Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 58)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.2.Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với khảo sát thực tế

Phƣơng pháp điều tra đƣợc luận án lựa chọn là phƣơng pháp hỗn hợp sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính (chủ yếu bằng bảng hỏi bán cấu trúc) lẫn số liệu định lƣợng (chủ yếu bằng bảng hỏi cấu trúc).

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc đƣợc kết hợp với khảo sát thực tế nhằm phục vụ cho nội dung tìm hiểu các thiết bị dùng nƣớc, thói quen và ý thức tiết kiệm nƣớc trong các hộ gia đình. Khoảng 500 hộ gia đình hiện đang sử dụng nƣớc sạch đô thị Huế đã đƣợc điều tra bằng bảng hỏi này; trong đó 200 hộ gia đình

48

có vƣờn với diện tích trên 100m2 và 300 hộ không có vƣờn (xem Phụ lục 1 và 2 về nội dung điều tra ở các hộ gia đình).

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với khảo sát thực tế đƣợc thực hiện để điều tra nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc ở 20 đơn vị hành chính – sự nghiệp trực thuộc chính quyền thành phố (xem các nội dung đƣợc điều tra ở Phụ lục 3) và điều tra 20 cửa hàng và đại lý kinh doanh thiết bị nƣớc về giá thành và các chủng loại thiết bị dùng nƣớc hiện đang có sẵn trên thị trƣờng (xem các nội dung đƣợc điều tra ở Phụ lục 4). Ngoài ra, phƣơng pháp kết hợp này còn đƣợc áp dụng cho 2 trƣờng hợp nghiên cứu điển hình ở FIDECO và Khách sạn Xanh nhằm nhận diện và đánh giá các tiềm năng tiết kiệm nƣớc của 2 đại diện thuộc hai nhóm đối tƣợng sản xuất và KD - DV.

Kỹ thuật chọn mẫu cho cả 2 phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi trên đây là

Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) thuộc nhóm chọn mẫu Phi xác suất

(non-probability sampling techniques). Đây là kỹ thuật chọn mẫu dựa trên đặc điểm dễ tiếp cận của đối tƣợng cần đƣợc điều tra với mục đích chủ yếu là thăm dò. Lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với quy mô nghiên cứu của luận án vì kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện thƣờng đƣợc sử dụng khi muốn đánh giá sơ bộ về một vấn đề nhƣng không có nhiều kinh phí hay nhân lực.

Dƣới sự điều hành của tác giả, công tác điều tra và chọn mẫu điều tra hộ gia đình đƣợc thực hiện bởi lực lƣợng sinh viên thuộc các lớp Khoa học Môi trƣờng Khóa 30, 32 và 35 (ĐHKH Huế), và các lớp Việt Nam học, tiếng Anh, Hàn và Nhật khóa 6 (ĐHNN Huế). Những đối tƣợng đƣợc chọn phỏng vấn là những hộ gia đình hiện đang ở thành phố Huế và đang sử dụng nƣớc sạch đô thị. Do lƣợng mẫu điều tra không quá lớn và các yêu cầu thống kê không quá phức tạp nên các số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng MS Excel.

Ngoài số liệu từ các điều tra trên đây, luận án còn sử dụng các số liệu điều tra trong năm 2010 và 2011 của Khoa Môi trƣờng, ĐHKH Huế liên quan đến tình hình sử dụng nƣớc sạch đô thị ở 10 phƣờng của thành phố Huế, bao gồm Phú Nhuận, Phú Hội, Thuận Hòa, Vĩnh Ninh, Thủy Biều, Phƣớc Vĩnh, Trƣờng An, Tây Lộc, Vỹ Dạ,

49

và Kim Long. Những số liệu này đƣợc thu thập nhằm phục vụ cho Dự án SaniCon – Asia mà tác giả luận án là một thành viên tham gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 58)