Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 38)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam, việc chuyển hƣớng sang phƣơng thức quản lý nhu cầu có tính pháp lý mới đƣợc chú trọng trong lĩnh vực năng lƣợng. Quản lý nhu cầu điện năng đƣợc nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1997. Công ty Tƣ vấn Hagler Bailley (Hoa Kỳ) thông qua Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án Đánh giá tiềm năng DSM ở Việt Nam nhằm xác định tiềm năng quản lý nhu cầu. Kết quả dự án cho thấy quản lý nhu cầu năng lƣợng điện có tiềm năng lớn, góp phần giải quyết vấn đề tăng trƣởng nhu cầu điện ở Việt Nam. Cũng về vấn đề này, ngày 17/07/2007, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 2447/QĐ-BCN phê duyệt

Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu đối với điện năng với mục tiêu khuyến khích hoặc áp dụng chế tài nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý nhu cầu, góp phần bảo đảm công tác cung cấp điện.

Đối với tài nguyên nƣớc, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ “khuyến khích sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng nƣớc” và “chuyển từ phƣơng thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu sử dụng nƣớc”. Ngoài ra, Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt ngày 20/11/2009 cũng khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng nƣớc; ƣu tiên nghiên cứu sản xuất các thiết bị sử dụng nƣớc tiết kiệm và tiết kiệm năng lƣợng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và khai thác nguồn nƣớc và sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh và tiết kiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trƣớc đến nay về quản lý nhu cầu dùng nƣớc ở nƣớc ta cũng chủ yếu chỉ tập trung cho cấp nƣớc tƣới tiêu trong nông nghiệp; đáng chú ý là công trình nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011 của GS. Ngô Đình Tuấn cùng các cộng sự về các giải pháp khoa học - công nghệ giúp khai thác tổng hợp và tiết kiệm nguồn nƣớc ở Ninh Thuận – Bình Thuận. Trong công trình này, lần đầu tiên, phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc đƣợc nghiên cứu ứng dụng có hệ thống ở vùng khô hạn nhất nƣớc – vùng Ninh Thuận và Bình Thuận. Phƣơng thức quản lý này bao gồm việc ứng dụng các phƣơng pháp và công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc cho các loại cây trồng, công nghệ tái sử dụng nƣớc thải, các giải

28

pháp khoa học và công nghệ thu gom nƣớc mƣa, nƣớc mặt và bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất, … [11].

Đối với cấp nƣớc đô thị, đa phần các nghiên cứu về lĩnh vực này đều tập trung cho công tác nâng cao năng lực cấp nƣớc đô thị, nâng cao tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc sạch và giảm thất thoát nƣớc sạch của hệ thống cấp nƣớc. Tuy nhiên, cũng đã có một vài nghiên cứu liên quan đến các giải pháp kinh tế về giá nƣớc ở các đô thị. Một số nghiên cứu của Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn và của Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị (Bộ Xây dựng) trong thời gian gần đây đã giúp làm rõ một thực tiễn là trong suốt thời gian dài, giá nƣớc sạch ở Việt Nam bị chi phối quá lớn bởi các yếu tố công ích xã hội và ít quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm tích luỹ để đầu tƣ [54, 61]. Giá tiêu thụ nƣớc sạch hiện tại đối với số đông khách hàng dùng nƣớc sinh hoạt chỉ mới bằng 60% giá bán bình quân. Do vậy, các đơn vị cấp nƣớc phải bù chéo giá nƣớc giữa các đối tƣợng dùng nƣớc sinh hoạt và không sinh hoạt, áp dụng định mức và vƣợt định mức, … [52, 59].

Liên quan trực tiếp đến công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị, Lê Văn Thăng và Trần Anh Tuấn (2008) đã đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cƣờng sự thích ứng với tình trạng khan hiếm nƣớc ở vùng duyên hải miền Trung. Cũng nhƣ công tác quản lý nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp, việc quản lý nƣớc đô thị từ trƣớc đến nay ở khu vực này đa phần cũng chỉ tập trung vào quản lý cung, ví dụ nhƣ các nỗ lực tìm các nguồn nƣớc mới, nắn dòng, mở rộng hoặc tăng cƣờng xây đập, hồ chứa nƣớc, xây thêm các trạm bơm nƣớc ngầm, các nhà máy xử lý nƣớc cấp và nƣớc thải,… Đồng thời, việc tiếp tục duy trì mức giá nƣớc sinh hoạt thấp nhƣ hiện nay ở một số tỉnh thành vùng duyên hải miền Trung sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng nƣớc lãng phí, nơi quá thừa, nơi lại không đủ và không khuyến khích đƣợc ý thức tiết kiệm của ngƣời dân. Do vậy, ngoài nhiệm vụ xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng nƣớc cấp và khả năng cung cấp nƣớc, khu vực nghiên cứu cần chú trọng thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc cấp đô thị thông qua các giải pháp phi công trình [10].

Một nghiên cứu khác của Trần Anh Tuấn và Lê Thị Tịnh Chi (2009) đã chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý nhu cầu nƣớc cấp đô thị thông qua việc

29

phân tích các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc cấp đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế lên môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc đầu tƣ nghiên cứu và tăng cƣờng thực hiện các giải pháp quản lý nhu cầu là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng và giúp Thừa Thiên Huế bảo tồn nguồn nƣớc sạch quý giá. Nghiên cứu còn cho biết thành phố Huế hiện đang thực hiện một số biện pháp liên quan nhƣ phân phát các tờ rơi khuyến cáo tiết kiệm nƣớc, tổ chức cho sinh viên và các em học sinh tham quan học tập tại các nhà máy sản xuất nƣớc sạch, lồng ghép các tuyên truyền nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm nƣớc, ... Tuy nhiên, hai tác giả cũng kiến nghị những hoạt động nhƣ thế này cần phải tiến hành thƣờng xuyên hơn và trên một quy mô và đối tƣợng rộng lớn hơn [18].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)