Tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 55)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.1.2.Tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR

Đây là cách tiếp cận do Tổ chức Môi trƣờng Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 dùng để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống môi trƣờng tự nhiên và các yếu tố kinh tế – xã hội. Với cách xây dựng mô hình phân tích nhận thức theo dạng chuỗi, công cụ DPSIR bao gồm 5 hợp phần có mối quan hệ tƣơng tác qua lại theo hai chiều: chiều tác động và chiều phản hồi (xem Hình 2.2). Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng để xây dựng các chỉ thị giám sát môi trƣờng hoặc đề xuất các chính sách và giải pháp quản lý môi trƣờng vùng và quốc gia, phục vụ cho sự nghiệp PTBV [38].

Hiện nay, mô hình DPSIR cũng đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác quản lý các nguồn tài nguyên bao gồm cả tài nguyên nƣớc. Công cụ này giúp nhận diện các tác động tiêu cực về cả ba phƣơng diện Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng của việc khai thác, sử dụng và thải bỏ các nguồn nƣớc, và xác định các hành động đáp ứng (xem Hình 2.3). Ngoài ra, việc phân tích theo mô hình DPSIR đối với công tác quản lý tài nguyên nƣớc sẽ cho thấy sự cần thiết của công tác quản lý nhu cầu giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các

: Chiều phản hồi : Chiều tác động DRIVER ĐỘNG LỰC RESPONSE ĐÁP ỨNG STATE TRẠNG THÁI IMPACT TÁC ĐỘNG PRESSURE ÁP LỰC

Hình 2.2. Các hợp phần trong mô hình DPSIR (Nguồn: Kristensen, 2004 [38])

45

nguồn tài nguyên nƣớc ngọt quý giá [38].

Trong luận án này, cách tiếp cận hệ thống dựa trên mô hình DPSIR đƣợc sử dụng để làm rõ sự cần thiết của công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị. Đối với

động lực (Driver), luận án nhận diện và phân tích các tiềm năng phát triển dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nƣớc sạch đô thị trong thời gian sắp đến ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các động lực này bao gồm sự phát triển hệ thống đô thị một khi tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, sự phát triển du lịch, thƣơng mại, công nghiệp, gia tăng dân số, ... của Thừa Thiên Huế trong thời gian sắp đến. Chúng sẽ làm gia tăng nhiều áp lực (Pressure) lên công tác đáp ứng nhu cầu nƣớc sạch và bảo vệ môi trƣờng, cụ thể là gia tăng lƣợng nƣớc thải chƣa qua xử lý vào các thủy vực, khai thác nƣớc ngầm quá mức ở một số khu vực, thiếu nƣớc sạch cấp cho các vùng nông thôn, ... Một động lực khác đƣợc xét đến trong trƣờng hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế có tác động trực tiếp đến tính khả thi của phƣơng thức quản lý nhu

Phát triển đô thị Phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp hóa Gia tăng dân số Biến đổi khí hậu,…

.

Xây hồ chứa Xử lý nƣớc thải

Quản lý nhu cầu

Tìm kiếm nguồn nƣớc thay thế Hạn chế các sản phầm dùng

nhiều nƣớc, Giải quyết các xung đột, …

Chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm Hiện trạng sinh thái, sinh

học, vật lý và hóa học của nƣớc, … Giảm ĐDSH Xói lỡ bờ sông Phú dƣỡng Sa mạc hóa Sức khỏe con ngƣời, … Khai thác nƣớc mặt và nƣớc ngầm quá mức Ô nhiễm điểm Ô nhiễm phân tán Xâm nhập mặn, … Động lực Đáp ứng Áp lực Tác động Trạng thái

: Chiều tác động : Chiều phản hồi

Hình 2.3. Sơ đồ tổng quátcủa mô hìnhDPSIR trong quản lý tài nguyên nƣớc (Nguồn: Kristensen, 2004 [38])

46

cầu chính là tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

Liên quan đến trạng thái (State), luận án tập trung làm rõ hiện trạng khai thác và chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm, hiện trạng cấp nƣớc sạch cho nông thôn và tình hình triển khai đầu tƣ phát triển mạng lƣới cấp nƣớc sạch đô thị trên toàn tỉnh. Các hiện trạng này góp phần làm rõ các tác động (Impact) tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị nhƣ thiếu vốn đầu tƣ khi mở rộng mạng lƣới cấp nƣớc về nông thôn, gây xói lỡ bờ sông và giảm dòng chảy kiệt trong mùa hè, làm suy giảm chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm,... Cuối cùng, một trong những đáp ứng (Response) quan trọng chính là những giải pháp quản lý nhu cầu nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị. Hình 2.4 cho thấy các mối liên hệ tác động và phản hồi giữa các cấu phần này.

Tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị

(Động lực)

Hình 2.4. Đáp ứng về quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở mô hình DPSIR

: Chiều tác động : Chiều phản hồi

Dân số gia tăng Phát triển TM và DL Phát triển đô thị Tiềm năng TK và SDHQ nƣớc sạch đô thị, … (Động lực) HT nƣớc mặt, nƣớc ngầm HT vốn đầu tƣ HT cấp nƣớc sạch cho nông thôn, … (Trạng thái)

Chất thải gây ô nhiễm MT Xói lỡ bờ sông Công bằng xã hội Thiếu vốn đầu tƣ, …

(Tác động)

NC nƣớc tăng nhanh Nƣớc thải gây ô nhiễm

Khai thác nƣớc ngầm Thiếu nƣớc cho NT,… (Áp lực) QLNC nƣớc sạch đô thị (Đáp ứng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp liên quan đến hiện trạng sản xuất và các hoạt động quản lý nƣớc sạch đô thị của HUEWACO. Các thông tin chủ yếu đƣợc thu thập từ các tập san cấp nƣớc Thừa Thiên Huế của HUEWACO, các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Phòng Dịch vụ khách hàng thuộc HUEWACO, trang web của HUEWACO, Báo cáo của Dự án Phân loại các hạn chế về điều kiện vệ sinh và đánh giá các lựa chọn cho một số thành phố Châu Á (Dự án SaniCon – Asia) về hiện trạng cấp nƣớc ở thành phố Huế của ĐHKH Huế, ...

Liên quan đến các chính sách và chƣơng trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị trên thế giới, các thông tin chủ yếu đƣợc lấy từ các ấn phẩm đƣợc xuất bản gần đây của Canada do dự án PIP (dự án hợp tác giữa ĐHKH Huế và Đại học Dalhousie, Canada) cung cấp, các trang web của Viện Giáo dục Tài nguyên Nƣớc UNESCO – IHE, Hiệp hội Nƣớc quốc tế (IWA), Hiệp hội Khách sạn Xanh (GHA), ... Từ kết quả phân tích tổng hợp của các nguồn thông tin, luận án đã lựa chọn Mô hình vai trò công cụ chính sách trong quản lý nhu cầu nước sạch đô thị

Khung liệt kê các giải pháp quản lý nhu cầu nước sạch đô thị của Trung tâm POLIS, Canada làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế.

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với khảo sát thực tế

Phƣơng pháp điều tra đƣợc luận án lựa chọn là phƣơng pháp hỗn hợp sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính (chủ yếu bằng bảng hỏi bán cấu trúc) lẫn số liệu định lƣợng (chủ yếu bằng bảng hỏi cấu trúc).

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc đƣợc kết hợp với khảo sát thực tế nhằm phục vụ cho nội dung tìm hiểu các thiết bị dùng nƣớc, thói quen và ý thức tiết kiệm nƣớc trong các hộ gia đình. Khoảng 500 hộ gia đình hiện đang sử dụng nƣớc sạch đô thị Huế đã đƣợc điều tra bằng bảng hỏi này; trong đó 200 hộ gia đình

48

có vƣờn với diện tích trên 100m2 và 300 hộ không có vƣờn (xem Phụ lục 1 và 2 về nội dung điều tra ở các hộ gia đình).

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với khảo sát thực tế đƣợc thực hiện để điều tra nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc ở 20 đơn vị hành chính – sự nghiệp trực thuộc chính quyền thành phố (xem các nội dung đƣợc điều tra ở Phụ lục 3) và điều tra 20 cửa hàng và đại lý kinh doanh thiết bị nƣớc về giá thành và các chủng loại thiết bị dùng nƣớc hiện đang có sẵn trên thị trƣờng (xem các nội dung đƣợc điều tra ở Phụ lục 4). Ngoài ra, phƣơng pháp kết hợp này còn đƣợc áp dụng cho 2 trƣờng hợp nghiên cứu điển hình ở FIDECO và Khách sạn Xanh nhằm nhận diện và đánh giá các tiềm năng tiết kiệm nƣớc của 2 đại diện thuộc hai nhóm đối tƣợng sản xuất và KD - DV.

Kỹ thuật chọn mẫu cho cả 2 phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi trên đây là

Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) thuộc nhóm chọn mẫu Phi xác suất

(non-probability sampling techniques). Đây là kỹ thuật chọn mẫu dựa trên đặc điểm dễ tiếp cận của đối tƣợng cần đƣợc điều tra với mục đích chủ yếu là thăm dò. Lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với quy mô nghiên cứu của luận án vì kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện thƣờng đƣợc sử dụng khi muốn đánh giá sơ bộ về một vấn đề nhƣng không có nhiều kinh phí hay nhân lực.

Dƣới sự điều hành của tác giả, công tác điều tra và chọn mẫu điều tra hộ gia đình đƣợc thực hiện bởi lực lƣợng sinh viên thuộc các lớp Khoa học Môi trƣờng Khóa 30, 32 và 35 (ĐHKH Huế), và các lớp Việt Nam học, tiếng Anh, Hàn và Nhật khóa 6 (ĐHNN Huế). Những đối tƣợng đƣợc chọn phỏng vấn là những hộ gia đình hiện đang ở thành phố Huế và đang sử dụng nƣớc sạch đô thị. Do lƣợng mẫu điều tra không quá lớn và các yêu cầu thống kê không quá phức tạp nên các số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng MS Excel.

Ngoài số liệu từ các điều tra trên đây, luận án còn sử dụng các số liệu điều tra trong năm 2010 và 2011 của Khoa Môi trƣờng, ĐHKH Huế liên quan đến tình hình sử dụng nƣớc sạch đô thị ở 10 phƣờng của thành phố Huế, bao gồm Phú Nhuận, Phú Hội, Thuận Hòa, Vĩnh Ninh, Thủy Biều, Phƣớc Vĩnh, Trƣờng An, Tây Lộc, Vỹ Dạ,

49

và Kim Long. Những số liệu này đƣợc thu thập nhằm phục vụ cho Dự án SaniCon – Asia mà tác giả luận án là một thành viên tham gia.

2.2.3. Phƣơng pháp dự báo nhu cầu tính theo đầu ngƣời và ngoại suy

Phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là phƣơng pháp đƣờng thẳng (straight line) và hiện đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở các nƣớc đang phát triển. Để đơn giản hóa các tính toán, phƣơng pháp này không tính đến các biến số phụ của dân số nhƣ thu nhập hộ gia đình, tiêu thụ hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, … mà chỉ dựa trên dự báo về mức sử dụng nƣớc bình quân đầu ngƣời để tính toán nhu cầu nƣớc sinh hoạt trong tƣơng lai. Các nhu cầu dùng nƣớc còn lại (ngoại trừ nƣớc sử dụng cho sản xuất) về cơ bản đƣợc ngoại suy theo tỷ lệ của nhu cầu nƣớc sinh hoạt dựa trên TCXDVN 33:2006/BXD. Để dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, luận án sử dụng phƣơng pháp tính theo đầu ngƣời kết hợp với ngoại suy với các số liệu cập nhật về dân số, qui mô công nghiệp, KD - DV, ... nhằm đƣa ra con số dự báo sát với thực tế. Vấn đề quan trọng của phƣơng pháp này là phải dự báo dân số trong tƣơng lai dựa vào các công thức sau:

+ Nếu tỷ lệ gia tăng dân số ít biến động qua các năm: Pt = P0 * ert (1) + Nếu dân số tăng theo cấp số cộng: Pt = P0 * (1+rt) (2) + Nếu dân số tăng theo cấp số nhân: Pt = P0 * (1+r)t (3)

Trong đó:

Pt: Dân số của năm dự báo; P0: Dân số đầu kỳ;

e  2,7.

r: Tỷ lệ gia tăng dân số;

t: Thời gian nghiên cứu (năm);

Trong những năm qua, mức tăng dân số tự nhiên ở Thừa Thiên Huế trung bình vào khoảng 1,15% [66]. Theo dự báo, dân số của tỉnh sẽ tiếp tục tăng nhƣng không có biến động lớn trong thời gian sắp đến. Với tốc độ tăng trƣởng dân số tự nhiên theo cấp số nhân nhƣ hiện nay (1,15%), luận án sử dụng công thức (3) để dự báo dân số tỉnh Thừa Thiên Huế.

50

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích các thiết bị dùng nƣớc (phân tích End - use) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp phân tích các thiết bị dùng nƣớc đƣợc sử dụng để chi tiết hóa các mục đích dùng nƣớc và đánh giá các tiềm năng tiết kiệm nƣớc cho các nhóm đối tƣợng khách hàng ở thành phố Huế (xem Hình 3.3 ở trang 72). Đây là phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, Australia và Trung Quốc nhằm hỗ trợ đề xuất các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị [52].

Ở giai đoạn đầu tiên, phƣơng pháp phân tích các thiết bị dùng nƣớc phân chia các đối tƣợng sử dụng nƣớc ra làm 4 nhóm để xác định các mục đích dùng nƣớc:

- Nhóm sinh hoạt - Nhóm sản xuất

- Nhóm HC - SN - Nhóm KD – DV

Bƣớc tiếp theo của phƣơng pháp này là tập trung phân tích các thiết bị dùng nƣớc sinh hoạt trong hộ gia đình vì nhóm đối tƣợng này luôn chiếm tỷ lệ dùng nƣớc cao nhất trong 4 nhóm khách hàng sử dụng nƣớc. Các thiết bị dùng nƣớc đƣợc phân thành 2 nhóm: nhóm sử dụng nƣớc trong nhà (indoor) nhƣ xí bệt xả nƣớc, tay sen tắm, vòi rửa, máy giặt, … và sử dụng nƣớc ngoài trời (outdoor) nhƣ tƣới vƣờn, rửa xe, … Sự phân chia này giúp tính toán hiệu quả dùng nƣớc và mức tiết kiệm giữa các loại thiết bị dùng nƣớc khác nhau.

Do ba loại thiết bị dùng nƣớc chủ yếu của nhóm HC - SN là xí bệt, vòi rửa và dụng cụ tƣới vƣờn (xem Hình 2.8) đã đƣợc nghiên cứu trong nhóm sinh hoạt nên nhóm đối tƣợng này đƣợc bỏ qua khi tính toán tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị. Ngoài ra, đây cũng là nhóm đối tƣợng thuộc diện quản lý của chính quyền thành phố nên nhiệm vụ tiên phong thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị một khi các giải pháp quản lý nhu cầu đƣợc ban hành là điều tất yếu.

Đối với 2 nhóm sản xuất và KD - DV, phƣơng pháp phân tích các thiết bị dùng nƣớc chỉ tập trung phân tích tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị trong các quy trình sản xuất và dịch vụ và bỏ qua các thiết bị dùng nƣớc

51

trong nhà và ngoài trời do những thiết bị này cũng đã đƣợc phân tích trong nhóm đối tƣợng sinh hoạt hộ gia đình (tƣơng tự nhƣ nhóm HC - SN).

2.2.5. Phƣơng pháp tính thời gian hoàn vốn giản đơn

Đây là phƣơng pháp đánh giá nhanh đƣợc sử dụng để thẩm định các đầu tƣ có chi phí thấp hay trung bình mà không phải dùng đến các phƣơng pháp đánh giá chi tiết hơn. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để các dòng tiền tƣơng lai dự tính có thể hoàn lại đƣợc dòng tiền đầu tƣ ban đầu. Nếu các dòng tiền tƣơng lai ƣớc tính cố định bằng nhau thì thời gian hoàn vốn giản đơn sẽ là:

Nếu các dòng tiền tƣơng lai của các năm ƣớc tính không bằng nhau thì sử dụng phƣơng pháp cộng dồn và chia trung bình. Phƣơng pháp trên đây gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn vì không tính đến chiết khấu của các dòng tiền tƣơng lai. Các đầu tƣ có thời gian từ 3 năm trở xuống đƣợc xem là có tính khả thi cao. Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì giải pháp đầu tƣ xem xét càng khả thi.

Luận án sử dụng phƣơng pháp thời gian hoàn vốn giản đơn nhằm phân tích

) (

Thời gian hoàn vốn năm = Chi phí đầu tƣ ban đầu

Dòng tiền ròng một năm

Xí bệt Vòi rửa

Máy giặt Sen tắm Thiết bị tƣới

Hình 2.5. Các loại thiết bị dùng nƣớc thông dụng của 2 nhóm đối tƣợng dùng nƣớc sinh hoạt và HC – SN

52

và đánh giá hiệu quả kinh tế khi mua sắm các chủng loại thiết bị dùng nƣớc tiết kiệm so với các chủng loại không tiết kiệm. Ngoài ra, phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng trong 2 trƣờng hợp nghiên cứu điển hình để đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở FIDECO và Khách sạn Xanh.

2.2.6. Phƣơng pháp xác định mức tiêu thụ của các thiết bị dùng nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 55)