Thị trường mắc ca thế giới

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 35)

2.2.1.1 Các nước sản xuất mắc ca

Sản lượng nhân hạt mắc ca khá ổn định trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2011. Giai đoạn 2012 – 2014 có sự biến động mạnh do sự đóng góp lớn từ những cây mắc ca mới bắt đầu cho quả từ Úc và Nam Phi, cũng như bất lợi từ khí hậu ở Úc khiến sản lượng sụt giảm vào năm 2013. Năm 2014, sản lượng mắc ca đạt khoảng 160 ngàn tấn, trong đó ước tính nhân hạt đạt 46 ngàn tấn tăng 21% so với năm 2013.

Đồ thị 2.2 Sản lượng nhân hạt mắc ca thế giới (tấn)

Nguồn: International Nut and Dried Fruit, Global Statistical Review 2008 – 2013

26,033 26,021 28,109 26,495 27,951 27,639 28,714 29,484 41,767 37,951 46,000 -20% 0% 20% 40% 60% 80% 0 10000 20000 30000 40000 50000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014*

Những nước sản xuất mắc ca lớn nhất trên thế giới hiện nay bao gồm Nam Phi, Úc, Mỹ (Hawaii), Kenya, Malawi và Guatemala. Sản lượng của từng nước cũng biến đổi theo từng năm, thể hiện qua biểu đồ 2.3

Đồ thị 2.3 Sản lượng nhân hạt mắc ca của các quốc gia (tấn)

Nguồn: International Nut and Dried Fruit, Global Statistical Review 2008 – 2013

Đồ thị 2.4 Tỷ trọng các nước sản xuất mắc ca lớn trên thế giới theo sản lượng bình quân 3 năm 2011-2013

Nguồn: International Nut and Dried Fruit, Global Statistical Review 2008 – 2013

Mắc ca được trồng thương mại đầu tiên vào những năm 1930 ở Hawaii (Mỹ), nơi nắm vị trí số một trong việc sản xuất và chế biến mắc ca trong khoảng thời gian dài. Từ

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Nam Phi Úc Mỹ Kenya Malawi Guatemala Khác

2011 2012 2013 26% 28% 17% 12% 5% 5% 7% Nam Phi Úc Mỹ Kenya Malawi Guatemala Khác

năm 1992 đến 1996, Mỹ là nước sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới với khoảng 8.000 héc ta trồng mắc ca; tuy nhiên, đến năm 1997, Úc vượt qua Mỹ trở thành nước dẫn đầu. Trong giai đoạn này, số diện tích mắc ca mới được trồng thêm vào khoảng 8.000 héc ta, trong đó ¾ là đóng góp từ Úc. Hệ quả, thị phần của Mỹ giảm từ 50 xuống 36%, trong khi thị phần Úc tăng từ 27 lên 38%.

Sản lượng mắc ca ở Mỹ không tăng do phần lớn cây trồng già cõi, sản lượng giảm. Mặt khác, quỹ đất trồng mắc ca ở Hawaii hạn chế nên không thể mở rộng như các nước Nam Phi, Kenya và Úc. Sản lượng mắc ca Úc tăng gấp rưỡi vào trong giai đoạn 1997 – 2004 sau đó dao động quanh mức 38.000 tấn/năm hạt có vỏ, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu tự nhiên của các năm. Tại Úc, mắc ca chiếm 34% diện tích cây trồng, đứng thứ hai sau hạnh nhân (50%), quy mô mắc ca đã đi vào ổn định. Theo dự báo của ANIC, diện tích trồng mắc ca tại Úc chỉ tăng khoảng 1 – 1,3%/năm từ 2014 đến 2025.

Kenya là quốc gia phát triển trồng cây mắc ca từ những năm 1940. Nam Phi bắt đầu muộn hơn vào những năm 1960. Năm 1997, thị phần của Kenya và Nam Phi lần lượt là 9 và 7%. Từ 1992 – 1997, diện tích trồng mắc ca của Nam Phi tăng gấp 4, trong khi Kenya chỉ tăng gấp đôi. Giai đoạn 1997 – 2004, sản lượng của Kenya giữ ổn định trong khi Nam Phi tăng gấp 3 lần. Năm 2004, sản lượng của Nam Phi đã xấp xỉ đạt gần bằng Mỹ. Từ 2004 – 2011, sản lượng của Nam Phi tăng gấp đôi và lần đầu tiên Nam Phi vượt qua Úc trở thành nước sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Kenya duy trì tỷ trọng của mình với sản lượng đóng góp dao động trong khoảng 10% qua các năm.

Các nước châu Mỹ La tinh cũng tham gia trồng cây mắc ca với đại diện là Brazil và Guatemala. Mặt dù đã phát triển trồng mắc ca được 40 năm, sản lượng của Brazil chỉ đạt 4.420 tấn hạt có vỏ (chiếm khoảng 3% sản lượng thế giới) vào năm 2012 với diện tích trồng hơn 7.000 héc ta – tương đương Hawaii với sản lượng hơn 22 ngàn tấn hạt nguyên vỏ (2012). Nguyên nhân là do năng suất kém do gặp một số sâu bệnh và tỷ lệ đậu quả thấp. Một nhóm các nhà khoa học được thành lập để nghiên cứu các giải pháp và phát triển nền nông nghiệp mắc ca ở Brazil. Hiện tại, sản lượng mắc ca ở Brazil chưa được cải thiện và năm 2013 Trung Quốc đã vượt qua Brazil về sản lượng nhân hạt.

Năm 2012, Trung Quốc góp mặt vào danh sách những quốc gia sản xuất mắc ca với đóng góp 2% sản lượng hạt nguyên vỏ (3000 tấn). Hiện tại, số lượng cây mắc ca được trồng ở Trung Quốc đã đạt 6 triệu cây tương đương với Úc, nhưng phần lớn cây chưa đạt tuổi ra quả. Khoảng 70 – 80% số cây mắc ca được trồng ở vùng đồi núi ở tỉnh Vân Nam (giáp biên giới Việt Nam). Chương trình cây giống đã được phát triển từ năm 1993. Viện Cây trồng Nhiệt đới tỉnh Vân Nam hiện có một đội ngũ 20 nhà khoa học chuyên nghiên cứu cây mắc ca. Các chuyên gia dự báo khoảng 15 năm nữa, sản lượng mắc ca ở Trung Quốc sẽ đạt mức của Úc và Nam Phi hiện nay. Năm 2010, chính quyền Vân Nam lên kế hoạch mười năm cho cây mắc ca: Năm 2020, đạt 50.000 héc ta trồng mắc ca – tương đương với 15 triệu cây; mục tiêu đạt 10kg NIS/cây, năm 2025 sẽ sản xuất được 150.000 tấn NIS – xấp xỉ tổng sản lượng của thế giới năm 2014 (160.000 tấn). Những nước xuất khẩu mắc ca lớn bao gồm: Nam Phi, Úc và Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là 32, 19, 19% (năm 2012), trong đó Trung Quốc là nước gia công chế biến. Ở những nước châu Phi, nhu cầu mắc ca nội địa thấp nên tỉ lệ xuất khẩu lên đến 90% sản lượng như trường hợp của Nam Phi, Malawi và Kenya. Tuy nhiên, các nước này đang cải thiện tỷ trọng tiêu thụ nội địa, nâng cao năng lực chế biến và hạn chế xuất khẩu hạt thô.

2.2.1.2 Các nước tiêu thụ mắc ca

Mỹ là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mắc ca lớn nhất thế giới. Năm 1997, Mỹ tiêu thụ 51% lượng mắc ca trên thế giới, theo sau là Nhật, Úc, Châu Âu và Hong Kong với tỷ lệ 15, 13, 7 và 7%. Đến năm 2012, tình hình tiêu thụ mắc ca có những thay đổi, tỷ lệ đóng góp của những thị trường mới tăng cao trong sự giảm sút của một số thị trường truyền thống.

Với nhu cầu tiêu thụ gia tăng từ các nước khác, tỷ trọng của Mỹ giảm dần qua các năm nhưng vẫn cao nhất với 21% năm 2012. Sản lượng tiêu thụ của Mỹ giảm từ 10.850 tấn nhân hạt năm 2009 xuống còn 8.534 tấn nhân hạt năm 2012 một phần là do sản lượng mắc ca ở Hawaii sụt giảm. Mỹ phải nhập khẩu mắc ca (chủ yếu từ Nam Phi) để đáp ứng

nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ cho chế biến xuất khẩu (chiếm 5% sản lượng xuất khẩu thế giới năm 2012).

Nhờ nỗ lực từ Hiệp hội mắc ca và các chương trình dinh dưỡng quốc gia mà sản lượng tiêu thụ mắc ca ở Úc tăng dần qua các năm, gấp đôi từ năm 2009 (3.285 tấn nhân) sang năm 2010 (6.545 tấn nhân). Tỷ lệ tiêu thụ nội địa của Úc hiện chiếm 35% sản lượng sản xuất. Năm 2012, Úc chiếm 13,6% tỷ lệ tiêu dùng mắc ca trên thế giới với mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Tương tự Úc, Kenya cũng đẩy mạnh sản lượng mắc ca tiêu thụ trong nước. Năm 2012, sản lượng tiêu thụ của Kenya tăng từ 2.641 tấn nhân lên 6.123 tấn nhân (chiếm 14,8% sản lượng thế giới). Chất lượng mắc ca ở Kenya thường thấp hơn so với Úc, Mỹ và Nam Phi nên việc tiêu thụ nội địa là giải pháp cho sản phẩm mắc ca dưới chuẩn không đạt yêu cầu xuất khẩu. Mặt khác, chính quyền Kenya áp mức thuế xuất khẩu mắc ca thô nhằm phát triển công nghiệp chế biến mắc ca, tăng giá trị cho chuỗi sản phẩm và tạo việc làm cho người dân.

Nhu cầu tiêu thụ mắc ca ở Trung Quốc tăng cao do mắc ca được xem như là món quà biếu cao cấp và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Năm 2012, Trung Quốc tiêu thụ 4.539 tấn nhân chiếm 10,9% sản lượng thế giới. Phần lớn sản phẩm tiêu thụ là từ nhập khẩu do sản lượng nhân hạt ở Trung Quốc chỉ mới đạt khoảng 1000 tấn (2012).

Nhật Bản là thị trường truyền thống của mắc ca, sản lượng tiêu thụ đã đi vào ổn định. Sản phẩm tiêu thụ ở Nhật Bản được nhập khẩu 100%, chủ yếu từ Úc. Sản lượng tiêu thụ ở Nhật Bản đạt 2.187 tấn nhân chiếm 5,3%.

Nhu cầu tiêu thụ mắc ca tại các nước châu Âu tăng mạnh trong thời gian 2008 – 2011, đỉnh cao chiếm khoảng 20,4% sản lượng thế giới vào năm 2010. Trong đó, Đức là nước tiêu thụ mắc ca nhiều nhất, chiếm 12,7% (2010). Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ mắc ca của các nước châu Âu giảm mạnh vào năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn. Năm 2012, các nước châu Âu chỉ chiếm khoảng 4% sản lượng mắc ca thế giới. Đây là hiện tượng tạm thời, khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu mắc ca từ thị trường châu Âu sẽ cải

thiện. Theo báo cáo thị trường của hiệp hội mắc ca Úc vào tháng 11 năm 2014, sản lượng nhân hạt mắc ca Úc xuất khẩu sang châu Âu có xu hướng tăng vào năm 2013 và 2014 từ điểm đáy năm 2012.

2.2.1.3 Giá mắc ca trên thế giới

Sản lượng mắc ca trên thế giới còn thấp so với các loại hàng hóa khác nên chưa có thị trường tập trung (riêng về các loại hạt thì mắc ca chỉ chiếm 1% về sản lượng). Giá mắc ca tại từng nước khác nhau tùy thuộc vào chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, có sự khác nhau về giá bán cho người nông dân khi bán loại mắc ca còn tươi (WIS) với độ ẩm cao hay bán loại đã phơi khô (DIS). Điều này tùy thuộc vào mối quan hệ sản xuất và thói quen buôn bán giữa người trồng và các công ty chế biến.

Giá hạt mắc ca nguyên vỏ với độ ẩm 25% (WIS) tại Mỹ trong các năm khá ổn định. Từ 1995-2014, mức giá trung bình vào khoảng 1,55 USD/kg với độ lệch chuẩn 0,19.

Đồ thị 2.5 Sản lượng (tấn) và mức giá bán mắc ca tại vườn ở Mỹ

Nguồn: Hawaii DOA, Hawaii Macadamia Nuts final season estimates

$- $0.50 $1.00 $1.50 $2.00 $2.50 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Sản lượng Giá

Giá bán mắc ca tại chợ nông sản ở Nam Phi trong giai đoạn 2003 – 2012 có giá trị trung bình 1,58 USD/kg (đã quy đổi từ đơn vị tiền Rand Nam Phi) và độ lệch chuẩn 0,67. Ngoại trừ năm 2008 giá mắc ca đặc biệt tăng cao (lên đến trên 3 USD/kg), những năm còn lại giá bán khá ổn định do nguồn cung mắc ca tại Nam Phi dồi dào để đáp ứng nhu cầu gia tăng.

Đồ thị 2.6 Giá bán mắc ca tại chợ nông sản ở Nam Phi

Nguồn: DAFF, A profile of The South Africa macadamia nuts market value chain 2013

Đồ thị 2.7 Giá bán mắc ca tại nông trường ở Úc

Nguồn: Macadamia industry advisory committee annual report 2012-13

Đồ thị 2.7 thể hiện giá thu mua mắc ca tại Úc trong gần 3 thập kỷ từ 1987-2015. Đây là giá của hạt mắc ca nguyên vỏ đã dược phơi nắng đạt độ ẩm 10% (NIS). Giá trung

$- $0.50 $1.00 $1.50 $2.00 $2.50 $3.00 $3.50 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 $- $1.00 $2.00 $3.00 $4.00 $5.00 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

bình trong giai đoạn này là 2,74 AUD/kg với độ lệch chuẩn 0,64. Từ đồ thị có thể thấy chu kỳ giá mắc ca tại Úc biến động trong khoảng 9 năm – khá tương đồng với khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi đạt độ tuổi trưởng thành và cho năng suất ổn định của cây mắc ca. Trong lịch sử giá, từng có những thời điểm giá thu mua mắc ca chỉ còn 1,5 AUD/kg thấp hơn chi phí sản xuất tại Úc. Nguyên nhân là do lứa cây mắc ca đi vào giai đoạn thu hoạch dẫn đến nguồn cung tăng đột biến và vượt qua mức cầu tại thời điểm đó. Từ cuối năm 2014 đến khoảng năm 2015, giá mắc ca liên tục tăng. Hiện tại, giá hạt mắc ca nguyên vỏ với độ ẩm 10% được thu mua vào khoảng 4,5 AUD/kg. Nguyên nhân là do nhu cầu mắc ca từ Trung Quốc tăng cao. Trước đây, nhu cầu mắc ca ở Trung Quốc chủ yếu đến từ Hong Kong và sản phẩm tiêu thụ thường là nhân hạt. Hiện nay, người Trung Quốc ở đại lục có sở thích tiêu thụ mắc ca nguyên vỏ đã sấy khô như một loại quà vặt. Người Trung Quốc xem mắc ca là một món quà biếu cao cấp và chấp nhận mua với giá cao.

Năm 2014, sản lượng mắc ca từ Úc xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 5.000 tấn lên 11.000 tấn (còn vỏ). Người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng trả mức giá cao để mua loại hạt mắc ca nguyên vỏ đã đẩy giá mắc ca trên thế giới lên cao. Nhu cầu và sản lượng tiêu thụ tăng nhưng sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người hạt mắc ca ở Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn so với các nước như Úc và Mỹ. Khi lứa cây trồng ở Trung Quốc (với quy mô 15 triệu cây vào năm 2020) đi vào giai đoạn ra quả thì Trung Quốc sẽ dần có khả năng tự đáp ứng nhu cầu nội địa của mình và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm xuống. Khi đó giá hạt mắc ca sẽ có xu hướng giảm và đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 35)