KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 83)

Một từ để miêu tả tình hình thị trường chứng khoán từ sau năm 2008 đến nay là “Biến động”. Những sự thay đổi cực đoan trong chỉ số chứng khoán toàn cầu và giá cổ phiếu làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn với một nhà đầu tư theo lý trí. Cảm xúc của thị trường thay đổi một cách dữ dội từ tích cực đến tiêu cực và ngược lại, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tính theo tuần, ngày, thậm chí là hàng giờ.

Tài chính hành vi nghiên cứu ảnh hưởng cua tâm lý đến quyết định đầu tư. Nó nghiên cứu việc các nhà đầu tư giải thích và hành động như thế nào về những thông tin mới, để từ đó đưa ra quyết định dưới sự không chắc chắn. Lĩnh vực này không có ý cho là các lý thuyết truyền thống là lỗi thời, mà nó cố gắng bổ sung cho các lý thuyết truyền thống, có nghĩa là hành vi của con người có thể được hiểu một cách rõ ràng hơn nếu tác động của những xu hướng tâm lý và nhận thức được nghiên cứu một cách bài bản.

Những người tham gia vào thị trường có lý trí không? Hay là họ có bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc như sợ hãi và tham lam, và dẫn đến những quyết định sai lầm? Mục đích của luận văn này là điều tra các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán có lý trí trong mọi thời điểm hay không. Tôi tập trung vào 9 yếu tố xu hướng: Quá tự tin, Tính đại diện, Tính bầy đàn, Tính neo, Bất hòa trong nhận thức, Sợ hối hận, Gian lận con bạc, Sai lầm kế toán và Nhận thức muộn. Tác động của 9 yếu tố này lên quyết định của các nhà đầu tư được phân tích. Bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi, các câu trả lời được tập hợp chọn lọc và cuối cùng tôi đạt được một mẫu

nghiên cứu gồm 104 nhà đầu tư, trong đó có 51 nhà đầu tư trẻ (thời gian tham gia vào thị trường từ 5 năm trở xuống) và 53 nhà đầu tư có kinh nghiệm (tham gia thị trường trên 5 năm). Các biến đại diện cho mỗi xu hướng được xây dựng cẩn thận, dựa trên thang đo Linkert, và các phân tích khác nhau: Phân tích biệt số, chấm điểm trọng số, Chi – bình phương.

Luận văn chỉ ra rằng, theo phương pháp Chấm điểm trọng số, các nhà đầu tư không thiên về 3 xu hướng Bất hòa trong nhận thức, Nhận thức muộn và Gian lận con bạc. Sai lầm kế toán là xu hướng được xem như là bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư có kinh nghiệm nhiều hơn các nhà đầu tư ít kinh nghiệm hơn. Luận văn cũng đã chứng minh tất cả các nhà đầu tư đều bị tác động bởi các xu hướng khác trong khi đưa ra quyết định đầu tư của mình, nhưng nó không thể xác định được nhóm nào phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở từng xu hướng. Kết quả từ phân tích biệt số cho rằng, mặc dù các nhà đầu tư đều có những quyết định sai lầm vì bị ảnh hưởng bởi xu hướng, nhưng mức độ mà họ bị tác động bởi các xu hướng thì khác nhau một cách đáng kể. Điều này dẫn đến việc có thể phân chia các nhà đầu tư thành 2 nhóm, tồn tại những hành vi khác nhau. Khi được hỏi về mất mát họ phải chịu đựng từ cuộc khủng hoảng 2007 – 2009, có 49 trong số 104 nhà đầu tư nói họ mất mát ít nhất 30%. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi cho rằng những xu hướng hành vi này đóng vai trò quan trọng đáng kể trong tổn thất mà các nhà đầu tư trẻ và nhà đầu tư có kinh nghiệm phải gánh chịu.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của luận văn này là sử dụng bảng câu hỏi điều tra để nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư. Việc đưa ra quyết định đầu tư phụ thuộc vào nhiều lý do khác nhau, điều này có thể dẫn tới những quyết định không hợp bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, trong lúc làm bảng câu hỏi, họ có thể mang tâm lý thoải mái, do đó các câu trả lời họ đưa ra có thể khác so với thực tế, đặc biệt là những câu hỏi về tình huống.

Khó khăn thứ hai nữa là phạm vi khảo sát. Mẫu nghiên cứu này chủ yếu là được thu thập tại sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM và một số là qua mạng Internet. Điạ điểm được chọn bởi vì đây là nơi các nhà đầu tư tập trung nhiều và dễ dàng thu thập số

liệu. Và có thể ở những nơi khác sẽ còn nhiều nhà đầu tư tồn tại những xu hướng hành vi dễ nhận thấy hơn là các nhà đầu tư được khảo sát.

Do đó, trong tương lai cần có một phương pháp tốt hơn, đặt người tham gia khảo sát vào trong môi trường giả định nhưng tâm lý của họ sẽ bị tác động bởi những yếu tố thực tế, làm ảnh hưởng đến các lựa chọn. Điều này có thể sẽ cho kết quả chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt

- Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc; Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS; Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

- Trần Ngọc Thơ (chủ biên) 2007, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê (Tái bản lần 2)

2. Tiếng Anh

- Andersen, Jorgen Vitting. 2010. Detecting Anchoring in Financial Markets. Journal of Behavioral Finance 11(2): 129 – 133.

- Barber, Brad M., and Odean, Terrance.1999. The Courage of Misguided Convictions. Financial Analysts Journal 55(6).

- Barberis, Nicholas. and Thaler, Richard.2003. A Survey of Behavioral Finance.

Handbook of the Economics of Finance. Elsevier Science B.V: 1054-1056. - Chandra, Abhijeet.2008. Decision Making in the Stock Market: Incorporating

Psychology with Finance. New Delhi.

- Cianci, Anna M. 2008. The Impact of Investor Status on Investors’ Evaluation of Negative and Positive, Separate and Combined Information. The Journal of Behavioral Finance 9: 117- 131.

- Fagerström, Sixten. 2008. Behavioral Finance: The psychological impact and Overconfidence in financial markets. Skövde : University of Skövde.

- Fama, Eugene F. 1965. Random Walks in Stock Market Prices. Financial Analysts Journal 21 (5): 55 - 59.

- Fama, Eugene F., Fisher, Lawrence., Jensen, Michael C., Roll, Richard.,1969.

The Adjustment of Stock Prices to New Information. International Economic Review,10.

- Fama, Eugene F. 1970. Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work. Journal of Finance 25 (2): 383 - 417.

- Fama, Eugene F., and French, Kenneth R., 1993. Common Risk Factors in the Returns on Stocks and Bonds. Journal of Financial Economics 33: 3 -56

- Fama, Eugene F. 1998. Market Efficiency, long-term returns, and behavioral finance. Journal of Financial Economics 49 (1998): 283 – 306.

- Jensen, Michael C. 1978. Some Anomalous Evidence Regarding Market Efficiency. Journal of Financial Economics 6 (2, 3):95-101.

- Kahneman, Daniel. and Tversky, Amos. 1971. Belief in law of small numbers. Psychological Bulletin 76(2): 105 – 110.

- Kahneman, Daniel and Riepe, Mark W. 1998. Aspects of Investor Psychology: Beliefs, preferences, biases investment advisors should know about. The Journal of Portfolio Management 24 (4): 52 – 65.

- Montier, James. 2003. Global Equity Strategy: The Gamblers’ Fallacy. Retrieved : February 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nofsinger, John R.2001. Investment madness: how psychology affects your investing – and what to do about it. USA: Pearson Education.

- Pompian, Michael M. 2006. Behavioral Finance and Wealth Management. USA: John Wiley & Sons.

- Phung, Albert.2002. Behavioral Finance. Accessed: February 2012.

- Schindler, Mark. 2007. Rumors in financial markets: Insights into Behavioral Finance. West Sussex: John Wiley & Sons Ltd.

- Shefrin, Hersh. 2000. Beyond Greed and Fear: Understanding Behavioral Finance and the Psychology of Investing. New York: Oxford University Press. - Shiller, Robert J. 2000. Irrational Exuberance. USA: Princeton University

Press.

- Shiller, Robert J. 2002. From Efficient Markets Theory to Behavioral Finance.

Journal of Economic Perspectives 17(1): 83 – 104.

- Thaler, Richard H. 1988. Anomalies: The Winner’s Curse. Journal of Economic Perspectives 2(1): 191 – 202.

- Thaler, Richard H. 1999. Mental Accounting Matters. Journal of Behavioral Decision Making 12(3) : 183 – 206.

- Welch, Ivo. 2000. Herding Among Security Analysts. Journal of Financial Economics 15(3). 3. Website: - www.saga.vn - www.wikipedia.org - forum.vietstock.com.vn - www.vneconomy.vn

“Những phản hồi của quý Anh/chị có tầm quan trọng đáng kể trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Những thông tin này sẽ không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác.”

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

1. Tuổi của Anh/chị ?

2. Anh/chị đã tham gia vào thị trường chứng khoán TpHCM bao nhiêu lâu?

Câu hỏi cho xu hướng Quá tự tin (Overconfidence):

3. Nếu so sánh trên thị trường chứng khoán hiện nay thì những khoản đầu tư của anh/chị hoạt đông như thế nào ?

Tốt hơn Ngang bằng Kém hiệu quả

4. Anh/chị có cảm thấy mình có thể dự đoán giá tương lai của cổ phiếu tốt hơn những người khác không ?

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

5. Với thang điểm 1 – 7 (1: rủi ro thấp), mức rủi ro nào bạn đang gánh chịu ? 6. Nếu giá trị cổ phiếu mà anh/chị đang đầu tư không giống với những dự đoán

của các chuyên gia nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông, thì anh/chị có tiếp tục đầu tư vào chúng hay không ?

Vẫn tiếp tục Có thể Không đầu tư nữa

7. Khoảng bao nhiêu % những quyết định đầu tư của anh/chị là đúng ? >80% 50 – 80% <50%

8. Anh/chị có xem xét những biểu hiện trong quá khứ của cổ phiếu trước khi đầu tư không?

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

9. Bạn có tin vào khả năng đoán trước được giá trị tương lai của cổ phiếu thông qua những phân tích chi tiết của biểu hiện trong quá khứ ?

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu hỏi cho xu hướng Bầy đàn (Herding):

10.Những ý kiến của ai mà anh/chị cảm thấy tin tưởng nhất khi đưa ra quyết định đầu tư? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Của bản thân

Bạn bè/Nhà môi giới

Ý kiến của các chuyên gia qua phương tiện truyền thông

11.Khối lượng giao dịch của một cổ phiếu có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của anh/chị không ?

Có Thỉnh thoảng Không

12.Anh/chị có khá ít thông tin về cổ phiếu công ty X và vì thế không chắc chắn trong việc đầu tư vào nó. Bất chợt có quá nhiều đồng nghiệp của anh/chị và các đối thủ cạnh tranh bắt đầu mua chúng. Điều này sẽ tác động như thế nào đến thái độ của bạn với cổ phiếu công ty X?

Đồng ý Phản đối Không thay đổi

Câu hỏi cho xu hướng Neo (Anchoring)

13.Anh/chị có cố định một mức giá nào đó khi mua/bán cổ phiếu trước khi bắt đầu 1 ngày giao dịch không ?

Nếu có, thì tiêu chí nào dưới đây anh/chị sẽ xem xét để ấn định mức giá? Hệ số giá trên thu nhập P/E

Mức giá trung bình trong quá khứ Giá phát hành

Lời khuyên từ nhà môi giới

14.Anh/chị có sử dụng lệnh dừng lỗ trong giao dịch của mình không ?

15.Xem xét tình huống dưới đây: Giá của cổ phiếu REE trong tháng 6/2007 là 51.600VND. Giá này giảm xuống chỉ còn 11.000VNĐ vào tháng 10/2008vì cuộc khủng hoảng tài chính. Các nhà phân tích thì trung lập và đưa ra các dấu hiệu cảnh báo. Anh/chị có mua cổ phiếu với mức giá mới và thấp không ?

Có Có thể Không

Câu hỏi cho xu hướng Bất hòa trong nhận thức (Cognitive Dissonance)

16.Anh/chị có cố gắng biện minh cho những sai lầm mà mình phạm phải trong khi đưa ra quyết định đầu tư không ?

Có Thỉnh thoảng Không

17.Nếu anh/chị nghe những quan điểm từ một nhà phân tích nổi tiếng nhưng nó trái ngược với ý kiến của anh/chị về một cổ phiếu nào đó, anh/chị có thay đổi ý kiến của mình không ?

Có Thỉnh thoảng Không

Câu hỏi cho xu hướng Hối tiếc (Fear of Regret)

18.Anh/chị có kết thúc việc bám lấy việc đầu tư vào cổ phiếu thua lỗ vì mong đợi có một sự đảo chiều trong tương lai, hoặc chốt lời ở những cổ phiếu đang thắng thế không ?

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

19.Anh/chị đã bao giờ hoãn lại quyết định đầu tư của mình để mong đợi những thông tin mới và tích cực liên quan đến chứng khoán chưa ?

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu hỏi cho xu hướng Gian lận con bạc (Gamblers’ Fallacy)

20.Anh/chị có thể dự đoán một sự đảo chiều có thể xảy ra trong thị trường không ? Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

21.Giả sử một đồng xu đồng chất được tung 3 lần. Và cả 3 lần nó cùng cho kết quả là mặt ngửa. Dự đoán của anh/chị về lần tung tiếp theo?

Mặt ngửa Mặt sấp Không ý kiến

Câu hỏi cho xu hướng Sai lầm kế toán (Mental Accounting) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22.Anh/chị có để dành một phần thu nhập để đầu tư vào thị trường chứng khoán không ?

Có Thỉnh thoảng Không

Câu hỏi cho xu hướng Nhận thưc muộn (Hindsight)

23.Anh/chị có nghĩ rằng là khá dễ dàng để dự đoán sự suy sụp của thị trường chứng khoán trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ?

Rất dễ dàng Dễ dàng Khó khăn

24.Trong năm 2006 – 2007, nếu có 1 người nói với anh/chị là một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra trong thời gian tới, anh/chị có bị thuyết phục không ? (thang điểm từ 1 – 5: 1: không bị thuyết phục, 5: khả năng bị thuyết phục rất cao)

Các câu hỏi khác:

Vốn hóa cao Vốn hóa trung Vốn hóa thấp

26.Trong giai đoạn 2007 – 2009, doanh mục đầu tư của anh/chị đã chịu mất mát bao nhiêu %?

>50% 30 – 50% 10 – 30% <10% 0%

27.Anh/chị có theo dõi cổ phiếu của Vietcombank trong sự kiện IPO của họ năm 2007 không ? (26 – 12 – 2007)

Có Không

28.Anh/chị có theo dõi cổ phiếu của BIDV trong sự kiện IPO của họ năm 2011 không? (28 – 12 – 2011)

Có Không

29. Giữa hệ số P/E và giá trị nội tại của một cổ phiếu, cái nào có trọng lượng hơn trong quyết định đầu tư của anh/chị ?

P/E Giá trị nội tại của cổ phiếu Cả hai bằng nhau

30.Anh/chị đã phản ứng như thế nào trước cuộc khủng hoảng năm 2008 và sự suy sụp trên thị trường chứng khoán ?

Bán hết cổ phần Mua cổ phần với giá thấp Giữ lại cổ phiếu

31.Anh/chị sẽ làm gì nếu bị chỉ trích vì đầu tư vào 1 cổ phiếu đang thua lỗ hoặc bán ra những cổ phiếu đang thắng thế ?

Biện minh cho quyết định của mình Thất vọng

Suy nghĩ lại quyết định đó

32.Nếu anh thắng xổ số 500 triệu đồng, loại cổ phiếu nào anh/chị sẽ đầu tư ? Vốn hóa cao Vốn hóa trung Vốn hóa thấp

33. Anh/chị có thể liệt kê một vài cổ phiếu mà anh/chị đầu tư trong khoảng 1 năm qua.

34. Anh/chị có ủng hộ việc đầu tư vào các công ty đang hoạt động ở Tp.HCM không, bởi vì chúng ta quá quen thuộc với hoạt động của họ ?

Có Không Không quan tâm

35. Từ thang điểm 1 – 5, anh/chị có thể cho biết mức đổ hiểu biết của mình trên lĩnh vực nghiên cứu việc đưa ra quyết định đầu tư, được gọi là “Tài Chính Hành Vi” (5: Xuất sắc, 1: Nghèo nàn)

36.Ý kiến khác (nếu có):

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 83)