Nhóm đối tƣợng KD – DV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 112)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.4.Nhóm đối tƣợng KD – DV

Đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Huế nên du lịch luôn đƣợc chính quyền ƣu tiên đầu tƣ về nhiều mặt. Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, số lƣợng khách sạn trên địa bàn thánh phố cũng không ngừng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu lƣu trú cho lƣợng du khách đến Huế ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng số khách du lịch đến thăm thành phố đã đạt gần 1,6 triệu ngƣời (số ngày lƣu trú bình quân khoảng 2 ngày/khách) [1]. Với số lƣợng cơ sở lƣu trú hiện nay vào khoảng hơn 120 khách sạn lớn nhỏ (7.700 giƣờng) và 130 nhà nghỉ (1.900 giƣờng) [2], thành phố Huế đang đáp ứng khá tốt nhu cầu lƣu trú cho khách du lịch ngay cả trong những dịp lễ hội lớn. Số lƣợng du khách và cơ sở lƣu trú tăng nhanh là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên thực tế này cũng đang làm nảy sinh một số thách thức liên quan đến tiêu thụ tài nguyên và môi trƣờng.

Báo cáo phân tích phát thải khí nhà kính năm 2011 bằng công cụ Bilan Carbone của khoa Môi trƣờng, ĐHKH Huế cho thấy trong ngành du lịch thành phố Huế, việc tiêu thụ năng lƣợng và nƣớc sạch ở các khách sạn là một trong những nhân tố gây phát thải khí nhà kính lớn nhất. Ngoài ra, theo khuyến cáo của IWA (2005), khách sạn luôn là lĩnh vực tiêu tốn nhiều nƣớc sạch nhất trong nhóm đối tƣợng KD - DV. Đây cũng là lý do giải thích vì sao luận án chọn ngành khách sạn mà cụ thể là Khách sạn Xanh ở thành phố Huế làm đại điện nhóm đối tƣợng KD - DV nhằm tìm hiểu và đánh giá các tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

Khách sạn Xanh nằm trong chuỗi thƣơng hiệu các Khách sạn Xanh thuộc Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VENCO). Khách sạn đƣợc xây dựng trên một khuôn viên khép kín rộng 11.000 m2

và đi vào hoạt động từ năm 2007. Với lối kiến trúc khá độc đáo, khách sạn đƣợc tô điểm bằng một màu xanh thân thiện với môi trƣờng với những khóm tre xanh Việt Nam. Khách sạn gồm 4 toà nhà 5 tầng với 199 phòng ngủ (gồm tổng cộng 380 giƣờng) đƣợc trang bị các tiện nghi hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Hệ thống phòng Suite đƣợc thiết kế sang trọng gồm một phòng khách lớn, một quầy Bar, nhà bếp và phòng tắm. Hệ thống phòng họp và hội nghị của khách sạn rất hiện đại có sức chứa lên đến 900

102

khách. Ngoài ra, khách sạn còn sở hữu một hệ thống nhà hàng, bar và cafe phục vụ cho các nhu cầu ăn uống khác nhau của khách hàng. Mặc dù là một trong những khách sạn có chiến lƣợc quản lý và lối kiến trúc thân thiện với môi trƣờng; tuy nhiên, quá trình điều tra và khảo sát về sử dụng nƣớc tại đây cho thấy Khách sạn Xanh vẫn còn nhiều tiềm năng để thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

3.2.4.1. Sử dụng nước ở Khách sạn Xanh

Điều tra sử dụng nƣớc tại Khách sạn Xanh vào tháng 9 năm 2011 cho thấy khách sạn hiện đang tiêu thụ một lƣợng nƣớc khá lớn. Khách sạn sử dụng trung bình 114 m3/ngày và thải ra lƣợng nƣớc thải tƣơng ứng [17]. Vào các tháng mùa hè, nhất là vào các tháng V và VI, lƣợng nƣớc đƣợc khách sạn sử dụng lớn hơn nhiều so với các tháng mùa mƣa. Nguyên nhân là vào mùa hè, nhu cầu sử dụng nƣớc của khách sạn tăng cao nhƣ nƣớc phục vụ cho nhu cầu của du khách, nƣớc phục vụ cho tƣới cây, bể bơi, … Bảng 3.20 chi tiết hóa lƣợng nƣớc máy sử dụng qua các tháng trong năm 2011 và số tiền tƣơng ứng mà khách sạn phải trả.

Bảng 3.20. Lƣợng nƣớc tiêu thụ trong năm 2010 của Khách sạn Xanh

Tháng Số lƣợng nƣớc (m3

) Giá trung bình 1m3 (đ) Số tiền nƣớc (đ)

I 2.671 9.300 24.840.300 II 3.268 9.300 30.392.400 III 3.756 9.300 34.930.800 IV 3.897 9.300 36.242.100 V 4.902 9.300 45.588.600 VI 5.829 9.300 54.209.700 VII 4.572 9.300 42.519.600 VIII 4.159 9.300 38.678.700 IX 2.587 9.300 24.059.100 X 2.770 9.300 25.761.000 XI 2.884 9.300 26.821.200 XII 3.012 9.300 28.011.600

103

Từ các số liệu trên đây kết hợp với số lƣợng khách lƣu trú, ta có thể tính toán đƣợc mức tiêu thụ nƣớc bình quân tính trên đầu khách lƣu trú ở khách sạn (vào khoảng hơn 210 lít/khách/ngày). Mức tiêu thụ này cao hơn so với mức bình quân 180 lít/khách/ngày của các khách sạn lớn khác trên qoàn quốc [19]. So sánh với kết quả điều tra sử dụng nƣớc của Trần Anh Tuấn (2007) ở một số khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Huế (kể cả khách sạn có hồ bơi) thì mức tiêu thụ nƣớc của Khách sạn Xanh tính trên đầu ngƣời cũng cao hơn (xem Hình 3.13). Nguyên nhân là do Khách sạn Xanh cung cấp cho khách lƣu trú nhiều dịch vụ liên quan đến nƣớc và khách sạn chƣa áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm nƣớc. Ngoài ra, trong các tháng mùa hè, Khách sạn Xanh sử dụng một lƣợng nƣớc máy khá lớn để tƣới cho hệ thống cây xanh và các thảm cỏ trong khuôn viên.

Hình 3.13. Mức tiêu thụ nƣớc bình quân tính trên đầu khách lƣu trú tại một số khách sạn ở thành phố Huế

3.2.4.2. Các tiềm năng tiết kiệm nước của Khách sạn Xanh

a. Các tiềm năng tiết kiệm chung

Cũng giống nhƣ hệ thống điện, hệ thống nƣớc sạch của Khách sạn Xanh đƣợc lắp đặt đồng hồ tổng nhƣng lại không có các đồng hồ đo nƣớc phụ ở các bộ phận

0 50 100 150 200 250 Các tháng mùa hè 232 212 195 183 209 Các tháng mùa mưa 186 175 171 167 179 KS Xanh KS Heritage KS Ngọc

Hương 1 KS Nguyễn Huệ KS Festival

L ít/k h ác h /n gày

104

dịch vụ khác nhau trong khách sạn. Do vậy, khách sạn hiện đang gặp khó khăn trong việc theo dõi và quản lý sử dụng nƣớc ở các dịch vụ liên quan cũng nhƣ phát hiện rò rỉ và thất thoát nƣớc trong toàn khách sạn. Việc lắp đặt các đồng hồ phụ kiểm soát tiêu thụ nƣớc tại các dịch vụ dùng nhiều nƣớc nhƣ giặt ủi, khu vực bếp của các nhà hàng, khu vực xông hơi – massage, ... sẽ giúp khách sạn dễ tìm ra các nguyên nhân gây rò rỉ, thất thoát và xác định đƣợc lĩnh vực cần ƣu tiên thực hiện tiết kiệm và sử dụng nƣớc hiệu quả.

Mặc dù mới đƣợc xây dựng cách đây không lâu nhƣng toàn bộ nhà vệ sinh của khách sạn (199 nhà vệ sinh của phòng khách và 25 nhà vệ sinh công cộng ở các dịch vụ) chỉ đƣợc lắp đặt loại xí bệt 1 mức xả với 6 lít nƣớc/lần xả. Do số lƣợng xí bệt trong toàn khách sạn khá lớn nên giải pháp thay thế xí bệt 1 mức xả bằng 2 mức xả sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, khách sạn có thể thực hiện tiết kiệm nƣớc bằng phƣơng pháp đơn giản thông qua việc giảm bớt thể tích bồn chứa nƣớc của xí bệt. Nếu khách sạn đặt vào bể chứa nƣớc của xí bệt 1 mức xả một chai nhựa chứa đầy nƣớc thì sẽ giúp tiết kiệm đƣợc một lƣợng nƣớc tƣơng ứng. Ngoài ra, khách sạn cũng có thể cho chỉnh lại vít phao của xí bệt để giảm mức xả nƣớc xuống. Do các nhà vệ sinh nam đã đƣợc trang bị các bồn tiểu xả nƣớc tự động nên 2 biện pháp này cần ƣu tiên áp dụng ở những toa lét công cộng dành cho nữ vì nhu cầu xả thải bằng xí bệt ở đây nhiều hơn.

Một tiềm năng khác giúp tiết kiệm nƣớc sạch trong khách sạn là tăng cƣờng giáo dục nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Với thƣơng hiệu “Xanh” và với lối kiến trúc đề cao công tác bảo vệ môi trƣờng của khách sạn, ý thức tiết kiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ giúp tăng thêm uy tín của khách sạn và sức thu hút đối với du khách, nhất là du khách phƣơng Tây. Ý thức này có thể đƣợc nâng cao thông qua việc khuyến khích đội ngũ cán bộ và nhân viên tăng cƣờng tiết kiệm và sử dụng nƣớc một cách khôn ngoan nhƣ phát hiện rò rỉ, tái sử dụng nƣớc thải còn sạch để vệ sinh sàn nhà, tƣới cây, …

105

1) Dịch vụ làm phòng

Vì là khách sạn 4 sao nên dịch vụ làm phòng của Khách sạn Xanh yêu cầu phải thay ra trải giƣờng, bao gối và khăn tắm hàng ngày. Do vậy, nếu thực hiện chƣơng trình khuyến khích khách lƣu trú kéo dài thời gian thay những vật dụng này, khách sạn sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều công lao động, điện và nƣớc, đồng thời kêu gọi đƣợc sự hợp tác của khách trong công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Trong chƣơng trình này, khách sạn có thể sử dụng mẫu card của Hiệp hội Khách sạn xanh để thông báo cho khách hàng về sự hợp tác (xem mẫu card ở Phụ lục 7). Đây là một cách làm khá đơn giản, đầu tƣ ít nhƣng mang lại hiệu quả rất cao (xem phần tính toán chi phí ở Bảng 3.21).

Bảng 3.21. Chi phí sử dụng tấm card của Hiệp hội Khách sạn Xanh trong phòng khách lƣu trú

Các chi phí Giá thành đơn vị (đ) Thành tiền (đ)

Thiết kế mẫu card bằng

tiếng Anh và Việt 100.000 đ 100.000 đ

In card màu 2 mặt bọc

plastic 5.000 đ 199 phòng x 5.000 đ = 995.000 đ

Lắp đặt giá inox chứa các

khăn tắm dùng lại 50.000 đ 199 x 50.000 đ = 9.950.000 đ

TỔNG CỘNG 11.045.000 đ

Trong việc thay mới ra trải giƣờng, bao gối và khăn tắm cho khách lƣu trú, có khá nhiều công việc và chi phí vụn vặt liên quan, bao gồm công lao động nhƣ thay các vật dụng, giặt ủi, …, các chi phí về điện, nƣớc, xà phòng, … sử dụng để giặt, sấy khô, ủi, … Do vậy, việc tính toán thời gian hoàn vốn của giải pháp này là rất phức tạp nên đƣợc bỏ qua. Tuy nhiên, có thể thấy rằng với mức đầu tƣ ban đầu chỉ vào khoảng 11 triệu đồng cho toàn bộ hệ thống phỏng lƣu trú của khách sạn, việc thực hiện giải pháp đơn giản này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

106

- Giảm công lao động cho các công việc liên quan nhƣ thay, phơi và ủi ra trải giƣờng, bao gối và khăn tắm;

- Tiết kiệm đƣợc một lƣợng điện, nƣớc, xà phòng, chất tẩy rửa, ... sử dụng cho giặt, sấy khô và ủi. Nếu tính cả năm thì khối lƣợng tiết kiệm sẽ rất lớn;

- Nâng cao nhận thức và sự hợp tác của khách lƣu trú trong công tác bảo vệ môi trƣờng, qua đó nâng cao uy tín và thƣơng hiệu của khách sạn;

Chƣơng trình sử dụng mẫu card của Hiệp hội Khách sạn xanh đã đƣợc khách sạn Bông Sen tại TP. HCM thực hiện thông qua việc phát động "Chính sách môi trường và chiếc lá xanh" đặt tại phòng ngủ và các khu vực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong khoảng 2 năm (2007-2009), giải pháp này đã giúp khách sạn Bông Sen tiết kiệm hàng trăm triệu đồng [57].

2) Dịch vụ vui chơi - giải trí

Hiện nay, Khách sạn Xanh đang vận hành một bể bơi có thể tích 350 m3 để phục vụ cho khách lƣu trú. Bể có một hệ thống máy lọc nƣớc tuần hoàn hiện đại và nƣớc bể bơi đƣợc thay trung bình 2 lần/năm. Lƣợng nƣớc này không đƣợc tái sử dụng mà đƣợc thải ra hệ thống thoát nƣớc. Nếu tận dụng nƣớc thải từ bể bơi để sử dụng cho các mục đích khác cũng sẽ giúp tiết kiệm đƣợc một lƣợng nƣớc đáng kể.

Nhằm tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, khách sạn đã cho xây dựng một hệ thống mƣơng nƣớc trang trí với nhiều tấm bèo hình chữ nhật bao quanh khu vực khách lƣu trú (xem hình ảnh hệ thống mƣơng ở Phụ lục 8). Tính bình quân, hệ thống mƣơng cần thay nƣớc 2 lần/năm với lƣợng nƣớc cần đƣợc thay vào khoảng 200 m3/lần. Do vậy, lƣợng nƣớc thải ra từ hồ bơi có thể dùng để cấp nƣớc cho hệ thống mƣơng này. Để tận dụng nguồn nƣớc thải từ hồ bơi, khách sạn chỉ cần đầu tƣ một máy bơm nhỏ có công suất khoảng 125 W và một hệ thống đƣờng ống dài khoảng 20 mét nối từ hồ bơi sang mƣơng nƣớc trang trí. Thời gian hoàn vốn của hệ thống này đƣợc tính toán ở Bảng 3.22.

107

Bảng 3.22. Thời gian hoàn vốn của giải pháp tận dụng nƣớc thải từ hồ bơi

Lƣợng nƣớc tiết kiệm trong năm 200 m3 x 2 = 400 m3

Lƣợng nƣớc tiết kiệm trong năm tính bằng

tiền mặt 400m

3

x 9.300đ = 3.720.000đ

Tiền đầu tƣ cho bơm nƣớc 200W, lƣu

lƣợng 2m3/giờ 1.050.000đ

Tiền đầu tƣ 20 m ống nƣớc phi 100mm nối

hồ bơi và mƣơng trang trí 20m x 60.000đ/m = 1.200.000đ Công lắp đặt hệ thống tận dụng nƣớc hồ

bơi 200.000 đ

Tổng thời gian cần cho bơm nƣớc tận

dụng 400 m

3

: 2m3/giờ = 20 giờ

Tiền điện sử dụng cho bơm nƣớc* 200W/giờ x 20 giờ x 1.988đ/kWgiờ = 8.000 đ

Tổng chi phí cho hoạt động bơm 400 m3

nƣớc tận dụng từ hồ bơi

1.050.000đ + 1.200.000 đ + 8.000 đ +200.000 đ = 2.458.000 đ

Thời gian hoàn vốn 2.458.000 đ : 3.720.000 đ = 0,66 năm (8 tháng)

Ghi chú: * Tính theo mức giá điện kinh doanh giờ bình thường mới nhất kể từ ngày 21/12/2011

3) Dịch vụ giặt ủi

Dịch vụ giặt ủi của khách sạn cũng sử dụng nƣớc chƣa hợp lý. Hiện khách sạn đang sử dụng hai loại máy giặt: 2 máy lớn có dung tích 180 - 200 lít/8kg và 2 máy nhỏ có dung tích 120 - 150 lít/6kg. Đây là những loại máy giặt tiêu tốn khá nhiều nƣớc. Vào những lúc cao điểm, cả hai loại máy giặt hoạt động trung bình 10 lần/ngày và khoảng 5 lần/ngày vào lúc thấp điểm. Do vậy, một khi các máy giặt này bị hỏng hóc khó sửa hay đến hạn phải thay mới, khách sạn cần cân nhắc việc mua sắm các loại máy giặt tiết kiệm điện và nƣớc nhƣ đã giới thiệu ở Mục 3.2.2.1. trên đây. Ví dụ nhƣ nếu chuyển sang dùng loại máy giặt 120 lít/8kg và 50 lít/5kg, mỗi máy giặt có thể giúp tiết kiệm đƣợc bình quân từ 60 đến 100 lít/nƣớc mỗi lần giặt. Vào những lúc cao điểm (giặt 10 lần/ngày), mỗi máy giặt có thể tiết kiệm bình quân đến 800 lít nƣớc mỗi ngày. Ngoài ra, do khách sạn sử dụng máy giặt nhiều lần trong ngày nên nếu thiết kế và lắp đặt bộ phận thu hồi nƣớc nhằm tận dụng nƣớc từ các giai đoạn xả quần áo sau cùng, khách sạn sẽ tận dụng đƣợc một lƣợng nƣớc khá lớn

108

phục vụ cho việc tƣới cây và các nhu cầu vệ sinh sàn nhà trong khách sạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 112)