KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MẮC CA

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 48)

3.1.1.1 Chọn giống và bố trí cơ cấu giống

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm và đề nghị của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS), Bộ NN&PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca, trong đó: 3 giống quốc gia là các dòng OC, 246 và 816; 7 giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900 và 695.

Tham quan và phỏng vấn hộ ông Trương Đình Hưởng (xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức), vườn mắc ca nhà ông trồng từ năm 2010 thử nghiệm tất cả 10 dòng mắc ca. Theo chia sẻ của ông Hưởng, thì các dòng OC, 800, 246, 695 đặc biệt sinh trưởng và phát triển rất tốt, bắt đầu ra hoa vào năm thứ 3 và kết trái vào năm thứ 4. Tỷ lệ đậu quả lên đến 70, 80%. Điều đó cho thấy các giống OC, 800, 246, 695 phù hợp với điều kiện của huyện Tuy Đức.

Mắc ca có thể tự thụ phấn nhưng khi được thụ phấn chéo thì năng suất cao hơn. Cần chọn trồng từ 2,3 giống khác nhau để gia tăng sản lượng. Không nhất thiết phải trồng đủ tất cả các giống vì như vậy sẽ làm giảm tổng sản lượng do có một số dòng không phù hợp với điều kiện tại địa phương. Chọn trồng một nhóm nhỏ các giống khác nhau có năng suất cao sẽ giúp đạt kết quả tốt hơn.

Khi bố trí cơ cấu giống, cần tránh việc trồng các giống cận huyết vào một vườn cây như trồng 246 với 800, 790, 825 vì với những nhóm giống có quan hệ cận huyết, hiệu quả sinh học của cơ cấu không cao (Nguyễn Công Tạn, 2003). Tại huyện Tuy Đức, có thể xây dựng một vườn mắc ca với 3 giống OC, 246 và 695 hoặc 3 giống OC, 800 và 695 để đạt năng suất tối ưu.

Mắc ca rất kỵ gió bão, tuy nhiên một số dòng có khả năng chống gió tốt bao gồm OC và 695. Các dòng 246 và 800 thuộc dòng chống gió kém. Những giống OC, 695 nên được trồng ở phía lộng gió, giống 246 và 800 nên được trồng ở chỗ kín gió hơn (Nguyễn

Công Tạn, 2003). Khi trồng chung các dòng này trong vườn nên ưu tiên trồng dòng 695 và OC ở rìa vườn, dòng 246 và 800 ở phía trong.

Tùy theo độ dốc địa hình để chọn mật độ trồng phù hợp. Đối với đất tương đối bằng phẳng, nên trồng hàng cây theo hướng Bắc – Nam để cây đón nhận ánh nắng mặt trời được tốt nhất, tăng khả năng quang hợp ánh sáng cho cây. Khoảng cách phù hợp là mỗi hàng cách nhau 8m, giữa các cây cách nhau 4,5m, mật độ cây tương đương 277 cây/ha. Đối với địa hình triền đồi dốc, nên trồng hàng cách hàng theo đường đồng mức (làm nương bậc thang nếu độ dốc lớn). Khoảng cách giữa các hàng từ 9-10m, giữa các cây cách nhau 4,5m, mật độ cây từ 200-222 cây/ha. (Tham khảo cơ cấu bố trí cây trồng mẫu tại phụ lục 3)

3.1.1.2 Kỹ thuật trồng cây

Thời vụ trồng

Mắc ca sinh trưởng tốt nhất vào mùa thời tiết mát, độ ẩm tương đối cao. Thời vụ trồng thích hợp của mắc ca ở Tuy Đức hay Tây Nguyên nói chung là vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Thời gian này đang vào mùa mưa, trời mát, nước trong đất dồi dào, tỷ lệ sống sẽ cao.

Đào hố, bón lót

Khi đã xác định mật độ trồng và bố trí cơ cấu trồng, cắm tuyến để xác định vị trí từng cây. Tiếp đến, cần tiến hành đào hố trước khi trồng khoảng 2-3 tháng. Đối với một loại cây có tuổi thọ lâu như mắc ca, một bộ rễ chắc khỏe khi cây còn non là điều cần thiết. Hố đào cần đủ rộng để rễ cây phát triển dễ dàng, không bị quằn. Kích thước hố dài, rộng, sâu từ 0,8 đến 1m. Khi đào hố, lớp đất màu phía trên và lớp đất dưới để riêng ra. Phơi nắng hố trong 2, 3 tuần để diệt bớt các vi khuẩn có hại.

Sau đó, cần làm tơi xốp đất ở đáy hố và bỏ phân bón lót trước khi trồng 1-2 tháng. Rắc vôi bột 0,25 kg/hố, trộn lớp đất màu với 25kg phân hữu cơ, 0,5kg phân lân nung chảy, bỏ thêm một số thân cỏ, lá cây, chất mùn, chất hữu cơ vào và lắp đầy hố. Sau đó lại trải thêm một lớp cỏ, lá rồi nén nhẹ, tiếp tục rải thêm một lớp đất, cỏ, lá. Đất mặt hố

phải cao hơn mặt đất tầm 20cm. Để đất trong hố ổn định ít nhất sau 20 ngày mới có thể đem cây ra trồng.

Trồng cây

Cây giống sau khi mua về cần phân loại và để nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm, khi bộ rễ đã ổn định thì đem đi trồng. Đào một hố nhỏ trong hố đã chuẩn bị sẵn sâu khoảng 10cm, đạt bầu cây vào hố sau đó tháo vỏ bầu bỏ đi, lấp đất lại và nén nhẹ. Khi trồng phải nhẹ tay để không làm tổn thương rễ. Tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước khi có gió làm lay gốc, đứt rễ. Nên dùng cọc tre để cố định cây đứng thẳng để hạn chế tác động của gió. Tưới nước cho cây một lần sau khi trồng khoảng 1, 2 xô nước là đủ đối với mùa mưa. Sau 20 ngày kiểm tra nếu có cây chết thì trồng dặm thay thế. Nếu cây bị nghiêng ngả thì điều chỉnh lại. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại.

3.1.2Kỹ thuật chăm sóc mắc ca

Tạo tán

Cây mắc ca cần tạo tán để có một thân thẳng đứng, tránh tình trạng hình thành cây dáng chữ V. Chùm hoa mắc ca mọc từ phía trong của tán cây nên cần thiết kế tán cây phù hợp để nâng cao tỷ lệ đậu quả, tạo sự thông thoáng. Nếu để cành nhánh phát triển tự nhiên thì có thể gây nên hiện tượng chèn ép chỗ tiếp giáp giữa cành và thân chủ, hoặc cành phát triển theo chiều ngang hướng ra ngoài tạo thế sinh trưởng kém.

Trong 3 năm đầu nên tạo tán giữ cho cây có 1 thân thẳng đứng, cắt bỏ các cành cao dưới 1,4m. Mỗi tán cành cách nhau khoảng 60-70cm. Độ dài các nhánh khoảng 60cm thì cắt ngọn một lần. Chỉ nên giữ lại 2-3 chồi từ một nhánh. Nếu thực hiện đúng phương pháp tạo tán sẽ cho năng suất cao và thông thoáng. Hộ nông dân có thể áp dụng kỹ thuật tạo tán của Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI).

Việc tạo tán chỉ bắt đầu từ năm thứ hai khi cây trồng bắt đầu phát triển nhanh. Thông thường, lần thứ nhất thúc thân chủ phân cành bắt đầu từ khoảng cách 50cm so với

mặt đất, sau đó, cứ cách 40cm, lại có một lần thúc phân cành ngang của thân chủ, hình thành tán cây có nhiều tầng nấc.

Hình 3.1 Phương pháp thúc thân chủ phân cành

Nguồn: Nguyễn Công Tạn (2003)

Phương pháp thúc thân chủ phân cành Cấm ngọn thân chủ cách mặt đất 50cm.

Sau khi thân chủ bị cấm ngọn, trong 3 mầm nách mọc thẳng, để lại 1 mầm khỏe nhất, mầm này được nuôi dưỡng thành thân chủ, còn lại 2 mầm khác ngắt đi, để lại một đoạn gốc khoảng 1cm.

Tại vị trí hai mầm đã ngắt, sẽ mọc ra hai mầm mới mọc nghiêng, hướng ra phía ngoài. Nuôi dưỡng 2 mầm này để thành cành chính.

Đến khi mầm ngọn thân chính vươn cao thêm 40cm so với điểm phân cành thứ nhất, lại cấm ngọn để thúc phân cành lần 2. Tiếp tục nuôi cành như lần đầu. Thực hiện lặp đi lặp lại để cây có nhiều tầng cành phát triển, đồng thời cần xử lý để các cấp cành chính xen kẽ nhau trong không gian tán cây được hình thành.

Cành quả mắc ca là những cành nhỏ và cành yếu mọc từ phía trong có độ tuổi 18- 24 tháng. Thông thường, cành ra hoa đầu tiên là cành nhỏ ở phía trong tán cây của cành cấp 4, 5 tính từ dưới lên và những cấp dưới đó. Chính vì vậy, cần tạo nhiều cành bổ trợ.

Phương pháp thúc phân cành của cành chính

Khi cành chính mọc từ thân chủ dài khoảng 30cm thì cấm ngọn lần đầu.

Cành chính sau khi cấm ngọn, 3 mầm nách phía trên mọc ra, khi mọc được 3-4 mắt, chỉ để lại 1 nhánh phát triển thành cành chính, 2 cành nhánh còn lại cấm ngọn ở mắt thứ 3,4.

Khi mầm ngọn của cành chính vươn được 30cm so với điểm phân cành trước thì lại cấm ngọn để thúc phân cành, cách nuôi cành vẫn làm như trên. Tiếp tục làm theo cách này để nuôi dưỡng được nhiều lớp cành tiếp theo.

Hình 3.2 Phương pháp thúc phân cành của cành chính

Sau khi cấm ngọn cành nhánh mọc ra từ cành chính, nếu có 3 mầm mọc ra thì để các mầm đó cùng phát triển, khi chúng mọc được 3-4 mắt, chỉ giữ một cành nuôi thành cành nhánh chính được tiếp tục phát triển, còn hai cành khác sẽ ngắt đi từ mắt thứ 3 hoặc 4, chỉ giữ lại cành bổ trợ, sẽ nuôi dưỡng thành cành quả năm sau.

Hình 3.3 Phương pháp thúc cành quả

Khi mầm ngọn của cành nhánh chính vươn dài cách điểm phân cành lần trước được 30cm thì cấm ngọn để thúc phân cành tiếp, theo cách làm như trên. Theo cách đó, sẽ có nhiều lớp cành tiếp theo được hình thành. Trong điều kiện bình thường, phần phía trên cành của cành quả được để lại nuôi dưỡng từ lần trước, nếu có hiện tượng nhú mầm, phải loại bỏ ngay hoặc cấm ngọn.

Tỉa cành

Trong thời kỳ ban đầu, cần ngắt hết mầm mọc ra từ cây gốc ghép, thường xuyên chú ý ngắt mầm mọc từ cành được nuôi dưỡng thành cành quả.

Đối với những giống thường có hình dạng tán dày như OC, 246, 800 thì tỉa thưa, ngắt đi những cành chồng lấn nhau, cành vượt, cành khô, cành bị sâu bệnh gây hại. Khi tỉa tán cây, khối lượng cành lá được tỉa mỗi lần không được lớn hơn 1/3 khối lượng tán. Khi cây ra quả nhiều năm, mầm của những chùm cành trong khuôn của tán cây và những cành vượt đều phát triển làm cho tán cây lộn xộn. Khi quả chín tự rụng, cuốn quả còn giữ lại trên cây, không rụng, tích lũy nhiều năm sẽ tạo nên khối lượng lớn cuống quả khô héo và mang nhiều bệnh giữ lại trong khuôn của tán cây, làm cho môi trường ra hoa kết quả trong khuôn của tán cây ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến năng suất. Chính vì vậy, sau khi thu hái, cần loại bỏ những cành sâu bệnh, khô héo, những cành mọc chen chúc nhau, mọc thành chùm trong khuôn tán cây, cành vượt và những cuống quả còn dính vào cành quả sau khi quả đã tự rụng.

Cần tỉa thưa bớt một bộ phận trên chóp tán đối với những cây mọc um tùm, tán cây đông đặc để thông thoáng cho tán. Loại bỏ những cành rủ phía dưới tán làm cản trở tác nghiệp chăm sóc vườn cây. Với những cây giao tán nhau, cần ngắt bớt những bộ phận chồng chéo. Với những cành yếu, cành lá thưa thớt, cần đốn phục hồi để phát triển chồi mới. Trong lúc đốn tỉa, tránh ảnh hưởng đến thân chính và phải đảm bảo vẫn còn đủ cành lá để che chắn thân chủ khỏi tác động dài ngày của ánh sáng trực xạ làm tổn thương thân chủ, làm vỏ cây bị nứt, khô héo. Sau khi đốn tỉa vẫn tiếp tục chăm sóc cây bằng cách tỉa

mầm kịp thời, nuôi dưỡng lộc mới, cấm ngọn… để tránh tình trạng phát triển tự nhiên của cành mọc chùm và cành vượt, giảm năng lực ra quả của cây.

Bón phân

Bón phân trong giai đoạn cây non

Với cây 1-3 tuổi, để cây phát triển nhanh, cách bón phân nên phù hợp với sinh trưởng của cành và lộc. Ở thời kỳ cây non, cách bón phân chia làm 2 lần, một lần thúc cây ra lộc, một lần nuôi dưỡng lộc. Ngoài ra, hằng năm trước khi ra lộc xuân thì bón phân hữu cơ, phân bổ trợ và ép xanh.

Phân thúc lộc: từ 1 tuần trước khi có mầm lộc tới khi có chút ít lộc nhú ra trên cây, bón phân u rê để thúc lộc. Phân nuôi dưỡng lộc: từ khi phần lớn lộc non đã dài 7- 10cm đến khi lá mới ở gốc cành chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm, dùng phân phức hợp và kali để dưỡng lộc. Phân bổ trợ: từ khi cây 2 tuổi, thì hằng năm trước khi vào mùa cao điểm của sinh trưởng, cần bón phân bổ trợ trước khi có lộc xuân. (Tham khảo lượng phân bón bổ trợ được sử dụng trong phụ lục 4)

Cách bón phân bổ trợ: Dùng phân được ủ hoai. Đào rãnh quanh gốc theo vòng khớp với viền ngoài của tán cây đối với cây 2 năm tuổi; đào rãnh bán nguyệt với cây 3 năm tuổi; đào rãnh 1/3 vòng với cây 4 năm tuổi. Rãnh rộng và sâu 30cm, vách phía trong rãnh nhìn thấy rễ là vừa, tránh làm tổn thương rễ. Sau đó dùng phân ủ hoai, trộn đất lấp xuống rãnh.

Cách ép xanh để cải tạo đất: Đào rãnh dài 1m, rộng 0,4m, sâu 0,6m dưới viền ngoài cùng của tán cây. Với rãnh đào, khi vách phía trong nhìn thấy rễ cây là được, tránh tổn thương rễ. Sau đó dùng phân xanh và phân chuồng hoai vùi vào rãnh rồi dùng đất đào rãnh lấp lên.

Bón phân vào thời kỳ ra quả

Hằng năm, bón một lần phân hữu cơ như phân bổ trợ trước thời kỳ ra hoa, chủ yếu là phân chuồng ủ hoai phối hợp với khô dầu và phân phức hợp đạm, lân, kali. Phân

hữu cơ là nguồn dinh dưỡng chính quanh năm của cây, giúp hoa ra nhiều, quả non phát triển nhanh, đất được cải tạo. Ngoài ra, trong năm cần tiến hành bón 5 lần theo các giai đoạn ra hoa, kết quả, phát dục quả của cây. Chủ yếu bổ sung kết hợp phân đạm, lân, kali. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khoảng 5-10cm cách gốc 30-40cm), sau khi bón phân lấp đất lại.

Lần 1: Bón phân trước khi ra hoa (đầu tháng 2) chủ yếu bằng phân đạm dễ tiêu, phối hợp lân, kali để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của thời kỳ ra hoa, nâng cao sức sống của hoa, tạo thuận lợi để hoa kết quả.

Lần 2: Bón phân vào lúc hoa tàn (giữa tháng 3) để chuẩn bị cho thời kỳ quả non lớn nhanh và việc ra lộc xuân. Bón phân đạm, lân, kali, trong đó tăng thêm chút phân đạm.

Lần 3: Bón phân đậu quả và nuôi quả. Cần bón 2 lượt vào cuối tháng 4 và trung tuần tháng 6. Bón phân để đảm bảo lượng dinh dưỡng trong lá, hỗ trợ đậu quả và nuôi quả, giảm tình trạng rụng quả non. Hai lần bón phân nuôi quả cần khống chế liều lượng dùng đạm, tránh sinh trưởng của cây quá mức, làm giảm năng suất.

Lần 4: Bón phân trước khi thu quả (cuối tháng 7 đến giữa tháng 8) giúp cung cấp đủ dinh dượng cho cây sai quả, nâng cao chất lượng nhân. Đợt bón phân này còn có tác dụng cung cấp thức ăn cho cây trong mùa thu hoạch, tránh hiện tượng thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến suy thoái vườn cây.

Lần 5: Bón phân sau thu hoạch quả (đầu tháng 10) giúp xúc tiến quá trình phục hồi nhanh khả năng phát triển của cây. Đồng thời đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của sinh trưởng cành, lộc khi tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Bảng 3.1 Lượng phân bón cần dùng hằng năm của cây mắc ca ở các tuổi khác nhau

Tuổi cây Phân phức hợp NPK (kg)

Lượng N tăng thêm (g)

Phân hữu cơ (kg) Vôi bột (kg) 1 0,45 56 25 0,25 2 0,9 112 25 0,25 3 1,3 168 25 0,25 4 1,8 224 25 0,25 5 2,3 270 25 0,25 6 2,7 320 25 0,25 7 3,1 320 25 0,25 8 3,6 320 25 0,25 9 4,00 320 25 0,25 10 trở đi 4,50 320 25 0,25

Tưới, tiêu nước

Mắc ca là cây rừng nên không cần phải tưới nước thường xuyên. Khi thấy thời tiết khô hạn có thể tưới nước để cây chóng phát triển. Cần tưới tập trung vào giữa tháng 1 dương lịch trước mùa ra hoa đồng loạt của cây vào tháng 2, đầu tháng 3. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, nên tưới tập trung cho cây thêm 1-2 lần nữa vì giai đoạn này

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 48)