Công dụng hạt mắc ca

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 29)

Thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt mắc ca đã được Wenkham và Miller phân tích vào năm 1965. Các nghiên cứu sau đó cũng góp phần bổ sung vào danh mục những chất dinh dưỡng có trong nhân hạt mắc ca. Theo nguồn dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông Nghiệp Mỹ và Bảng dinh dưỡng của tổ chức Chuẩn mực Thực Phẩm Úc và New Zealand, trong nhân hạt mắc ca có chứa những chất sau:

Dầu (Chất béo – Lipid)

Hạt mắc ca chứa khoảng 74-78% dầu, trong đó 12,5-13,5% là Chất béo bão hòa (Saturated), 81-84% là chất béo không bão hòa đơn (Mono-unsaturated) và 3,5-5,5% là chất béo không bão hòa đa (Poly-unsaturated). Mắc ca là loại thực phẩm thiên nhiên chứa tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn cao bật nhất trong các loại hạt.

Bảng 2.2 Tỷ lệ các loại chất béo của một số loại hạt

Chất béo không bão hòa đơn

Chất béo không bão hòa đa

Chất béo bão hòa

Ô liu 76 9 15 Canola 64 28 8 Đậu phộng 46 35 19 Bắp 29 57 14 Hạt hướng dương 26 62 12 Đậu nành 19 66 15

Nguồn: The Macadamia Castle and Animal Park

Phần chất béo không bão hòa đơn chứa Omega-9 (oleic acid) và chứa một hàm lượng cao Omega-7 (palmitoleic acid) – có mặt trong dầu cá, có vai trò dinh dưỡng quan trọng. Chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (high-density lipoprotein) và giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein) – đây là tác động của những thuốc giúp hạ lipoprotein máu. Mức cholesterol và lipoprotein cao là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt mắc ca chứa tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn cao nhất trong các thực phẩm thương mại tự nhiên. Mắc ca không chứa cholesterol và chất béo chuyển hóa (trans-fat). Mắc ca tăng cường cân bằng giữa a-xít béo Omega-6 và Omega-3 góp phần giúp cho cơ thể tổng hợp được những a-xít béo cần thiết và chất eicosanoids.

Chất đạm (Protein)

Mắc ca chứa khoảng 9,4% chất protein bao gồm những amino acid thiết yếu và không thiết yếu. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc cơ, mô liên kết và huyết thanh. Mắc ca chứa tất cả các amino acid thiết yếu ở mức độ tối ưu.

Hợp chất đường đơn giản (Saccharide)

Mắc ca chứa các loại đường như sucrose, fructose, glucose, maltose… với tỷ lệ khoảng 4,8%. Đây là các chất carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chất xơ thực phẩm (Dietary Fibre)

Mắc ca chứa 7,7% chất xơ thực phẩm – loại carbohydrate có khả năng kháng lại enzyme tiêu hóa trong bao tử, bao gồm những hợp chất carbohydrate phức tạp và chất fibre hòa tan như lignin, hemicellulose, amylopectin, mucilage, gum và các chất cellulose không tan. Chất xơ giúp gây cảm giác no, cung cấp thức ăn thô, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm cơn đói, tăng cường vi khuẩn đường ruột có lợi, làm giảm bệnh táo bón và các bệnh đại tràng, làm giảm bệnh trĩ, ung thư ruột và hội chứng ruột kích thích. Nó hoạt động kết hợp với các loại dầu không bão hòa đơn, khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng thực vật, đóng vai trò trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Vitamin và khoáng chất

Mắc ca chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt rất giàu sắt, kali, phốt pho, magiê và canxi. Mắc ca cũng có chứa một lượng lớn: kẽm, đồng, mangan và selen. Những vitamin có mặt trong mắc ca là: Vitamin E, Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin), Vitamin B5 (Pantothenic Acid), Vitamin B9 (Folate) và một số vitamin khác.

Chất hóa học thực vật (Phytochemicals)

Những hoạt chất sinh học này giúp bảo vệ hệ thống cơ thể con người. Chúng là những chất chống oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do oxy hóa chất béo trong máu. Những hoạt chất này giúp làm giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tổn thương gen và làm chậm quá trình lão hóa. Mắc ca chứa tocopherols, tocotrienols (chất dẫn xuất của vitamin E), và phytosterol như sitosterol và selen có tác dụng làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Một số nghiên cứu mới chỉ ra rằng mắc ca còn chứa các loại hợp chất dinh dưỡng thực vật như phenolic, flavonoid, phytoestrogens, axit phytic, axit ellargic, saponin và lignans.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 29)