IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
2.2.6. Phƣơng pháp xác định mức tiêu thụ của các thiết bị dùng nƣớc
Để tính toán lƣợng nƣớc tiêu thụ của các thiết bị dùng nƣớc, trƣớc tiên cần tính toán lƣu lƣợng nƣớc của chúng. Đối với tay sen tắm, luận án sử dụng hai cách để xác định lƣu lƣợng nƣớc:
- Căn cứ vào nhãn hiệu của thiết bị dùng nƣớc nếu nhãn mác của thiết bị còn có thể đọc đƣợc ở các hộ gia đình, sau đó tra cứu các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp, trong đó có lƣu lƣợng nƣớc của thiết bị;
- Sử dụng phƣơng pháp đo nhanh bằng đồng hồ đếm trên điện thoại di động kết hợp với xô/thùng nhựa có thể tích 20 lít. Ghi lại thời gian khi cho nƣớc xả đầy xô/thùng sẽ giúp tính đƣợc lƣu lƣợng của các thiết bị dùng nƣớc.
Khi đã xác định đƣợc lƣu lƣợng, ta có thể tính toán đƣợc mức tiêu thụ nƣớc trong ngày của tay sen tắm bằng cách nhân với số lần tắm bình quân/ngƣời/ngày, thời lƣợng tắm bình quân và số ngƣời trong gia đình.
Mức tiêu thụ nƣớc trong ngày của xí bệt đƣợc căn cứ theo số lần sử dụng bình quân/ngƣời/ngày, số thành viên trong gia đình và mức nƣớc xả. Đối với xí bệt 2 nút xả, 2 mức xả mặc định hiện nay là 3 lít/6 lít. Với xí bệt 1 nút xả, mức xả đƣợc căn cứ vào năm mua của thiết bị. Các xí bệt trƣớc năm 1992 tiêu tốn khoảng 13 lít nƣớc/lần xả. Từ năm 1992 đến 1997, đa phần các loại xí bệt ở thị trƣờng thành phố Huế đều có mức tiêu thụ nƣớc khoảng 9 lít/lần xả. Sau thời gian này, loại xí bệt 1 nút xả tiêu tốn 6 lít nƣớc/lần xả bắt đầu trở nên thông dụng (theo kết quả điều tra tại các đại lý kinh doanh thiết bị nƣớc ở thành phố Huế).
Đối với máy giặt, mức tiêu thụ nƣớc trong ngày đƣợc căn cứ trên số lần giặt bình quân trong tuần và lƣợng nƣớc sử dụng cho mỗi lần giặt. Lƣợng nƣớc này của mỗi máy giặt khác nhau tùy theo chủng loại. Tuy nhiên, khi biết đƣợc chủng loại máy giặt, có thể tra cứu đƣợc thông số dùng nƣớc của máy giặt.
53
Mức tiêu thụ nƣớc của vòi rửa đƣợc xác định bằng cách lấy tổng lƣợng nƣớc sử dụng của hộ gia đình (căn cứ vào hóa đơn tiền nƣớc) trừ cho lƣợng nƣớc sử dụng của tay sen tắm, xí bệt, máy giặt và 10% hoặc 8% của rò rỉ và các thiết bị khác. Đối với các hộ gia đình ít sử dụng nƣớc ngoài trời, lƣợng nƣớc rò rỉ và các thiết bị khác là vào khoảng 10%. Con số này đối với các hộ gia đình sử dụng nhiều nƣớc ngoài trời ƣớc tính vào khoảng 8% [39].
Mức sử dụng nƣớc của thiết bị tƣới đƣợc xác định căn cứ trên loại dụng cụ dùng để tƣới. Nếu hộ gia đình tƣới bằng xô hay thùng hoa sen, lƣợng nƣớc tƣới có thể ƣớc tính đƣợc dựa trên số lƣợng xô và thùng tƣới dùng hàng ngày. Đối với hộ gia đình tƣới bằng vòi xịt, lƣợng nƣớc tƣới đƣợc căn cứ trên thời lƣợng và lƣu lƣợng của vòi tƣới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Bốn nội dung chính của luận án tƣơng thích với các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu đã đƣợc tóm lƣợc trong chƣơng này. Hai cách tiếp cận và sáu phƣơng pháp nghiên cứu nhằm thu thập, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cũng đã đƣợc trình bày cụ thể. Cách tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR giúp phân tích nội dung về các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị lên môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận theo hƣớng quản lý nhu cầu giúp đánh giá nội dung về các tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị ở địa bàn nghiên cứu. Trong các nội dung chính của luận án, nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị đã đƣợc trình bày khá chi tiết trong Chƣơng 1. Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là sẽ tiến hành làm rõ các nội dung còn lại; trong đó, phần trọng tâm đƣợc tập trung vào nội dung đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế.
54 CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN