Tiếp cận theo hƣớng quản lý nhu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 52)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.1.1. Tiếp cận theo hƣớng quản lý nhu cầu

2.1.1.1. Trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Sự suy giảm tính bền vững trong việc khai thác các nguồn nƣớc đã khiến các nhà quản lý tài nguyên quan tâm nhiều hơn đến giải pháp tổng hợp để đạt đƣợc sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc đƣợc biết đến nhƣ là một phƣơng thức quản lý toàn diện và mang lại hiệu quả cao nhằm đối phó với các nguồn nƣớc ngọt ngày càng khan hiếm và giải quyết các xung đột về nhu cầu dùng nƣớc [53]. Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc đƣợc cho là hiệu quả nhất khi lấy lƣu vực sông làm cơ sở (quản lý tài nguyên nƣớc theo lƣu vực sông) và thƣờng bao gồm những khía cạnh sau đây:

- Tổng hợp trong quản lý nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất, nƣớc mƣa, nƣớc thải, …; - Tổng hợp trong quản lý sử dụng đất và sử dụng nƣớc trên toàn lƣu vực; - Tổng hợp giữa khối lƣợng và chất lƣợng nƣớc;

- Tổng hợp trong quản lý nguồn cung và nhu cầu dùng nƣớc; - Tổng hợp các lợi ích liên quan đến nƣớc ở thƣợng lƣu và hạ lƣu; …

Trong những hợp phần trên đây, quản lý nhu cầu dùng nƣớc luôn đóng vai trò quan trọng giúp thiết lập sự cân bằng giữa cung và cầu về tài nguyên nƣớc ngọt, giữa con ngƣời và thiên nhiên trên toàn lƣu vực. Đối với nƣớc sạch đô thị, do phƣơng thức quản lý cung theo truyền thống bộc lộ nhiều bất cập nên khuynh hƣớng chủ đạo trong chính sách quản lý nƣớc sạch đô thị ở các quốc gia phát triển là quản

42

lý theo hƣớng tổng hợp, bao gồm nhiệm vụ quản lý các nguồn nƣớc ngọt, nƣớc thải và nƣớc mƣa nhƣ là những hợp phần trong kế hoạch quản lý trên toàn lƣu vực. Điều này cũng có nghĩa là công tác quản lý nƣớc sạch đô thị phải đƣợc lồng ghép vào trong công tác quản lý tổng hợp lƣu vực, trong đó nƣớc mƣa và nƣớc thải cũng phải đƣợc xem nhƣ là những nguồn cấp nƣớc tiềm năng để đáp ứng nhu cầu [40, 44].

2.1.1.2. Trong công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

Về cơ bản, hƣớng tiếp cận quản lý nhu cầu dựa trên quan điểm cho rằng để tạo ra đƣợc các nguồn cung mới, các chi phí liên quan sẽ rất tốn kém; và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng có thể giảm xuống đáng kể dựa trên cơ sở tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên [42]. Ở các nƣớc phát triển, sự ƣu tiên phát triển các chính sách về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên luôn chứng tỏ có lợi hơn về phƣơng diện kinh tế. Do vậy, hƣớng tiếp cận này đang ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi và đƣợc xem nhƣ là một công cụ thúc đẩy tính bền vững trong lĩnh vực quản lý tài nguyên năng lƣợng nhƣ điện, gas, xăng, dầu,... và gần đây là tài nguyên nƣớc ngọt sử dụng cho nông nghiệp và sản xuất nƣớc sạch đô thị [33].

Riêng đối với nƣớc sạch đô thị, việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này theo phƣơng thức quản lý nhu cầu đã và đang trở thành một giải pháp mang tính toàn cầu nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nƣớc ngọt. Trong thế kỷ 21, cơ sở vật chất phục vụ cấp nƣớc sẽ tiếp tục đƣợc phát triển và các nguồn nƣớc mới sẽ tiếp tục đƣợc tìm kiếm, khai thác ở các quốc gia; tuy nhiên, việc quản lý cung đơn thuần chắc chắn sẽ không đáp ứng đƣợc các Mục tiêu Thiên niên kỷ về nƣớc sạch. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ giảm thất thoát nƣớc trên hệ thống cấp nƣớc cho các nhà máy sản xuất nƣớc sạch và trên mạng lƣới cấp nƣớc đô thị, công tác quản lý nhu cầu của các đối tƣợng khách hàng sử dụng nƣớc luôn đƣợc nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu trong việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị; và đây cũng là hƣớng nghiên cứu chính của luận án. Sơ đồ ở Hình 2.1 giúp làm rõ thêm hƣớng nghiên cứu của luận án trong công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

43

Hình 2.1. Hƣớng nghiên cứu của luận án trong khung tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị

QUẢN LÝ NHU CẦU CÁC NGUỒN TÀI

NGUYÊN

Điện năng Gas

Xăng dầu Quản lý nhu cầu tài

nguyên nƣớc ngọt QLNC nƣớc tƣới tiêu NN Quản lý nhu cầu tài nguyên năng lƣợng Giảm thất thoát trên mạng lƣới Giảm thất thoát trên hệ thống Quản lý nhu cầu dùng nƣớc Hệ thống cấp nước cho nhà máy Các nguồn nƣớc Mạng lưới cấp nước đô thị Các đối tƣợng dùng nƣớc Nhà máy xử lý nƣớc

Khung quản lý nhu cầu các nguồn tài nguyên

QLNC nƣớc sạch đô thị

Khung tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị

44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)