Kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 99)

91

Hiện tại, hành lang pháp lý về thanh toán điện tử chƣa đồng bộ, sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chƣa đủ mạnh để đƣa chủ trƣơng thật sự đi vào cuộc sống. Chƣa có đầy đủ các chế tài xử lý đối với các hành vi giả mạo, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; ý thức phòng tránh giả mạo của ngƣời dân và các đơn vị chấp nhận thẻ còn thấp; sự phối hợp của các ngân hàng trong hoạt động quản lý rủi ro còn hạn chế.

Thứ nhất, hoàn thiện và đồng bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý, giám sát

và định hƣớng cho các dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán mới, các tổ chức không phải ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán; nghiên cứu xây dựng, ban hành chuẩn riêng về thẻ thanh toán hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật, an toàn dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam; và xây dựng chính sách phí hợp lý đối với giao dịch thanh toán thẻ thông qua các mức phí giao dịch ATM, POS, chuyển mạch thẻ…

Thứ hai, tiếp tục đầu tư, phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán điện tử:

- Xây dựng, hoàn thành và đƣa vào vận hành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, bảo đảm tiến độ quy định, qua đó tạo nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thanh toán thẻ, đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ và làm cơ sở cho việc phát triển thẻ ngân hàng và các phƣơng tiện thanh toán hiện đại.

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lƣới chấp nhận thẻ, nhất là tại các trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch…; mở rộng kết nối hệ thống POS giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; tăng cƣờng lắp đặt ATM tại nơi điều kiện cho phép và có nhu cầu.

92

- Tăng cƣờng ứng dụng CNTT, truyền thông để phát triển những phƣơng thức thanh toán điện tử mới. Nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi về vốn vay đối với các doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc phát triển các phƣơng thức thanh toán điện tử mới; các NHTM đẩy mạnh phát triển công nghệ, phần mềm tƣơng thích để phát triển các phƣơng thức thanh toán mới.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử, phát triển môi trường chấp nhận thanh toán, mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ và phát triển các phương thức thanh toán điện tử mới, hiện đại để thanh toán hàng hóa, dịch vụ:

- Khuyến khích phát triển các phƣơng thức thanh toán điện tử mới nhƣ thẻ trả trƣớc, thanh toán qua điện thoại di động, thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đƣờng, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi…).

- Đẩy mạnh liên kết với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ thanh toán theo định kỳ, thƣờng xuyên để mở rộng mạng lƣới, nâng cao các tiện ích thanh toán qua ATM, POS.

- Yêu cầu và giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thƣờng xuyên duy trì và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ ATM, tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an toàn trong giao dịch thẻ, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về thanh toán điện tử; nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán thông qua vận động, phổ biến cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thanh toán; tăng cường đào tạo kỹ năng cho cán bộ cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử.

Nghiên cứu khả năng hình thành một Quỹ chung để tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền chung về thanh toán thẻ và các phƣơng thức thanh toán hiện đại.

93

Thứ năm, đẩy mạnh công tác giám sát, đảm bảo an toàn, thông suốt, hiệu quả hệ thống ATM, POS, hệ thống chuyển mạch thẻ. Tăng cƣờng công

tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các tội phạm liên quan tới việc sử dụng dịch vụ, phƣơng thức thanh toán thẻ, ATM, POS, các phƣơng thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán điện tử: tăng cường thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế; ưu tiên nguồn kinh phí cho việc phát triển công nghệ, đạo tạo cán bộ trong lĩnh vực thanh toán điện tử; tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm về thanh toán điện tử của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)