Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 123)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp

Tại các quốc gia đã thực hiện tốt việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc cấp đô thị nhƣ Australia, Hà Lan, Nam Phi ..., phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị thƣờng đƣợc ƣu tiên áp dụng ở các thành phố bởi do cƣ dân thành phố là nhóm đối tƣợng sử dụng nƣớc nhiều hơn với nhu cầu dùng nƣớc tăng nhanh hơn, mức độ tiêu thụ nƣớc không bền vững cao hơn một khi mức sống đƣợc cải thiện, ...; song họ lại có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, nếu nhƣ cần có sự thay đổi thói quen hay ý thức bảo tồn tài nguyên nƣớc thì thành phố chính là nơi dễ thực hiện nhất. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích vì sao luận án tập trung đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế.

Theo nhƣ đã đề cập ở phần cơ sở lý luận của chƣơng 1, việc đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế về cơ bản đƣợc căn cứ trên Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý nhu cầu nước cấp đô thị (xem Hình 1.2, trang 11) và Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị (xem Bảng 1.1, trang 12) của Trung tâm POLIS, Canada. Đây là mô hình chính sách và khung giải pháp đƣợc IWA (2007) khuyến nghị sử dụng cho các thành phố vừa và nhỏ ở các nƣớc đang phát triển để nhận diện và đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị. Việc đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu còn đƣợc luận án dựa trên các dữ liệu sơ cấp lẫn thứ cấp đã đƣợc phân tích và đánh giá trong Chƣơng 1 và 2.

113

Quy trình đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu giúp thành phố Huế tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị đƣợc tóm lƣợc ở Hình 3.14. Qua quy trình này, ngƣời đọc có thể nhận ra rằng toàn bộ kết cấu của luận án là một xâu chuỗi bao gồm các luận cứ khoa học phục vụ cho mục đích sau cùng là nhận diện và đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế. Trong đó, nội dung đánh giá các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế giúp nhấn mạnh tính cấp thiết của công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc. Nội dung đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị giúp làm rõ tính khả thi về hiệu quả kinh tế nhằm tăng sự thuyết phục của công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc ở thành phố Huế.

Hình 3.14. Các luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế

Tiềm năng TK và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp

Các lý thuyết về cung cầu và QLNC Các chương trình và chính sách QLNC trên thế giới Hiện trạng nhu cầu và dự báo nhu cầu nước sạch đô thị Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nước sạch đô thị

Đề xuất các giải pháp QLNC nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế

Mô hình chính sách và Khung liệt kê

Các hoạt động quản lý nước sạch đô thị của Huewaco

114

3.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc đô thị cho thành phố Huế

3.3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

Đây là nhóm giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc và đang đƣợc ƣu tiên áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Australia, Canada, Hoa Kỳ, Nam Phi, ... [43]. Mục đích của các giải pháp kinh tế là khuyến khích hoặc khuyến cáo việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị và giúp chuyển tải một thông điệp rằng nƣớc sạch đô thị là một tài nguyên rất quý giá. Căn cứ vào Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị, nhóm chính sách về kinh tế đƣợc chia thành 4 giải pháp cụ thể nhƣ sau:

1) Xử phạt tài chính các doanh nghiệp lãng phí nƣớc;

2) Trợ giá lắp đặt các thiết bị dùng nƣớc tiết kiệm ở hộ gia đình; 3) Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm nƣớc; 4) Giá nƣớc và khung tính giá nƣớc.

Trong những phần tiếp theo, luận án sẽ phân tích và đánh giá khả năng áp dụng của từng giải pháp kinh tế trên đây cho thành phố Huế.

a. Xử phạt tài chính các doanh nghiệp lãng phí nước

Hình thức xử phạt tài chính các doanh nghiệp lãng phí nƣớc thƣờng đƣợc áp dụng ở các thành phố đã thực hiện việc cấp hạn ngạch sử dụng nƣớc cho các doanh nghiệp (tƣơng tự nhƣ quota phát thải khí nhà kính). Do thành phố Huế hiện không áp dụng hạn ngạch dùng nƣớc cho các doanh nghiệp nên khó có thể xác định doanh nghiệp nào sử dụng nƣớc lãng phí. Ngoài ra, việc áp dụng hạn ngạch và hình thức xử phạt các doanh nghiệp lãng phí nƣớc khó có thể áp dụng đƣợc ở thành phố Huế vì khối doanh nghiệp luôn là nhóm đối tƣợng chính đem lại lợi nhuận cho HUEWACO. Hiện nay, chiến lƣợc kinh doanh của HUEWACO là giảm tỷ trọng nƣớc sinh hoạt từ các hộ gia đình và nâng tỷ trọng dùng nƣớc của khối doanh nghiệp

115

vì giá bán nƣớc sạch áp dụng cho các doanh nghiệp cao hơn nhiều so với nƣớc sinh hoạt. Trong năm 2010 và 2011, sự thay đổi lớn về tỷ trọng sử dụng nƣớc của thành phố Huế đã giúp tăng nguồn thu đáng kể cho công ty; cụ thể là so với năm 2009, tỷ trọng nƣớc sinh hoạt của năm 2011giảm từ 76,8% xuống còn 76,3% trong khi tỷ trọng nƣớc sản xuất tăng từ 6% lên 6,2%; tỷ trọng nƣớc KD - DV cũng tăng từ 6,7% lên 7,2% đã giúp cho giá bán nƣớc sạch bình quân của HUEWACO tăng thêm 4,2% (xem Bảng 3.29).

Bảng 3.29. Sản lƣợng và doanh thu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế của HUEWACO trong năm 2009 và 2011

Nhóm khách hàng 2009 2011 So sánh tăng giảm Sinh hoạt (m3) 14.166.209 (76,8%) 15.999.287 (76,3%) 1.833.078 (12,9%) HC - SN (m3) 1.929.119 (10,5%) 2.168.578 (10,3%) 239.459 (12,4%) Sản xuất (m3) 1.108.143 (6,0%) 1.300.270 (6,2%) 192.127 (17,3%) KD - DV (m3) 1.231.616 (6,7%) 1.503.895 (7,2%) 272.279 (22,1%) Tổng sản lƣợng (m3) 18.435.087 (100%) 20.972.030 (100%) 2.536.943 (13,8%) Doanh thu (đ) 67.832.505.190 80.404.573.952 12.572.068.762 (18,5%) Giá bình quân 1m3(đ) 3.680 3.834 154 (4,2%)

(Nguồn: Phòng Dịch vụ Khách hàng của HUEWACO, 2011 [16])

Ngoài ra, với giá bán nƣớc sạch áp dụng cho khối doanh nghiệp sản xuất và KD - DV vừa mới tăng thêm gần 20% kể từ tháng 6 năm 2011 và sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian sắp đến, … chắc chắn rằng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đều có xu hƣớng thực hiện các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc cấp đô thị để giảm bớt chi phí sản xuất hay kinh doanh của đơn vị mình. Điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng nƣớc lãng phí ở các doanh nghiệp sẽ ngày càng đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

b. Trợ giá lắp đặt các thiết bị dùng nước tiết kiệm ở hộ gia đình

Hiện nay, tổng nhu cầu nƣớc sạch của thành phố Huế (bao gồm cả nƣớc không doanh thu) vào khoảng 96.500 m3/ngày. Trong khi đó, 3 nhà máy nƣớc đóng trên địa bàn thành phố Huế hiện có tổng công suất cấp nƣớc vào khoảng 137.500 m3/ngày (Dã Viên: 25.000 m3/ngày, Quảng Tế I: 30.000 m3/ngày và Quảng Tế II:

116

82.500m3/ngày). Theo quy hoạch cấp nƣớc của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đây đến năm 2015, nhà máy nƣớc Quảng Tế III (tổng công suất vào khoảng 90.000m3/ngày) cấp nƣớc cho thị xã Hƣơng Thủy và một số huyện lân cận của thành phố Huế sẽ đƣợc xây dựng ở phƣờng Thủy Xuân. Nhà máy khai thác nguồn nƣớc từ sông Hƣơng này cũng đƣợc quy hoạch nhằm đảm bảo lƣợng nƣớc sạch dự trữ cho thành phố đến năm 2020 trong trƣờng hợp nhu cầu nƣớc sạch đô thị tăng cao. Điều này có nghĩa là thành phố Huế sẽ không phải đầu tƣ thêm nhiều về hạ tầng cấp nƣớc hay phát triển thêm về nguồn nƣớc. Do vậy, việc áp dụng giải pháp trợ giá các thiết bị tiết kiệm nƣớc sẽ không phù hợp ở thành phố Huế do không khả thi về hiệu quả kinh tế khi tiến hành phân tích chi phí và lợi ích mà giải pháp trợ giá mang lại.

c. Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm nước

Giải pháp này thƣờng đƣợc áp dụng ở các quốc gia hay tỉnh, thành cần đầu tƣ quy mô lớn để phát triển nguồn nƣớc và hạ tầng cấp nƣớc nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nƣớc gia tăng. Để tính toán hiệu quả của các chƣơng trình trợ giá lắp đặt và sử dụng các thiết bị tiết kiệm nƣớc, các nhà quản lý nƣớc đô thị thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost – Benefit Analysis) hoặc phân tích chi phí tối thiểu (Least Cost Analysis) dựa trên các đơn giá (Unit Cost) để tính toán hiệu quả kinh tế mà các chƣơng trình trợ giá mang lại so với vốn đầu tƣ phải bỏ ra cho hạ tầng cấp nƣớc và phát triển nguồn nƣớc.

Hiện nay, Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng chƣa có sẵn cơ chế hỗ trợ tài chính riêng cho các doanh nghiệp để áp dụng các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc cấp đô thị. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài chính vẫn có thể thực hiện đƣợc nếu các doanh nghiệp tiến hành áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong cơ sở sản xuất hay kinh doanh của mình.

Theo Quyết định số 1419/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, các dự án đầu tƣ áp dụng SXSH của các doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ và ƣu đãi về tài chính của nhà nƣớc. Hiện nay, việc thực hiện SXSH của một số doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhƣ công ty Bia Huế, Dệt may Huế, Sợi Phú Thạnh, … đã giúp tiết kiệm đƣợc nhiều điện, nƣớc và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chính vì vậy, nếu tăng

117

cƣờng các dự án SXSH ở thành phố Huế thì các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch cũng sẽ đƣợc nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực sản xuất cũng nhƣ KD – DV.

Chiến lƣợc phát triển bền vững hiện nay của thành phố Huế là ƣu tiên phát triển du lịch - dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng. Trong lĩnh vực này, khách sạn là ngành hiện đang phát triển nhanh nhất về doanh thu (30% trong năm 2010) [1]. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Khách sạn xanh (GHA) thì ngành khách sạn cũng là ngành tiêu thụ năng lƣợng điện và nƣớc cấp đô thị nhiều nhất trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ [34]. Do vậy, nếu SXSH đƣợc khuyến khích áp dụng trong ngành khách sạn của thành phố Huế sẽ tạo ra đƣợc một tiềm năng rất lớn trong công tác tiết kiệm nƣớc sạch. Trƣờng hợp nghiên cứu điển hình về Khách sạn Xanh (Huế) và một nghiên cứu khác của Trần Anh Tuấn (2007) về tiềm năng áp dụng SXSH trong các khách sạn vừa và nhỏ ở thành phố Huế cho thấy trong nhiều dịch vụ hoạt động, các khách sạn có thể áp dụng một số giải pháp tiết kiệm và sủ dụng hiệu quả nƣớc sạch đơn giản với chi phí đầu tƣ thấp nhƣng mang lại hiệu quả cao về kinh tế lẫn môi trƣờng.

d. Giá bán nước sạch và khung tính giá nước

Nƣớc cấp đô thị cũng giống nhƣ các loại hàng hóa khác là đều phải tuân theo quy luật thị trƣờng; đó là lƣợng nƣớc tiêu thụ sẽ giảm khi giá bán nƣớc sạch tăng lên. Căn cứ này là cơ sở quan trọng để sử dụng giá nƣớc nhƣ là một đòn bẩy kinh tế trong công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị. Theo Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị, một giá nƣớc và khung giá nƣớc thích hợp phải bao gồm:

 Tính đúng, tính đủ để duy trì nguồn thu và lấy lại đủ các chi phí cho công ty cấp nƣớc bằng cách đƣa chi phí môi trƣờng và xã hội vào trong giá nƣớc nhằm giảm thiểu các ngoại ứng tiêu cực,

 Áp dụng mức lũy tiến để tăng cƣờng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị,

 Đủ để trợ giá nƣớc cấp cho ngƣời nghèo nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững của công tác cấp nƣớc.

118

Trong thời gian qua, HUEWACO có nhiều sự thay đổi về giá bán nƣớc sạch và khung tính giá nƣớc. Năm 2003, giá bán nƣớc sạch của HUEWACO đã đƣợc tính theo lũy tiến và có mức phụ thu phí nƣớc thải (PNT) là 236 đ/m3 (xem Bảng 3.30).

Bảng 3.30. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2003

Đối tƣợng sử dụng nƣớc Định mức tiêu dùng trong tháng Giá đã có thuế VAT và chƣa có PNT (đ/m3 ) PNT (đ/m3 ) Giá đã có thuế VAT và PNT (đ/m3 ) Sinh hoạt dân cƣ 16 m3 đầu tiên 1.864 236 2.100 Từ trên 16 - 25 m3 2.714 236 2.950 Từ trên 25 - 35 m3 3.264 236 3.500 Từ trên 35 m3 3.764 236 4.000 HC-SN Theo thực tế sử dụng 4.264 236 4.500 Sản xuất Theo thực tế sử dụng 4.264 236 4.500 KD-DV Theo thực tế sử dụng 6.764 236 7.000 Mức giá bình quân 4.079 (Nguồn: HUEWACO, 2009 [6])

Năm 2006, giá nƣớc đô thị tăng thêm bình quân 15% và PNT cũng tăng từ 236 lên 250 đ/m3 (xem Bảng 3.31); tuy nhiên mức lũy tiến trong khung giá nƣớc lại bị xóa bỏ do lợi nhuận của công ty đã đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2009 và 2011, giá nƣớc tiếp tục tăng thêm 20% so với mức trƣớc đó (xem Bảng 3.32); đồng thời mức PNT cũng tăng lên tƣơng ứng là 300 đ/m3 và 410 đ/m3. Ngoài ra, giá nƣớc mới đƣợc áp dụng từ ngày 1/6/2011 có thêm phí dịch vụ môi trƣờng rừng (PDVMTR) (xem Bảng 3.33).

Bảng 3.31. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2006

Đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch

Giá đã có thuế VAT và chƣa có PNT (đ/m3

)

PNT (đ/m3

)

Giá đã có thuế VAT và phí NT (đ/m3

)

Sinh hoạt dân cƣ 2.500 250 2.750

HC-SN 4.250 250 4.500

Sản xuất vật chất 4.250 250 4.500

KD-DV 6.750 250 7.000

Mức giá bình quân 4.688

119

Bảng 3.32. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/3/2009

Đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch

Giá đã có thuế VAT và chƣa có PNT (đ/m3

) PNT (đ/m 3

) Giá đã có thuế VAT và phí NT (đ/m3

)

Sinh hoạt dân cƣ 3.286 300 3.750

HC-SN 4.524 300 5.050

Sản xuất vật chất 5.381 300 5.950

KD-DV 7.333 300 8.000

Mức giá bình quân 5.688

(Nguồn: HUEWACO, 2010 [5])

Bảng 3.33. Giá bán nƣớc sạch của HUEWACO áp dụng kể từ ngày 1/6/2011

Đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch

Giá đã có thuế VAT (đ/m3 ) PNT và PDVMTR (đ/m3) Giá đã có thuế VAT và phí (đ/m3 )

Sinh hoạt dân cƣ 4.100 410 + 40 4.550

HC-SN 5.600 410 + 40 6.050

Sản xuất vật chất 6.800 410 + 40 7.250

KD-DV 8.850 410 + 40 9.300

Mức giá bình quân 6.788

(Nguồn: HUEWACO, 2011 [4])

Đồng thời với quy định về giá nƣớc mới trên đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phê duyệt lộ trình điều chỉnh giá bán nƣớc sạch giai đoạn 2011 – 2017: cứ sau 2 năm, giá nƣớc sạch sẽ tăng bình quân 16% (xem Hình 3.15).

0 5 10 15 20 25 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2003 2006 2009 2011 2013 2015 2017

Mức giá nước bình quân (đồng) Mức tăng bình quân (%)

120

Theo nguyên tắc cân bằng giữa nhu cầu và đáp ứng đối với nƣớc sinh hoạt, chi phí về nƣớc sinh hoạt không nên vƣợt quá 5% thu nhập hộ gia đình [39]. Kết quả điều tra của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHKH Huế (2009) về khả năng chi trả của ngƣời dân ở Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ chi trả cho nhu cầu nƣớc sạch so với nhóm thu nhập hộ gia đình trung bình ở mức 2,3% và nhóm thu nhập thấp ở mức 3,2% [21]. Căn cứ vào mức tăng bình quân GDP/đầu ngƣời của thành phố Huế trong những năm qua vào khoảng 18%/năm thì giá nƣớc hiện nay và lộ trình tăng giá nƣớc trong thời gian sắp đến là chấp nhận đƣợc. Ngoài ra, giá bán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)