Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 31)

3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3.1.Thiết kế nghiên cứu

Trong luận văn này, tôi sẽ nghiên cứu sự khác biệt trong việc ra quyết định 2 nhóm nhà đầu tư: nhà đầu tư có kinh nghiệm (trên 5 năm tham gia vào thị trường chứng khoán) và nhà đầu tư trẻ (có ít hơn 5 năm tham gia thị trường).

Bước 1:

Đầu tiên, tôi sẽ tiến hành phát bảng điều tra bao gồm 35 câu, trong đó 17 câu có vai trò đo lường thái độ của nhà đầu tư, trong khi những câu hỏi còn lại được thiết kế để nắm bắt những thông tin định lượng. 17 câu hỏi này được xây dựng dựa trên thang đo Likert. Đó là thang đo 1 chiều đối xứng, đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị. Thang đo Likert bao gồm các mục Likert và dựa vào số lượng những hạng mục này tồn tại ở những thang điểm khác nhau. 3 điểm của thang đo Likert được sử dụng trong bảng câu hỏi và 3 mức độ của Likert được đánh dấu là (i) Luôn luôn (đồng ý), (ii) Thỉnh thoảng (trung lập), (iii) Không bao giờ (Không đồng ý). Những mục này được định lượng bằng cách phân chia điểm tùy thuộc vào kỹ thuật phân tích được sử dụng.

Đây là phương pháp phù hợp nhất cho nghiên cứu này bởi vì nghiên cứu này được thực hiện ở vị trí xa. Theo Taylor (2006), bảng câu hỏi là một sự lựa chọn hợp lý khi thông tin được đòi hỏi từ một số lượng lớn con người và là phương pháp đầy sức mạnh để nắm bắt lựa chọn và thái độ của họ.

3 điểm chính được nhấn mạnh bởi Taylor (2006) được lưu ý trong khi thiết kế bảng câu hỏi cho mục đích của luận văn:

- Đảm bảo bí mật cho người tham gia.

- Câu hỏi súc tích và sử dụng những câu hỏi tập trung vào cốt lõi của bài nghiên cứu.

Bước 2:

Sau khi có được dữ liệu cần thiết, tôi sẽ sử dụng phần mềm SPSS để mã hóa các câu trả lời, trong đó điểm 1, 2, 3 được chia tương ứng với đồng ý, trung lập, không đồng ý .

Bước 3:

Sử dụng phương pháp Phân tích sự khác biệt (Discriminant Analysis) để kiểm tra xem có sự khác biệt trong việc ra quyết định giữa 2 nhóm nhà đầu tư hay không?

Bước 4:

Sử dụng tiếp 2 phương pháp Tính điểm có trọng số và Chi – bình phương để đối chiếu với kết quả từ phương pháp Phân tích sự khác biệt, xem các hành vi xu hướng của các nhà đầu tư có khác gì so với phương pháp trên không ?

Bước 5:

Từ kết quả nhận được, đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 31)