Vai trò của việc sử dụng mạng xã hội vào dạy họcmôn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hộivào dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở TrườngCao đẳng, Đại học (Trang 27)

Qua trình bày ơ phần trên cho thấy,việc lựa chọn và sử dụng mạng xã hội là một vấn đề quan trọng đối với quá trình dạy học. Hơn nữa sử dụng mạng xã hội không đơn giản là phải hiểu biết về mạng xã hội mà là biết tổ chức và thực hiện một cách có phương pháp,sử dụng mạng xã hội trong dạy học môn những NLCB.CN - Mác- Lênin là một PP rất thích hợp với việc học tập nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Nó phát huy được tính tích cực hoạt động của sinh viên bơi vì:

+ Học tập bằng mạng xã hội tạo được môi trường học tập thuận lợi, cơi mơ vì ơ đó các thành viên trong lớp trao đổi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

+ Đông thời để lĩnh hội những nội dung cơ bản trong bài học , giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Vì vậy sử dụng mạng xã hội tạo ra sự hứng thú, tính tích cực cho mỗi sinh viên trong quá trình học tập.

+ Trong quá trình học tập sinh viên luôn hào hứng, say mê tập trung chú ý vào những dữ liệu thông tin mà giáo viên đưa ra dưới dạng những hình ảnh trình chiếu đẹp mắt. Từ đó sinh viên kiên trì hoàn thành các bài tập được giáo viên giao, không nản lòng trước những vấn đề khó khăn…

Ngoài những biểu hiện trên, giáo viên còn có thể nhận biết được tính tích cực học tập của sinh viên cũng như thấy được vai trò của mạng xã hội thông qua những biểu hiện cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khi theo dõi bài giảng…

+ Sử dụng mạng xã hội cũng giúp cho sinh viên tính sáng tạo , khả quan làm việc độc lập và tự giài quyết các vấn đề khi tự mình tìm kiếm thông tin dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Học tập bằng mạng xã hội sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng chủ động chiếm lĩnh tri thức trong cuộc sống, đó cũng là điều phù hợp với xu thế chung của thời đại ngày nay.

Với môn những Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác –Lênin sử dụng mạng xã hội có một vai trò vô cùng quan trọng. Do phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ơ các trường cao đẳng, đại học hiện nay, số tiết dành cho lý thuyết chiếm gần hai phần ba tổng số tiết của môn. Vì vậy việc giảng dạy của giảng viên rất cần đến sự đổi mới để khắc phục tình trạng nhàm chán của sinh viên khi nghe giảng và ghi chép lý thuyết quá nhiều trong giờ học.Việc lựa chọn và sử dụng mạng xã hội trong truyền đạt kiến thức hiện nay đang ngày càng tạo ra hứng thú và có vai trò quan trọng nhiều hơn trong quá trình dạy – học cho cả sinh viên và giảng viên.

Thực tế hiện nay phương pháp dạy học ơ nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phương pháp truyển thống: thầy đọc giảng – trò ghi chép, phương pháp này biến lớp học trơ thành nơi phổ biến kiến thức, còn sinh viên trơ thành những máy ghi chép, đã không phát huy được tính năng động, sáng tạo của người học, làm cho họ thụ động, trì trệ lệ thuộc hoàn toàn vào những gì giáo viên cung cấp.Giáo viên chỉ quan tâm đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình truyền đạt hết nội dung quy định trong trương trình, cố gắng làm cho sinh viên nhớ và hiểu những điều giáo viên giảng, cách dạy này của thầy đã hình thành cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, không chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả day – học, không đáp ứng được yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Chính vì vậy sử dụng mạng xã hội trong quá trình giảng dạy sẽ khắc phục được tình trạng này.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên về nội dung cụ thể nào đó trong bài học, sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên nắm sâu thêm kiến thức, làm rỏ những kiến thức cơ bản của bái học hoặc cũng có thể là khả năng vận dụng những kiến thức đó để nhận thức những hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội…Từ những vấn đề cụ thể mà giáo viên đưa ra sinh viên sẽ trao đổi,

bàn bạc và đi đến kết luận để nắm và hiểu sâu sắc hơn những kiến thức cơ bản của bài học mới, hoặc khắc sâu và mơ rộng hơn những kiến thức đã học.

Trong khi sử dụng mạng xã hội, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức có sẵn, không còn là người phổ biến kiến thức nữa mà là người định hướng đạo diễn cho người tự học tự mình khám phá ra kiến thức, khám phá ra phương pháp tiếp cận kiến thức.Nếu để người tự học tìm kiếm thông tin về bài học để học tập thì đó là việc làm khó khăn nếu không có sự hướng dẫn cũa giáo viên. Giáo viên sẽ là người nêu ra vấn đề, giới thiệu những địa chỉ trang web liên quan, hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tiếp cận tra cứu thông tin để có thể lựa chọn những nội dung tri thức phù hợp với vấn đề mà giáo viên nêu ra. Như thế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người giáo viên, giáo viên từ chổ là người thấy bình thường truyền đạt tri thức có trong giáo trình , tài liệu đã vươn lên thành người thầy giỏi chủ yếu dạy cho người học cách tìm kiếm thông tin, cách sử lý những khó khăn gặp phải do thông tin đặt ra, Thầy trơ thành người hướng dẫn, cố vấn và là điểm tựa cho người học trong quá trình tìm cách làm việc với công nghệ hiện đại – máy vi tính. Quan hệ giữa thầy và trò trong phương pháp dạy học truyền thống là quan hệ “ phục tùng” thầy nói- trò nghe. Thầy đọc – trò chép, nhưng với việc sử dụng mạng xã hội, mối quan hệ thầy trò dựa trên cơ sơ tin cậy, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Trong quá trình vừa tự mình tìm tòi, nghiên cứu thông tin đông thời cùng hợp tác với bạn để củng cố kiến thức đã tìm được chính thầy giáo là người định hướng cho cá nhân người học hành động, đông thời , đông thời là người đạo diễn, tổ chức tập thể lớp giúp cho tri thức mà cá nhân người học tự tìm ra mag tính xã hội, khách quan, khoa học hơn. Khi những thông tin mà cá nhân người thu được, có nhiều ý kiến mâu thuẫn nhau., thì lúc này vai trò không thể thay thế được người thầy là phát huy vai trò người trọng tài khoa học. Thầy là người kết luận có tính chất khẳng định về mặt khoa học các cuộc

tranh luận ơ tập thể lớp, giúp người học sử lý đúng đắn các tình huống phức tạp nổi lên trong quá trình hoạt động học tập.

Ngày nay chúng ta bước vào cuộc cách mạng mới: cách mạng siêu công nghiệp, tương ứng với nó là một xã hội mới đang manh nha – xã hội “ cú sốc tương lai” một xã hội mà “ kiến thức là quyền lực” thì các nhà giáo siêu công nghiệp không nên áp đặt giá trị cho học sinh mà phải biết tổ chức một các có hệ thống những hoạt động chính thức và bán chính thức nhằm giúp học sinh tự xác định, thử nghiệm những giá trị của bản thân mình. Alvin Toffer nhà tương lai học người Mỹ, trong cuốn : Fetere Shock – 1970 nói “ các trường học ngày mai không chỉ dạy thông tin dữ liệu mà còn dạy cách sử lý nó…Học là một các học” thì sử dụng mạng xã hội trong học tập đã làm được việc đó.

Như vậy khi sử dụng mạng xã hội trong học tập, thầy là người đạo diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động và hợp tác với các bạn, tự mình mày mò ra tri thức khoa học và biết cách ứng dụng những thông tin tri thức đó vào thực tế cuộc.

1.2.1.4. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội vào dạy học mônNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin ở Trường Đại học, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin ở Trường Đại học, Cao Đẳng

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phát phiếu điều tra cho 10 GV dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, 60 phiếu của GV bộ môn khác và 268 SV (thuộc các lớp: 3A, 3B, 2A, 2B, 1A,1B,) trong Trường Đại học Sư phạm Huế.

* Nhận thức của GV bộ môn, GV dạy môn Những nguyên lý cơ bản

Chủ nghĩa Mác – Lênin và SV về vai trò của việc sử dụng mạng xã hội trong nhà trường.

Hiện nay, chất lượng giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đối với SV - giai đoạn then chốt, tạo điều kiện cho SV khả năng tiếp nhận thích ứng cho quá trình học tập và làm việc sau này. Để làm tốt điều đó, cần phải rèn luyện cho SV khả năng sử dụng mạng xã hội.

Để tìm hiểu nhận thức của GV và SV trường Đại học Sư phạm quá trình tìm hiểu và sử dụng, chúng tôi đưa ra câu hỏi, với 4 mức độ là: “rất cần thiết - cần thiết - bình thường - không cần thiết”. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hộivào dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở TrườngCao đẳng, Đại học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w