Các nguồn vốn hiện tại

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 68)

Huyện Tuy Đức là một huyện kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình kinh tế mới có hiệu quả cao và nâng cao hiệu quả các mô hình hiện tại. Một số nguồn vốn có thể hỗ trợ nông dân sản xuất hiện nay bao gồm:

Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn (NHNN&PTNT) xác định sẽ nâng tỷ trọng dư nợ cho nông nghiệp nông thôn đạt tới 80% trong tổng dư nợ trong chiến lược phát triển ở những năm tới. Theo báo cáo của NHNN&PTNT, cơ cấu cho vay đầu tư sản xuất nông nghiệp của NHNN&PTNT có tỷ lệ dư nợ trung bình trồng trọt-chăn nuôi-dịch vụ nông nghiệp tương ứng 25%-60%-15%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ nông nghiệp bình quân là 25%. NHNN&PTNT Chi nhánh tỉnh Đăk Nông và phòng giao dịch tại huyện Tuy Đức ưu tiên tập trung nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, NHNN&PTNT được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định làm ngân hàng phục vụ cho dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng mức đầu tư 165 triệu USD. Dự án nhầm cải thiện cơ hội sinh kế cho các đối tượng yếu thế, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số tại các xã nghèo tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum) và 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển cây mắc ca bằng cách cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại (điển hình là NHNN&PTNT) để cho nông dân vay lại, tương tự như cho vay cá tra, hỗ trợ đóng tàu, trồng cây cà phê.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đưa ra gói tín dụng 20.000 tỷ cho các hộ dân trồng mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên. Đây là khoản vay tín chấp, về lâu dài có thể chuyển

sang thế chấp chính vườn mắc ca. Thời hạn vay dài 7-10 năm phù hợp với chu kỳ sản xuất của mắc ca.

Căn cứ vào Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ban hành ngày 28/5/2014 quy định về việc cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đối tượng cho vay bao gồm các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân thực hiện ký kết hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp phê duyệt gắn với các dự án liên kết cụ thể. Những hộ gia đình trở thành đối tác của các công ty chế biến mắc ca được phê duyệt có thể tiếp cận nguồn vốn này.

Nghị định 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/4/2010 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngoài hình thức cho vay thế chấp bằng tài sản, các ngân hàng thương mại có thể áp dụng hình thức cho vay tín chấp cho các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với mức tối đa 50 triệu đồng. Đây là nguồn vốn nông dân có thể xem xét bổ sung khi triển khai, mở rộng mô hình.

Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành điểm tựa của người nghèo ở huyện Tuy Đức. Thông qua Ban xóa đói giảm nghèo xã, ban quản lý các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bon, NHCSXH thực hiện bình xét mức cho vay, đối tượng vay một cách minh bạch, công khai. Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn, hội khuyến nông thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cách thức làm ăn, đôn đốc các hộ vay vốn sử dụng vốn vay hiệu quả và tích cực xử lý những trường hợp sản xuất gặp rủi ro. Vì vậy, các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, vận dụng linh hoạt vào phát triển kinh tế, dần ổn định cuộc sống.

Quyết định số 34/QĐ-HĐQT ban hành ngày 26/4/2014 đã nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 30 triệu đồng theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 lên 50 triệu đồng.

Các hộ triển khai mô hình trồng mắc ca có thể tiếp cận nguồn vốn này theo diện: cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo hay cho vay hộ dân tộc thiểu số. Hiện dư nợ tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuy Đức đã thực hiện được trên 142 tỷ đồng, trong đó, dư nợ theo chương trình hộ nghèo là 74 tỷ đồng. Phương án của mô hình đưa ra thỏa mãn trường hợp vay từ ngân hàng chính sách khi mà đối tượng hướng đến của mô hình là đối tượng dân tộc thiểu số và các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)