ả" ngoại tình, chồng có giống như "ả" bây giờ: phun phì phì như rắn, nhảy thếch lên như con cào cào, rủa xả như máy bơm nước. Rồi đương nhiên, người đàn bà sẽ tưởng tượng ra cảnh tượng chồng ôm ấp người đàn bà khác, hôn nhau, làm tình, những cuộc mây mưa như chuyện vợ chồng ả làm với nhau. Và đó chính là con đường dẫn đến cảm giác ghen tuông khó tránh. Sau khi no nê lục tìm lại kỉ niệm, cố lí giải cuộc hôn nhân, quay lại với chuyện ngoại tình của chồng, "ả" lại tiếp tục đấu tranh nội tâm dữ dội: "Trách ai? Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Giận ai? Ai làm nên cơ sự. Ả chẳng cũng đi hẹn hò với người đàn ông khác đấy thôi. Vì

sao? Vì sao ư? Vì chồng không biết nói lời ngọt ngào với vợ. Vậy vợ có biết nói những lời ngọt ngào với chồng không? [...] Vậy chồng và người đàn bà kia? Đã gặp nhau? Đã cầm tay nhau? Đã hôn nhau? Đã ngủ với nhau? Có

chứ sao lại không. Với mảnh ghép của ả dù chưa một lần gặp mặt, chưa một lần hôn nhau, làm tình với nhau nhưng lại có hàng ngàn từ yêu hàng ngàn nụ hôn và hàng trăm từ làm tình. Bằng con chữ có khác gì thực tế?" [8; 46]. Những câu nghi vấn này cho thấy, "ả" như bị xé ra làm hai con người đối diện nhau, chất vấn nhau, đấu tranh dữ dội, một bên chỉ trỏ trách móc, một bên bao biện, bênh vực vì cái lẽ cùng là kẻ ngoại tình. Tôi thấy thích cái cách Y Ban giải quyết vấn đề những đoạn tâm lý nhân vật trong tình huống bất ngờ, gây shock như vậy. Không ồn ào, không nhiều lời, sự đấu tranh nội tâm diễn ra không kém phần dữ dội, biểu hiện qua hệ thống câu hỏi tu từ ngắn, dồn dập. Đây không còn là lời kể của người kể chuyện nữa, mà là những đoạn độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Người kể chuyện đã để cho "ả" hoàn toàn tự do, một mình đối diện với những suy nghĩ, với những bão giông trong tư tưởng.

Ở một đoạn truyện khác trong chương 10, "tôi" kết thúc, bước ra khỏi trò chơi hủy diệt cảm xúc sau tám tháng ròng rã. Nhưng mọi chuyện đã không như xưa khi "Có một ý nghĩ xuất hiện cùng với nỗi buồn. Nếu không phải là

trò chơi thì người đàn ông đã viết cho tôi những bức thư là người như thế nào? Một người đàn ông tuyệt vời? Một người đàn ông đểu giả? Tại sao người đàn ông phải hằng ngày viết những bức thư nếu ông ta không thích đọc những bức thư của tôi? Những lời yêu thương của người đàn ông đó nói với tôi là thật hay giả? Nếu là những lời nói yêu thương thực lòng. Nếu người đàn ông đó đã yêu thương tôi thực sự?" [8; 200]. Và "tôi" băn khoăn với bức thư cuối cùng: "Còn biết viết gì đây? Kể ra hết sự thật của trò chơi?

Nỉ non sự nhớ nhung?" [8; 201]. "Tôi" đã không hề thanh thản khi bước ra khỏi trò chơi như từng nghĩ đơn giản nó là một trò chơi. Những bức thư đã

ám ảnh cô, người đàn ông tên Kap đã ám ảnh cô, khiến cô không khỏi đặt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết trò chơi hủy diệt cảm xúc của y ban (Trang 82)