Trạng thái tiếp cận vốn từ ngân hàng

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 70)

Sau nguồn vốn tự có và vay mượn từ họ hàng và người quen, nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn các hộ dân nghĩ đến đầu tiên. Vốn ngân hàng đóng vai trò đòn bẩy hỗ trợ các hộ dân triển khai một mô hình kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo bền vững. Các hộ dân tại Tuy Đức chủ yếu tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với mức tối đa trước đây là 30 triệu đồng để trồng cà phê, khoai lang.

Với nguồn vốn từ NHNN&PTNT thì cần có thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình. Vấn đề các hộ dân hay gặp phải khi có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất là phương án vay vốn chưa đạt yêu cầu của ngân hàng. Điều đó dẫn đến việc không tiếp cận được nguồn vốn hoặc nguồn vốn ngân hàng chấp thuận cho vay thấp hơn số vốn hộ dân cần. Ngoài ra, việc vay vốn để thực hiện nhiều mô hình kinh tế khác nhau nhưng kém hiểu quả cũng dẫn đến khó khăn khi có nhu cầu vay vốn thực hiện mô hình mới.

Hiện tại, những nguồn vốn như cho vay tín chấp trồng mắc ca của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hay dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” vẫn còn khá mới đối với người dân, khó đánh giá được các quy trình, thủ tục và khả năng tiếp cận. Để có thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể bao gồm hiệu quả kinh tế của mô hình, kế hoạch vay vốn và phương án trả nợ cụ thể. Cần chứng minh tính hiệu quả của mô hình và tạo dựng niềm tin của ngân hàng ở mô hình trồng mắc ca cho sự phát triển lâu dài của mô hình trồng mắc ca.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 70)