Tổ chức thông qua hoạt động góc

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 42)

5) Trẻ kể lại truyện

2.3.1. Tổ chức thông qua hoạt động góc

Cô giới thiệu các góc hoạt động và cho trẻ về góc mình thích. Trong khi trẻ chơi, cô đi xung quanh các góc quan sát trẻ chơi, gây tình huống để dẫn dắt trẻ kể lại những truyện kể đã được biết.

Vớ dụ: ở góc vui chơi có các thú nhồi bông là gấu, thỏ, cô có thể lại gần trẻ và gợi mở như sau:

- Các con đang làm gì đấy? (Chúng con đang chơi gấu bông ạ). - Ngoài gấu bông, các con còn có những con vật nào đây? (Thỏ ạ). - Đúng rồi, các con có nhớ có một câu chuỵên kể về chuyện Bác Gấu đi chơi về nhưng gặp trời mưa, bác Gấu đã trú mưa nhờ nhà bạn Thỏ không? Đố chúng mình đó là câu chuyện gì nào? (Bác Gấu đen và hai chú thỏ).

- Đúng rồi bây giờ chúng mình cùng kể lại câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ” nào.

- Cô cầm gấu bông và bắt đầu kể mẫu: “Trời mưa to như trút nước, gió thổi ào ào, bác Gấu đi chơi về bị ướt hết…..”. Cô kể đến đoạn gõ cửa nhà Thỏ trắng.

- Đoạn tiếp theo cô cho trẻ kể tiếp: đến nhà thỏ Trắng rồi, bác Gấu gõ cửa và nói thế nào? Bạn nào giỏi hãy nói cho cô và các bạn cùng biết nào?

- Cô tiếp tục cho các trẻ khỏc kể tiếp.

- Sau đó cô cho các cháu chọn vai diễn để các cháu hoá thân vào nhân vật và diễn. Cô sẽ giúp trẻ bằng cách chỉ dẫn cho trẻ, giúp trẻ những từ mà trẻ quên, nhắc trẻ đoạn đối thoại hay giọng điệu đúng của các nhân vật.

Vớ dụ: Khi ở góc học tập, cô cho các trẻ xem truyện tranh, cô hướng dẫn trẻ dựa vào tranh để kể lại truyện đã được nghe cô kể. Vớ dụ: Cho trẻ xem truyện tranh “Ba cô gái” và cho các cháu tự kể lại theo trí nhớ, ngôn ngữ của trẻ, giáo viên quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho trẻ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)