Sử dụng phân rác để giảm chi phí

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 83)

Phân rác (phân compost) là một loại phân được ủ hoai từ các chất thải hữu cơ. Nguồn nguyên liệu làm phân rác rất đa dạng, từ rác thải sinh hoạt hằng ngày như thức ăn thừa đến những thân câsy cỏ, rôm rạ, chất thải động vật, vỏ quả mắc ca… Có thể tham khảo mô hình ủ phân rác bằng chế phẩm vi sinh Emina do Đại học Nông nghiệp Hà Nội sản xuất.

Việc sử dụng phân rác giúp giảm chi phí mua phân hữu cơ để bón cho cây mắc ca. Ngoài ra, phân rác còn có tác dụng tốt đến môi trường, giúp giảm lượng rác hữu cơ và tận dụng được sản phẩm phụ từ trồng trọt (rôm rạ, lá cỏ…) để đưa trở lại chu trình sản xuất nông nghiệp thay vì đốt bỏ chúng gây tác động xấu đến môi trường.

SƠ KẾT CHƯƠNG 4

Mô hình mắc ca cho hiệu quả tài chính rất cao ở cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu.

Quan điểm TIPV Quan điểm EPV

Suất chiết khấu 16,36% 30%

NPV (đồng) 442.559.807 129.751.238

IRR 41,70% 77,34%

Thời gian hoàn vốn 5 năm 1 tháng 3 năm 7 tháng

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 5 năm 11 tháng 4 năm 5 tháng

Tổng chi phí đầu tư cho mô hình là 152.942.191VND trong đó nguồn vốn vay chiếm 70%. Gói tín dụng phù hợp để trồng mắc ca cần có thời gian ân hạn trong vòng 5 năm. Theo tính toán thì từ hộ gia đình sẽ trả hết nợ từ năm thứ 10. Từ đó có thể tích lũy toàn bộ phần lợi nhuận của những năm sau. Phần phân tích tài chính này đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của mô hình đến từ việc chi phí trồng và chăm sóc mắc ca thấp hơn nhiều so với những loại cây khác. Nếu so tương quan với cà phê thì số lượng phân bón hằng năm khi trồng cà phê có thể gấp ba lần trồng mắc ca do mật độ cây cà phê dày hơn. Sản lượng cà phê chỉ gấp hai lần sản lượng mắc ca. Chính vì vậy mà lợi nhuận thu được của cà phê thấp hơn nếu xét cùng giá bán. Giá bán hiện tại của mắc ca cao hơn so với cà phê.

Sử dụng phân tích độ nhạy để xem xét mức độ rủi ro của mô hình khi giá bán và năng suất thấp hơn kì vọng thì lợi nhuận đạt được vẫn được đảm bảo. Với những giả định ban đầu thì dự án hầu như không chịu rủi ro về lãi suất.

CHƯƠNG 5

5.1 CẢI THIỆN KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ ĐÓNG GÓP CHO KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

Tuy Đức là vùng đất Tây Nguyên có điều kiện lý tưởng để trồng mắc ca. Tài nguyên đất lâm nghiệp dồi dào, tập quán canh tác nông nghiệp của người dân địa phương về cây lâu năm tốt. Tỉnh Đắk Nông cũng chủ trương phát triển huyện Tuy Đức dựa trên nội lực nông lâm nghiệp của vùng. Vị trí địa lý của Tuy Đức cũng giúp việc phát triển, xây dựng vùng nguyên liệu mắc ca tại Tuy Đức được thuận lợi. Việc vận chuyển hạt mắc ca đến thủ phủ Tây Nguyên tại Đắk Lắk hay xuống cụm công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhiều nhà máy chế biến đều dễ dàng.

Qua bảng phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ta thấy với số vốn đầu tư ban đầu không cao, các hộ nông dân sẽ được ưu đãi về chi phí đất nông nghiệp, chi phí hoạt động từng năm của vườn mắc ca thấp hơn so với đầu tư trồng cà phê. Chỉ sau đợt thu hoạch đầu tiên, các hộ nông dân có thể tự túc các chi phí hoạt động và bắt đầu hoàn trả chi phí và gốc lãi vay. Sau 5 năm từ lúc bắt đầu trả nợ, các hộ nông dân hoàn trả toàn bộ gốc và lãi vay và tiếp tục nhận thu nhập ổn định từ cây mắc ca ít nhất trong vòng 20 năm tiếp theo. Đến lúc này thu nhập của một hộ gia đình từ mắc ca có thể lên đến 200 triệu đồng/năm/ha, một nguồn thu đáng kể trong tình hình hiện tại của địa phương. Theo báo cáo hiện nay ở UBND Huyện, tổng thu nhập bình quân năm 2014 đạt 12-13 triệu đồng/người. Như vậy, với mô hình trình bày ở trên, dự án không chỉ giúp cải thiện kinh tế của riêng hộ gia đình mà còn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện sẽ giảm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ ổn định.

Mô hình mà dự án kiến nghị là mô hình giúp người dân tận dụng được những ưu đãi từ chính quyền và các tổ chức tín dụng để phát triển, thay đổi cuộc sống, tạo dựng được nền tảng của cải cơ bản. Sau đó, với số vốn tích góp được hằng năm từ vườn mắc ca, các hộ nông dân có thể mở rộng quy mô, thiết kế mô hình trang trại đa con, đa cây để tận dụng hiệu quả mọi tài nguyên của trang trại. Đây sẽ là mô hình tối ưu, giúp người dân có thu nhập cao trên diện tích đất nhất định.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)