TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 40)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC

CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ

1.3.1. Tóm lƣợc về hiện trạng, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc ở Thừa Thiên Huế

Các sông suối ở Thừa Thiên Huế ngoài trừ sông A Sáp đều bắt nguồn từ sƣờn Đông Trƣờng Sơn, chảy qua địa hình dốc nên thƣờng ngắn và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lƣợng mƣa lớn (trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vƣợt quá 2.600mm, có nơi trên 8.000mm) và tập trung vào mùa mƣa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thƣờng: nhiều lũ lụt lớn gây tai họa cho cƣ dân và môi trƣờng về mùa mƣa lũ và thiếu nƣớc trong mùa khô cho sản xuất và đời sống. Từ Bắc vào Nam có những dòng sông chính sau đây: sông Ô Lâu, hệ thống sông Hƣơng, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai và sông Bù Lu. Trong đó, hệ thống sông Hƣơng bao gồm ba nhánh sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch và sông Bồ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng lƣợng nƣớc mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trƣờng Sơn chảy ra biển có thể đạt trên 9 tỷ mét khối nƣớc [15].

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào từ thời Nguyễn nhằm giải quyết các yêu cầu về thủy lợi, giao thông thủy và môi

30

trƣờng. Đó là sông An Cựu (còn có tên là Lợi Nông) dài 27 km nối sông Hƣơng với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang; sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; sông Kẻ Vạn dài 5,5 km nối sông Hƣơng (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hƣơng ở Bao Vinh. Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hƣơng với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Nhƣ Ý và hói Chợ Mai [13].

Mạng lƣới sông ngòi còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên. Ở Thừa Thiên Huế có tới 78 trằm, 4 bàu lớn nhỏ có tên và không tên phân bố ở nhiều nơi nhƣng tập trung chủ yếu ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Các trằm, bàu dài từ 1000 - 2000m đến 5000 - 8000m, rộng từ 10 - 20m đến 300 - 400m, sâu khoảng 0,2 - 2,5m và phân bố cách nhau từ 200 - 500m đến 1000 - 3000m. Nƣớc trong trằm, bàu rất phong phú, quanh năm đủ tƣới cho ruộng đồng kể cả lúc khô hạn; Hiện có 21 trằm, bàu đóng vai trò nhƣ là hồ chứa nƣớc với diện tích tƣới từ 10 đến 35ha. Ở một số hồ, diện tích tƣới lên đến 80-140ha (ví dụ nhƣ hồ Mỹ Xuyên) [15].

Trên hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên Huế còn có nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ nhằm tăng cƣờng khai thác các nguồn nƣớc có sẵn. Công trình trọng điểm là đập Thảo Long có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt cho hệ thống sông Hƣơng. Thừa Thiên Huế cũng đã xây dựng đƣợc khá nhiều hồ nhƣ hồ Hòa Mỹ, Thọ Sơn, Châu Sơn, Phú Bài 2 và hàng trăm hồ nhỏ khác (dung tích từ 2 đến 10 triệu m3 nƣớc) trên các vùng đồi và trầm cát với tổng dung tích lên đến hàng tỷ m3

nƣớc. Đáng chú ý là hồ Truồi ở Phú Lộc (dung tích 55 triệu m3 nƣớc) và hồ Tả Trạch trên sông Hƣơng (dung tích 582 triệu m3

nƣớc) với nhiệm vụ chính là phòng chống lũ và cấp nƣớc cho hạ lƣu [7]. Ngoài ra, còn có nhiều công trình thủy điện cũng tham gia cắt lũ vào mùa mƣa và chống hạn vào mùa khô cho hạ lƣu, ví dụ nhƣ A Lƣới (trên sông A Sáp, dung tích hồ chứa là 60,2 triệu m3), Hƣơng Điền (trên sông Bồ, dung tích hồ chứa: 820 triệu m3), Bình Điền (trên nhánh Hữu Trạch, dung tích hồ chứa: 424 triệu m3), Alin B1 (trên sông Alin, dung tích hồ chứa: 25,15 triệu m3), ... (xem các hồ và đập chính của Thừa Thiên Huế ở Hình 1.3).

31

Hình 1.3. Các hồ và đập chính ở Thừa Thiên Huế

Hữu Trạch

Thủy điện Alin

Thủy điện A Lưới Tả Trạch

Hồ Tả Trạch Thủy điện Bình Điền Đập Thảo Long

Thủy điện Hương Điền

Hồ Truồi Hồ Hòa Mỹ

32

Theo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn chƣa có điều tra và khảo sát chi tiết về nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả tìm kiếm và thăm dò sơ bộ của đoàn địa chất 708 cho thấy trữ lƣợng nƣớc dƣới đất vùng thành phố Huế không lớn. Ở các khu vực gò đồi, nguồn nƣớc ngầm nằm ở độ sâu 5- 10 m. Ở các khu vực khác của thành phố, mức nƣớc ngầm nằm ở độ sâu khoảng 1,5 – 2 m. Các vùng cách Huế 7 – 15 km có trữ lƣợng lớn hơn, có thể khai thác để cung cấp lƣợng nƣớc cần thiết cho các mục đích sinh hoạt [9]. Các khu vực kéo dài từ các xã Phong Chƣơng, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hƣơng Trà, khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hƣơng Thủy là những vùng chứa nƣớc dƣới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lƣợng nƣớc dƣới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 5.000m3/ngày [9].

Theo tính toán cân bằng nƣớc của Nguyễn Thám và nnk (2009) thì hiện nay nhu cầu sử dụng nƣớc trên địa bàn toàn tỉnh (chủ yếu là cấp nƣớc cho nông nghiệp) nhỏ hơn nhiều so với lƣợng nƣớc đến. Tuy nhiên sự phân bố nguồn nƣớc không đều theo thời gian nên vẫn còn nhiều khu vực thiếu nƣớc; Cụ thể là vùng cát Phong Điền, vùng đồng bằng hạ lƣu Bắc sông Bồ, vùng đồng bằng Nam sông Bồ – Bắc sông Hƣơng, vùng đồng bằng Nam sông Hƣơng xảy ra tình trạng thiếu nƣớc vào tháng III, IV và V với tổng lƣợng nƣớc thiếu hiện tại vào khoảng 86,09.106

m3 [13]. Nói tóm lại, tài nguyên nƣớc của Thừa Thiên Huế nhìn chung là khá phong phú. Tuy nhiên, sự phân phối dòng chảy của các con sông không đều về thời gian đã làm cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc ở Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Lƣợng nƣớc chủ yếu tập trung vào 4 tháng mùa mƣa từ tháng IX đến tháng XII, chiếm 60 - 70% lƣợng nƣớc cả năm kết hợp với các điều kiện địa lý tự nhiên nhƣ độ dốc lƣu vực lớn, thảm phủ thực vật bị phá hủy, ... đã làm cho khả năng điều tiết dòng chảy kém, hệ số dòng chảy lớn, nguồn nƣớc ngầm nhỏ. Vào mùa hè, gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh, lƣợng mƣa tiểu mãn nhỏ, lƣợng bốc hơi lớn nên lƣợng nƣớc mùa kiệt rất ít, nhất là vào các tháng III, IV và VII, VIII [15]. Trong thời gian sắp đến, khi các hồ đập chính, nhất là hồ Tả Trạch đi vào hoạt động sẽ giúp giải quyết đƣợc những vấn nạn này.

33

1.3.2. Công tác cung cấp nƣớc sạch đô thị

Công tác cung cấp nƣớc sạch đô thị trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc đảm trách bởi HUEWACO. Hiện nay, các nguồn nƣớc cung cấp cho hoạt động sản xuất của HUEWACO chủ yếu đƣợc khai thác từ nguồn nƣớc mặt của sông Hƣơng và một số con sông khác nhƣ sông Bồ, Ô Lâu, Nông, Truồi... Ngoài ra, một số nhà máy có quy mô nhỏ của công ty ở khu vực nông thôn khai thác nguồn nƣớc từ các khe, suối nhƣ khe Tre (Nam Đông), suối Hoàng Yến (Bạch Mã), ... và từ các giếng khoan nƣớc ngầm ở Vinh Hiền, Quảng Ngạn, ... [22].

Chiến lƣợc kinh doanh của HUEWACO trong suốt thời gian qua là liên tục đầu tƣ, mở rộng và phát triển bền vững. Vào năm 1975, hệ thống máy móc thiết bị và đƣờng ống của nhà máy nƣớc Huế (HUEWACO trƣớc đây) rất thô sơ và cũ kỹ; tổng công suất tối đa chỉ đạt 6.000 m3/ngày và chỉ cung cấp cho khoảng 20% dân số thành phố Huế. Đến năm 2012, HUEWACO đã xây dựng đƣợc tổng cộng 23 nhà máy nƣớc lớn và nhỏ với tổng công suất trên 185.000m3/ngày, và một mạng lƣới đƣờng ống liên tục đƣợc cải tạo và mở rộng (Xem danh sách các nhà máy nƣớc và công suất cấp nƣớc ở Phụ lục 5). Nhiều nhà máy mới đã đƣợc xây dựng nhƣ Quảng Tế II, Tứ Hạ, Bạch Mã, Hòa Bình Chƣơng,... Các nhà máy cũ cũng đã đƣợc thay mới máy móc và thiết bị [6].

Riêng Ở thành phố Huế, ngoài nhà máy nƣớc Dã Viên, nguồn nƣớc sạch còn đƣợc cung cấp bởi nhà máy nƣớc Quảng Tế I và II. Trong giai đoạn 2007 đến năm 2009, HUEWACO đã triển khai dự án mở rộng nhà máy nƣớc Quảng Tế II với hình thức đầu tƣ là mở rộng và nâng cấp công suất nhà máy nƣớc từ 27.500m3/ngày lên 82.500m3/ngày (xem quy trình sản xuất và cung cấp nƣớc sạch của nhà máy Quảng Tế II ở Hình 1.4). Công nghệ hiện đang đƣợc áp dụng tại đây là công nghệ ứng dụng hệ thống SCADA (Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu từ xa) nhằm đảm bảo chất lƣợng và khối lƣợng nƣớc cấp cho các đối tƣợng dùng nƣớc của thành phố Huế và các vùng phụ cận [5].

34

Ngoài nhiệm vụ phát triển hệ thống cấp nƣớc cho khu vực đô thị, HUEWACO cũng đang triển khai nhiều dự án cấp nƣớc ở các khu vực nông thôn giúp mở rộng đối tƣợng dùng nƣớc máy đến các vùng xa, các vùng có nguồn nƣớc bị ô nhiễm, vƣợt cả phá Tam Giang, ... Ví dụ nhƣ công ty đã triển khai dự án Đông phá Tam Giang - Cầu Hai giai đoạn 2009 - 2010 đƣa nƣớc sạch về các xã ven biển của tỉnh và cả vùng khu 3 của huyện Phú Lộc, hoàn thành mạng cấp nƣớc theo dự án Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cho 11 xã, thị trấn và các khu tái định cƣ thủy

Hình 1.4. Quy trình sản xuất và cung cấp nƣớc sạch của nhà máy Quảng Tế II (Nguồn: Viện TN - MT và CNSH, ĐH Huế, 2008 [26])

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diện; đồng thời tiếp nhận các hệ thống cấp nƣớc Bình Điền, Quảng Ngạn, Quảng An, thôn Vân Trình xã Phong Bình. Tiếp sau công trình nhà máy nƣớc Quảng Tế II, HUEWACO lại bắt tay vào xây dựng hệ thống cấp nƣớc Hồ Truồi với công suất 5.000m3/ngày để đảm bảo cấp nƣớc cho thị trấn Phú Lộc và năm xã phụ cận; đồng thời đầu tƣ nâng cấp, mở rộng một loạt các nhà máy nƣớc Tứ Hạ, Phú Bài, Vinh Hiền, Hoà Bình Chƣơng, ... [4]

Trong thời gian sắp tới, HUEWACO sẽ triển khai nâng cấp các nhà máy nƣớc đang có sẵn, nâng cấp và xây mới các trạm tăng áp, đồng thời xây mới thêm một số nhà máy nƣớc nhƣ Lộc Bổn (công suất 20.000m3/ngày), Lộc Thủy (55.000m3/ngày) Quảng Tế III (90.000m3/ngày), ... nhằm đạt mục tiêu 80% dân số toàn tỉnh đƣợc dùng nƣớc sạch vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 [4, 5].

1.3.3. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc sạch đô thị

Song song với công tác mở rộng hệ thống cấp nƣớc để đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc cho ngƣời dân trên toàn tỉnh, HUEWACO đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp nâng cao chất lƣợng nƣớc cấp, đặc biệt là xây dựng và thực hiện Chương trình tiến đến cấp nước uống an toàn trên toàn mạng cấp nước. Theo đó, công ty đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ khí hoá, tự động hoá và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý nƣớc, từng bƣớc ứng dụng khử khuẩn bằng tia cực tím, lọc than hoạt tính tại một số nhà máy nhƣ Bạch Mã, Tứ Hạ và Hòa Bình Chƣơng, nghiên cứu sử dụng hoá chất PAC keo tụ xử lý nƣớc thay thế phèn nhôm và vôi, ... [22]

Công ty cũng đã tăng cƣờng nhân lực, trang bị máy móc thiết bị và hiện đại hoá Phòng Quản lý chất lƣợng nƣớc; đồng thời xây dựng quy trình và giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất và cung cấp nƣớc từ nguồn qua các công đoạn xử lý và trên mạng cấp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đầu năm 2008, công ty hoàn tất việc cải tạo mở rộng phòng thí nghiệm trung tâm, đạt tiêu chuẩn của một phòng thí nghiệm cao cấp phân tích hoá lý và vi sinh. Các chỉ tiêu giám sát và tần suất giám sát nƣớc nguồn, nƣớc thành phẩm và nƣớc trên mạng cấp tuân thủ chặt chẽ theo Quyết định số 1329/2000-Bộ Y Tế nhằm đảm bảo cấp nƣớc an toàn [5].

Đặc biệt, thông qua đề tài Nghiên cứu sự đóng cặn và các giải pháp khắc phục sự đóng cặn trong hệ thống cấp nước sạch nhằm đảm bảo cấp nước uống an

36

toàn, HUEWACO đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn cặn phát sinh trong hệ thống cấp nƣớc, từ nguồn, đến bể chứa và mạng cấp; đồng thời sử dụng mút đặc chủng để thông rửa bên trong tất cả các tuyến ống trên toàn mạng cấp nƣớc. Đến nay, sau nhiều năm phấn đấu, chất lƣợng nƣớc trên toàn mạng cấp nƣớc đã đƣợc cải thiện vƣợt bậc. Hầu hết các khu vực trên mạng cấp nƣớc đã đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nƣớc sản xuất ra có độ đục dƣới 0,2 NTU, thấp hơn quy định Bộ Y tế 10 lần. Năm 2009, HUEWACO công bố cấp nƣớc an toàn trên toàn tỉnh và công ty cũng là một trong ba công ty cấp nƣớc ở Đông Nam Á công bố cấp nƣớc an toàn [6].

Theo Hội Cấp thoát nƣớc Việt Nam (2010), với hiệu quả cao trong công tác cấp nƣớc và quản lý tốt chất lƣợng nƣớc cấp đô thị, HUEWACO xứng đáng là một hình mẫu của ngành cấp nƣớc Việt Nam [57]. Tuy nhiên, khuynh hƣớng thiên về các đầu tƣ kỹ thuật và công trình cấp nƣớc hiện vẫn còn tồn tại ở công ty này; cụ thể là các nội dung chính trong Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa mới công bố chỉ chủ yếu tập trung cho các công trình cấp nƣớc đô thị và gia tăng tỷ lệ ngƣời dùng nƣớc. Điều này cũng có nghĩa là việc đầu tƣ nghiên cứu và xây dựng các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Do vậy, nếu chính quyền Thừa Thiên Huế và công ty cấp nƣớc tiên phong thực hiện một cách toàn diện phƣơng thức quản lý nhu cầu thì mô hình quản lý tổng hợp cả cung lẫn cầu của HUEWACO sẽ sớm trở thành một điển hình cho cả nƣớc.

1.4. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ ĐÔ THỊ Ở THỪA THIÊN HUẾ

Đƣợc tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay bao gồm một thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), hai thị xã (Hƣơng Thủy và Hƣơng Trà), 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lƣới và Nam Đông) và 8 thị trấn; trong đó có 5 thị trấn huyện lỵ là Phong Điền (huyện Phong Điền), Sịa (huyện Quảng Điền), Phú Lộc (huyện Phú Lộc), Khe Tre (huyện Nam Đông), A Lƣới (huyện A Lƣới) và 3 thị trấn thuộc huyện là Phú Đa và Thuận An (huyện Phú Vang) và Lăng Cô (huyện Phú Lộc) [63].

Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh định hƣớng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ

37

thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ Huế là 1 trong 5 đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, với những tiềm năng và lợi thế vốn có cùng với những kết quả đạt đƣợc về kinh tế-xã hội trong thời gian vừa qua, Thừa Thiên Huế đã nhận đƣợc sự nhất trí của Bộ Chính trị trong Kết luận 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 về phƣơng hƣớng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là thành phố trực thuộc Trung ƣơng trƣớc năm 2015. Nhằm phục vụ cho định hƣớng này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng với các mục tiêu và lộ trình nhƣ sau:

- Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng với định hƣớng tập trung phát triển thành phố Huế và nội thị các thị xã Hƣơng Trà, Hƣơng Thủy, Thuận An, thị trấn Bình Điền trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế. Đây là hạt nhân tăng trƣởng của vùng, là trung tâm du lịch, dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 40)