Quá tự tin (Overconfidence)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 48)

4. Các kết quả nghiên cứu

4.4.1. Quá tự tin (Overconfidence)

Các nhà đầu tư có xu hướng quá tự tin theo khả năng của họ trong hoạt động trên thị trường. Vài người trong số họ tin rằng dựa vào thông tin họ có, họ có thể dự đoán tương lai của sự thay đổi giá chứng khoán hơn những người khác. 5 câu hỏi được đặt cho các nhà đầu tư trong bảng. Tất cả các câu hỏi được thiết kế dựa vào thang đo 3 điểm của Likert. Còn lại 1 câu hỏi yêu cầu về mức độ rủi ro đầu tư mà họ sẵn sàng nhận, trên thang 7 điểm. điều này sẽ được mã hóa lại trong phần mềm SPSS thành thang đo 3 điểm theo cách dưới đây: 5-7 = rủi ro cao (1), 3 – 4 = rủi ro trung bình (2), 1 – 2 = rủi ro thấp (3). Những câu trả lời được cộng lại, lấy trung bình và xếp cho phù hợp với thang đo Likert 5 điểm. Bảng 3.16 chỉ ra rằng có 45% nhà đầu tư ít kinh nghiệm và 54.7% nhà đầu tư có kinh nghiệm thì dường như quá tự tin khi quyết định.

Bảng 4.16. INVESTOR * OVERCONFIDENT BIAS Crosstabulation

OVERCONFIDENT BIAS

Total Quá tự tin Khá tự tin Tự tin Không tự tin INVESTOR Ít kinh nghiệm Count 5 18 23 5 51 % within INVESTOR 9.8% 35.3% 45.1% 9.8% 100.0% % of Total 4.8% 17.3% 22.1% 4.8% 49.0% Có kinh nghiệm Count 8 21 15 9 53 % within INVESTOR 15.1% 39.6% 28.3% 17.0% 100.0% % of Total 7.7% 20.2% 14.4% 8.7% 51.0% Total Count 13 39 38 14 104 % within INVESTOR 12.5% 37.5% 36.5% 13.5% 100.0% % of Total 12.5% 37.5% 36.5% 13.5% 100.0%

Kết quả từ phân tích sự khác biệt cho rằng xu hướng quá tự tin là 1 trong số

các biến ít quan trọng nhất trong việc có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa nhà đầu

tư có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm. kiểm định Chi – bình phương sẽ xác nhận điều này.

Kiểm định Chi – bình phương

Những giả thuyết dưới đây được kiểm định

H0: nhà đầu tư ít kinh nghiệm và các nhà đầu tư có kinh nghiệm hầu như đều tự tin khi đưa ra quyết định

H1: nhà đầu tư ít kinh nghiệm dường như ít tự tin so với nhà đầu tư có kinh nghiệm. Kết quả kiểm định ban đầu không thể xác định được, vì số lượng đếm tối thiểu yêu cầu trong mỗi ô là 5, và 2 ô có ít nhất 5 quan sát. Theo đó, số lượng nhà đầu tư khác thiếu tự tin là thiểu số. danh mục này được hợp chung với danh mục “hơi thiếu tự tin”. Vì vậy, kiểm định được làm lại ở bảng 3.17

Bảng 4.17. Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 3.713a 3 .294 Likelihood Ratio 3.747 3 .290 Linear-by-Linear Association .200 1 .655 N of Valid Cases 104

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.38.

Giá trị p = 0.294, >0.05, nghĩa là chấp nhận H0. Vì vậy, người ta cho rằng

kinh nghiệm đầu tư không ảnh hưởng đến thái độ quá tự tin khi đưa ra quyết định

đầu tư và kết quả từ phân tích khác biệt được xác nhận. Ta cần kiểm định các nhà đầu tư có quá tự tin hay không. Phương pháp chấm điểm trọng số được sử dụng.

Phương pháp chấm điểm trọng số

Thang điểm từ 5 đến 1 tương ứng cho những cột khác nhau (5: quá tự tin, 1: không có tự tin). Việc tính toán được thực hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.18. Chấm điểm trọng số xu hướng quá tự tin

Nhà đầu tư Điểm trọng số Điểm trung bình

Điểm tham khảo Kết quả

Ít kinh nghiệm 176 29.3 25.5 Quá tự tin Có kinh

nghiệm

187 31.12 26.5 Quá tự tin

Tổng cộng 363 60.5 52 Quá tự tin

Điểm tham khảo được tính toán bằng cách giả định một mẫu mà trong đó những người tham gia đều chọn mức trung lập trong thang đo Linkert. Cả nhà đầu tư có và ít

kinh nghiệm đều có điểm trung bình lớn hơn trung bình tham khảo, có nghĩa là trong thực tế các nhà đầu tư có xu hướng quá tự tin khi đưa ra quyết định. Sự tương đồng trong điểm trung bình (29.3 và 31.12) thì tương tự với kết quả phân tích khác biệt, tại

đó xu hướng quá tự tin được xem như là biến ít quan trọng trong việc phân chia 2

nhóm các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán (Trang 48)